Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:
Văn miêu tả | Văn biểu cảm |
---|---|
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: miêu tả
Mục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung được về nó. |
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.
Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết. |
Câu 2: Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm:
Văn tự | Văn biểu cảm |
---|---|
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: tự sự
Mục đích: Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc. |
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.
Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết. |
Câu 3: Tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
- Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.
- Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.
- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiết yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Tất cả những bà ta đã học: "Hoa hải đường", "Về An Giang", "Hoa học trò", "Cây sấu Hà Nội"… đều là những ví dụ cụ thể.
Câu 4: Tham khảo dàn ý "cảm nghĩ về mùa xuân" sau:
a. Mở bài: Trong một năm có 4 mùa, mỗi mùa có một đặc điểm riêng (kể một vài đặc điểm riêng biệt) nhưng em yêu nhất là mùa xuân vì đó là sự khởi đầu mới cho một năm, hoa, lá đâm chồi nảy lộc, ...
b. Thân bài:
- Biểu cảm về mùa xuân:
+ Thiên nhiên:
++) Không khí ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc
++) Hoa đào khoe sắc, chim én chao liệng
++) Nắng uân hây hẩy, nông nàn.
++) Hoạt động đặc trưng của con người.
+ Đón tết Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân.
- Kỉ niệm với mùa xuân: sum vầy bên gia đình, ....
c. Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về mùa xuân
Câu 5:
- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy, ...
- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả => tính trữ tình.
I/ Văn học
Văn bản nhật dụng
– Cổng trường mở ra ( theo Lý Lan);
– – Mẹ tôi ( Trích Những tấm lòng cao cả của Et-môn-đô đơ A-mi-xi);
– – Cuộc chia tay của những con búp bê ( theo Khánh Hoài).
– * Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản trên.
– *Biết rút ra bài học cho bản thân.
Văn học dân gian
– Những câu hát về tình cảm gia đình;
– – Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người;
– * Học thuộc lòng và nêu được nội dung của các bài ca dao đã được học.
Thơ trung đại
– Sông núi nước Nam (theo Lê Thước- Nam Trân dịch);
– – Phò giá về kinh (Trần Quang Khải);
– – Bạn đến chơi nhà (NGuyễn Khuyến);
– * Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
– * Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa và học thuộc lòng các bài thơ trên.
Thơ hiện đại
-Cảnh khuya (Hồ Chí Minh);
– Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh);
– Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh).
* Nắm được những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm.
*Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa và học thuộc lòng các bài thơ trên.
II/ Tiếng Việt
– Chữa lỗi về quan hệ từ;
– Từ đồng nghĩa;
– Từ trái nghĩa;
– Từ đồng âm;
– Thành ngữ;
– Điệp ngữ;
– Chơi chữ;
– Chuẩn mực sử dụng từ.
– * Cần ôn tập cho học sinh:
– – Nắm vững kiến thức cơ bản về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.
– Nhận biết các lỗi khi sử dụng quan hệ từ, biết cách chữa các lỗi đó.
– Nắm được các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực trong khi nói và viết.
III/ Tập làm văn:
Văn bản biểu cảm.
* Ôn tập cho học sinh nắm vững các bước làm bài văn biểu cảm có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự.
Câu 1:
Xem lại khái niệm từ đồng nghĩa và các loại từ đồng nghĩa ở đây "Từ đồng nghĩa"
- Hiện tượng từ đồng nghĩa (nhiều từ cùng biểu thị một sự vật, họat động, tính chất) ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất trong những biểu hiện phong phú, sinh động, đa dạng, nhiều màu vẻ của nó trong thực tế khách quan.
Câu 2:
Xem lại khái niệm từ trái nghĩa ở đây "Từ trái nghĩa"
Câu 3:
-
bé: từ đồng nghĩa là "nhỏ", từ trái nghĩa là "to", "lớn",...
-
thắng: từ đồng nghĩa là "được", từ trái nghĩa là "thua", "thất bại"...
-
chăm chỉ: từ đồng nghĩa là "siêng năng", "cần cù",... từ trái nghĩa là" "lười biếng", "lười nhác",...
Câu 4:
Xem lại khái niệm từ đồng âm ở đây "Từ đồng âm"
- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa:
-
Trong từ nhiều nghĩa (một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hoạt động, tính chất; biểu thị nhiều khái niệm), các nghĩa của từ có mối quan hệ với nhau
-
Trong từ đồng âm, các từ vốn là những từ hoàn toàn khác nhau, không có mối quan hệ nào giữa chúng.
Câu 5:
Xem lại khái niệm thành ngữ ở đây "Thành ngữ"
- Thành ngữ có giá trị tương đương từ. Do đó, về cơ bản, nó có thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp giống như từ (làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu; làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ...).
Câu 6:
-
Bách chiến, bách thắng: Trăm trận trăm thắng
-
Bán tín bán nghi: Nửa tin nửa ngờ.
-
Kim chi ngọc diệp: Lá ngọc cành vàng.
-
Khẩu Phật tâm xà: Miệng nam mô bụng bồ dao găm.
Câu 7:Thay thế:
-
đồng rộng mênh mông và vắng lặng bằng đồng không mông quạnh.
-
phải cố gắng đến cùng bằng còn nước còn tát.
-
làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái bằng con dại cái mang.
-
giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì bằng giàu nứt đố đổ vách.
Câu 8:
Xem lại khái niệm điệp ngữ và các dạng điêp ngữ ở đây "Điệp ngữ"
Câu 9:
Xem lại bài chơi chữ ở đây "Chơi chữ"
Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Có hai loại : từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Hiện tượng từ đồng nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất với những biểu hiện phong phú, sinh động trong thực tế.
Câu 2 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Câu 3 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Câu 4 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa :
+ Từ nhiều nghĩa : các nghĩa của từ tương đồng, có mối quan hệ với nhau.
+ Từ đồng âm : các nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Câu 5 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Thành ngữ có giá trị tương đương từ, về cơ bản có thể làm những chức vụ cú pháp giống như từ (chủ ngữ, vị ngữ trong câu, phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…)
Câu 6 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Bách chiến bách thắng : Trăm trận trăm thắng.
- Bán tín bán nghi : nửa tin nửa ngờ.
- Kim chi ngọc diệp : lá ngọc cành vàng.
- Khẩu Phật tâm xà : miệng nam mô bụng bồ dao găm.
Câu 7 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Thay thế từ in đậm bằng từ ngữ tương đương :
- đồng không mông quạnh.
- còn nước còn tát.
- con dại cái mang.
- giàu nứt đố đổ vách.
Câu 8 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
Câu 9 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
- Ví dụ về các lối chơi chữ :
+ Dùng từ đồng âm : Hổ mang bò lên núi → hai nghĩa : Con hổ mang con bò lên núi / Con hổ mang đang bò lên núi.
+ Chơi chữ dùng lối nói gần âm :
Con cá đâu anh ngồi câu đó
Biết có không mà công khó anh ơi.
(Ca dao)
+ Chơi chữ dùng cách điệp âm : Bà Ba béo, bả bán bánh bèo, bán bánh bò bông ben bãi biển Bắc Bộ. bả bứt bông bụt bỏ bậy bỏ bạ, buôn bán bê bối, bịp bợm, bị bắt bỏ bót ba bốn bữa (câu chuyện dân gian).
+ Chơi chữ dùng lối nói lái : Mang theo một cái phong bì – Trong đựng cái gì đựng cái đầu tiên (“đầu tiên” : tiền đâu).
+ Chơi chữ dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa :
Con cò chết rủ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra bò vào
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần vác mõ đi rao.
⇒ Sử dụng các từ cùng chỉ
Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Có hai loại : từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Hiện tượng từ đồng nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất với những biểu hiện phong phú, sinh động trong thực tế.
Câu 2 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Câu 3 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Câu 4 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa :
+ Từ nhiều nghĩa : các nghĩa của từ tương đồng, có mối quan hệ với nhau.
+ Từ đồng âm : các nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Câu 5 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Thành ngữ có giá trị tương đương từ, về cơ bản có thể làm những chức vụ cú pháp giống như từ (chủ ngữ, vị ngữ trong câu, phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…)
Câu 6 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Bách chiến bách thắng : Trăm trận trăm thắng.
- Bán tín bán nghi : nửa tin nửa ngờ.
- Kim chi ngọc diệp : lá ngọc cành vàng.
- Khẩu Phật tâm xà : miệng nam mô bụng bồ dao găm.
Câu 7 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Thay thế từ in đậm bằng từ ngữ tương đương :
- đồng không mông quạnh.
- còn nước còn tát.
- con dại cái mang.
- giàu nứt đố đổ vách.
Câu 8 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
Câu 9 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
- Ví dụ về các lối chơi chữ :
+ Dùng từ đồng âm : Hổ mang bò lên núi → hai nghĩa : Con hổ mang con bò lên núi / Con hổ mang đang bò lên núi.
+ Chơi chữ dùng lối nói gần âm :
Con cá đâu anh ngồi câu đó
Biết có không mà công khó anh ơi.
(Ca dao)
+ Chơi chữ dùng cách điệp âm : Bà Ba béo, bả bán bánh bèo, bán bánh bò bông ben bãi biển Bắc Bộ. bả bứt bông bụt bỏ bậy bỏ bạ, buôn bán bê bối, bịp bợm, bị bắt bỏ bót ba bốn bữa (câu chuyện dân gian).
+ Chơi chữ dùng lối nói lái : Mang theo một cái phong bì – Trong đựng cái gì đựng cái đầu tiên (“đầu tiên” : tiền đâu).
+ Chơi chữ dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa :
Con cò chết rủ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra bò vào
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần vác mõ đi rao.
⇒ Sử dụng các từ cùng chỉ