K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2018

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Lập bảng tóm tắt năm sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử (thuở nhỏ).

Sự việc

Con

Mẹ

1

Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc.

Chuyển nhà từ gần nghĩa địa sang gần chợ.

2

Bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo.

Chuyển nhà từ gần chợ đến gần trường học.

3

Bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở.

Mẹ vui lòng, nhân thấy mình đã chọn đúng chỗ ở.

4

Hỏi mẹ xem nhà hàng xóm giết lợn để làm gì?

Nói lỡ lời, phải đi mua ngay thịt cho con ăn.

5

Bỏ học về nhà

Chặt đứt tấm vải đang dệt.

Câu 2:

* Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu:

Mẹ Mạnh Tử muốn chọn một môi trường sống có lợi nhất cho việc hình thành nhân cách của Mạnh Tử. Để ngăn ngừa những yếu tố xấu làm ảnh hưởng đến con, để tạo cho con có thể phát triển đúng hướng, phương pháp giáo dục tối ưu đầu tiên mà bà chọn chính là đưa Mạnh Tử hòa vào với môi trường giáo dục. Chỉ có như vậy, Mạnh Tử mới hoàn thiện nhân cách.

* Trong hai sự việc sau:

- Mẹ vô tình nói đùa với Mạnh Tử là người ta thịt lợn cho Mạnh Tử ăn nên bà phải lập tức sửa sai bằng cách mua thịt cho con ăn. ⟹ Bà muốn dạy con không được nói dối, phải thành thật.

- Sự việc sau cùng, Mạnh Tử bỏ học về nhà, bà đã cắt đứt tấm vải mình đang dệt. ⟹ Hành động này có tác động lớn đến đứa con. Bà muốn cho con một bài học sâu sắc, phê bình nghiêm khắc về khuyết điểm con vừa mắc phải.

* Tác dụng dạy con của mẹ Mạnh Tử: có tác dụng tích cực trong việc hình thành, phát triển nhân cách của cậu bé. Để từ đó cậu bé biết, nếu mình mắc lỗi sẽ bị phê bình và bị trách phạt.

Câu 3: Hình dung bà mẹ thầy Mạnh Tử:

- Bà là một người phụ nữ thông minh, khéo léo và quyết đoán.

- Bà luôn yêu thương con hết mực nhưng cũng rất nghiêm khắc khi con phạm lỗi.

- Bà biết lựa chọn những điều tốt, tuyệt vời cho con.

- Bà luôn dạy con cách sống thành thật.

Câu 4: Nhận xét về cách viết truyện “Mẹ hiền dạy con”:

- Cốt truyện đơn giản.

- Truyện xây dựng theo mạch truyện thời gian.

- Lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, giàu ý nghĩa.

- Người kể chuyện có khi xen vào lời bình nhân vật.

⟹ Cách viết truyện giống với truyện trung đại Việt Nam.

II. LUYỆN TẬP:

1. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.

Em thấy đó là một hành động cụ thể, dứt khoát của mẹ Mạnh Tử. Bà đã giáo dục con với tinh thần trách nhiệm với công việc, trước hết là ở việc học ⟹ Bà muốn nhắc Mạnh Tử “Học hành phải chuyên cần”.

2. Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử xưa, em có suy nghĩ về đạo làm con của mình là:

Cha mẹ luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất, hướng cho con hoàn thiện nhân cách tốt nhất. Chính vì vậy, làm con ta phải luôn luôn vâng lời cha mẹ, ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập và trân trọng những gì cha mẹ dành cho. Cố gắng hoàn thiện nhân cách của mình chính là báo đáp công ơn nuôi dưỡng và dạy dỗ của cha mẹ.

3. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm.

- tử: chết : tử trận, bất tử, cảm tử.

- tử: con: công tử, hoàng tử, đệ tử.

loigiaihay.com



20 tháng 12 2018
Soạn bài: Mẹ hiền dạy con Câu 1 (trang 152 sgk ngữ văn 6 tập 1) Sự việc Con Người mẹ
1 Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc Chỗ này không thể cho con ta ở được
2 Bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được
3 Bắt chước tập cách lễ phép, cắp sách vở Chỗ này là chỗ con ta ở được đây
4 Hỏi người ta giết lợn làm gì Nói đùa “để cho con ăn đấy” → mua thịt cho con ăn
5 Bỏ học về nhà chơi Cầm dao cắt đứt tấm vải: “ Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.

Câu 2 (trang 152 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu: vấn đề về môi trường sống thuận lợi, phù hợp sẽ hình thành tính cách cho trẻ

- Ý nghĩa về cách dạy trong 2 sự việc sau: giáo dục lời hứa, sự trung thực là vô cùng quan trọng, đồng thời kiên quyết với việc hướng trẻ vào sự chăm chỉ, chuyên cần

→ Tất cả những điều này nhằm hình thành nhân cách cho trẻ

→ Tác dụng từ cách dạy của mẹ Mạnh Tử: có nhu có cương, dùng tình yêu thương và sự cứng rắn trong suy nghĩ để giúp con trở thành người có đạo đức, hiểu biết rộng.

Câu 3 (trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1) Mẹ của thầy Mạnh Tử:

- Có tấm lòng yêu thương con hết mực, vừa nghiêm khắc vừa hiền hậu.

- Chọn cho con môi trường sống tốt nhất.

- Giáo dục con lòng trung thực, tự trọng và chăm chỉ

Câu 4 (trang 152 sgk ngữ văn 6 tập 1) Mẹ hiền dạy con được xếp vào truyện trung đại vì:

- Cốt truyện đơn giản, nhân vật được miêu tả qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

- Là thể loại văn xuôi chữ Hán

- Nội dung có tính giáo huấn

LUYỆN TẬP

Bài 1 (Trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Cảm nghĩ sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung:

- Cảm phục thái độ kiên quyết, dứt khoát, sáng suốt

- Cách dạy con trực quan, vừa cứng rắn vừa mềm mỏng, để con tự suy nghĩ

Bài 2 (trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử, có thể suy nghĩ về đạo làm con.

- Phải biết yêu thương cha mẹ, nghe những lời răn dạy phải trái của cha mẹ

- Phải biết tự giác suy nghĩ và quyết tâm cao độ trong học tập, tu dưỡng đạo đức.

Bài 3 (trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Tử (chết) Tử (con)
Tử trận (chết trên trận địa), bất tử (không bao giờ chết, mãi trường tồn), cảm tử (không sợ chết) Hoàng tử, đệ tử, công tử
22 tháng 2 2016

I. VỀ THỂ LOẠI

Truyện Mẹ hiền dạy con (trích Liệt nữ truyện) của Trung Quốc tuy ra đời sớm hơn các truyệnCon hổ có nghĩa và Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng nhưng cũng được xếp vào cụm bài truyện trung đại, vì cách diễn đạt có những điểm giống nhau.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Câu chuyện kể về quá trình dạy con của Mạnh mẫu, trải qua năm sự việc như sau:

Sự việc

Hành động của con

Suy nghĩ và hành động của mẹ

1

ở gần nghĩa địa, bắt chước đào, chôn, lăn, khóc.

"Chỗ này không phải chỗ con ta ở được" - Chuyển nhà ra gần chợ.

2

Ở gần chợ, bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo.

"Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được" - Chuyển nhà ra gần trường học.

3

ở gần trường, bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở.

"Chỗ này là chỗ con ta ở được đây" - Yên tâm về chỗ ở.

4

Hỏi: "Người ta giết lợn làm gì?".

Nói đùa: "Để cho con ăn đấy", rồi hối hận, đi mua thịt lợn về cho con ăn thật để giữ lời.

5

Bỏ học về nhà chơi.

Cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy".

2. Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự. Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.

3. Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.

4. Cũng như truyện Con hổ có nghĩa, truyện Mẹ hiền dạy con mang những đặc điểm tiêu biểu của truyện trung đại: cốt truyện đơn giản, nội dung mang tính giáo huấn, nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện và hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Điểm khác với truyện Con hổ có nghĩa là truyện Mẹ hiền dạy con không nghiêng về tính hư cấu (tưởng tượng) mà gần với kí (ghi chép sự việc) và gần với sử (ghi chép chuyện thật).

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Mạnh mẫu giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con.

2. Lời kể:

Muốn kể diễn cảm câu chuyện này cần chú ý tới tâm trạng, giọng điệu của nhân vật chính - người mẹ. Mỗi sự việc xảy ra đều biểu hiện qua giọng điệu, thái độ và hành động khác nhau:

- Hai lần thấy con bắt chước những việc không phù hợp với việc học ở ngoài đời, bà mẹ rất băn khoăn: "Chỗ này không phải chỗ con ta ở được", "Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Nhưng lần thứ ba, người mẹ nói: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Hai câu đầu cần thể hiện với giọng điệu băn khoăn, không yên tâm của bà mẹ. Câu sau cùng nhẹ nhàng như trút được mối lo về tương lai của con qua môi trường sống mà bà đã lựa chọn.

- Trong sự việc thứ tư, ban đầu bà mẹ chỉ muốn nói đùa với con. Ngay sau đó bà đã ân hận, cần thể hiện bằng giọng điệu ân hận, sau đó là hành động dứt khoát.

- Lần thứ năm, kể về hành động cắt tấm vải và lời nói của bà với đứa con, cần thể hiện bằng giọng điệu kiên quyết, dứt khoát.

3. Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dêt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.

4. Chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử khiến chúng ta phải suy nghĩ về đạo làm con. Làm con, thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng trọn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đến đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.

5. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:

- tử: chết

- tử: con

Cho biết các kết hợp sau được sử dụng với nghĩa nào?

Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.

Gợi ý: Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa chết). Các từ còn lại, từtử được dùng với nghĩa là con.

22 tháng 2 2016

Soạn bài mẹ hiền dạy con (Trích Liệt nữ truyện) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Lập bảng STT Sự việc Con Mẹ Ý nghĩa 1 Nhà gần nghĩa địa Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc. Dọn nhà ra gần chợ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sán” 2 Nhà gần chợ Bắt chước buôn bán điên đảo Dọn nhà đến trường học   3 Nhà gần trường Bắt chước học tập lễ phép Vui lòng với chỗ ở mới   4 Nhà hàng xóm giết lợn Thắc mắc hỏi mẹ Nói đùa – hối hận mua thịt cho con ăn Không nên nói dối với trẻ 5 Mảnh tử đi học Bỏ học về nhà chơi Cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung Không được bỏ dở công việc dở dang. Câu 2. Ở hai sự việc sau ý nghĩa khác với 3 sự việc đầu: - Dạy con bằng chính hành động gương mẫu của mình. - Đã nói là làm để giữ chữ tín; đã đeo đuổi mục đích là phải kiên quyết bằng mọi giá để đạt được. Câu 3.  - Bà mẹ thầy Mạnh Tử rất nghiêm khắc. - Bà thương con bằng hành động dứt khoát (dời địa điểm ngôi nhà tức là dời hoàn cảnh sinh hoạt, môi trường sống cho con), thương con không phải cưng chiều mà là giáo dục con (đặc biệt chữ tín và ý chí theo đuổi mục đích học tập). Câu 4. Cách viết Mẹ hiền dạy con là: - Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán. - Nội dung mang tính giáo huấn. - Câu chuyện này gần với kí với sử. Nó ghi chép những sự việc có thật. - Cốt truyện đơn giản (có 5 sự kiện không phức tạp). - Nhân vật được ngôi thứ ba miêu tả thông qua hành động và ngôn ngữ đối thoại. II. Luyện tập Câu 1. Gợi ý. - Ngày xưa dệ một tấm vải phải có tính kiên trì, phải chăm chú vì rất lâu mới có sản phẩm. Vải là mặt hàng quý hiếm và đắt giá (hơn nhau tấm áo manh quần, Người đẹp nhờ lụa…). - Cắt đứt, phá hỏng một sản phẩm tốn rất nhiều công sức và có giá trị, ai chẳng tiếc. Vậy mà mẹ thầy Mạnh Tử đã làm như vậy để gây một ấn tượng mạnh và răn dạy con. - Đang đi học mà bỏ về nhà chơi cũng giống như tấm vải đang dệt bị cắt ngang phũ phàng. - Dùng hành động kiên quyết để đưa con hiểu thâm thía một điều nên nói bằng lời thì rất dài dòng và khó hiểu. Câu 2. Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử em phải có thái độ về đạo hiếu với cha mẹ mình. - Thấy được sự hi sinh của cha mẹ. - Thấy sự quan tâm săn sóc, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con. - Phải gắn học hành, không ham chơi bời lêu lổng. Câu 4.   - Nghĩa tử: chết: Tử trận Bất tử Cảm tử - Nghĩa tử: con: Công tử  Hoàng tử Đệ tử. 

 

24 tháng 11 2017

MẸ HIỀN DẠY CON

(Trích Liệt nữ truyện)

I. VỀ THỂ LOẠI

Truyện Mẹ hiền dạy con (trích Liệt nữ truyện) của Trung Quốc tuy ra đời sớm hơn các truyện Con hổ có nghĩa và Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng nhưng cũng được xếp vào cụm bài truyện trung đại, vì cách diễn đạt có những điểm giống nhau.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Câu chuyện kể về quá trình dạy con của Mạnh mẫu, trải qua năm sự việc như sau:

Sự việc

Hành động của con

Suy nghĩ và hành động của mẹ

1

ở gần nghĩa địa, bắt chước đào, chôn, lăn, khóc.

"Chỗ này không phải chỗ con ta ở được" - Chuyển nhà ra gần chợ.

2

Ở gần chợ, bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo.

"Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được" - Chuyển nhà ra gần trường học.

3

ở gần trường, bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở.

"Chỗ này là chỗ con ta ở được đây" - Yên tâm về chỗ ở.

4

Hỏi: "Người ta giết lợn làm gì?".

Nói đùa: "Để cho con ăn đấy", rồi hối hận, đi mua thịt lợn về cho con ăn thật để giữ lời.

5

Bỏ học về nhà chơi.

Cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy".

2. Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự. Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.

3. Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.

4. Cũng như truyện Con hổ có nghĩa, truyện Mẹ hiền dạy con mang những đặc điểm tiêu biểu của truyện trung đại: cốt truyện đơn giản, nội dung mang tính giáo huấn, nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện và hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Điểm khác với truyện Con hổ có nghĩa là truyện Mẹ hiền dạy conkhông nghiêng về tính hư cấu (tưởng tượng) mà gần với kí (ghi chép sự việc) và gần với sử(ghi chép chuyện thật).

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Mạnh mẫu giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con.

2. Lời kể:

Muốn kể diễn cảm câu chuyện này cần chú ý tới tâm trạng, giọng điệu của nhân vật chính - người mẹ. Mỗi sự việc xảy ra đều biểu hiện qua giọng điệu, thái độ và hành động khác nhau:

- Hai lần thấy con bắt chước những việc không phù hợp với việc học ở ngoài đời, bà mẹ rất băn khoăn: "Chỗ này không phải chỗ con ta ở được", "Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Nhưng lần thứ ba, người mẹ nói: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Hai câu đầu cần thể hiện với giọng điệu băn khoăn, không yên tâm của bà mẹ. Câu sau cùng nhẹ nhàng như trút được mối lo về tương lai của con qua môi trường sống mà bà đã lựa chọn.

- Trong sự việc thứ tư, ban đầu bà mẹ chỉ muốn nói đùa với con. Ngay sau đó bà đã ân hận, cần thể hiện bằng giọng điệu ân hận, sau đó là hành động dứt khoát.

- Lần thứ năm, kể về hành động cắt tấm vải và lời nói của bà với đứa con, cần thể hiện bằng giọng điệu kiên quyết, dứt khoát.

3. Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dêt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.

4. Chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử khiến chúng ta phải suy nghĩ về đạo làm con. Làm con, thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng trọn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đến đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.

5. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:

- tử: chết

- tử: con

Cho biết các kết hợp sau được sử dụng với nghĩa nào?

Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.

Gợi ý: Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa chết). Các từ còn lại, từ tử được dùng với nghĩa là con.

24 tháng 11 2017

1. Câu chuyện kể về quá trình dạy con của Mạnh mẫu, trải qua năm sự việc như sau:

Sự việc

Hành động của con

Suy nghĩ và hành động của mẹ

1

Ở gần nghĩa địa, bắt chước đào, chôn, lăn, khóc.“Chỗ này không phải chỗ con ta ở được” – Chuyển nhà ra gần chợ.

2

Ở gần chợ, bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo.“Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được” – Chuyển nhà ra gần trường học.

3

Ở gần trường, bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở.“Chỗ này là chỗ con ta ở được đây” – Yên tâm về chỗ ở.

4

Hỏi: “Người ta giết lợn làm gì?”.Nói đùa: “Để cho con ăn đấy”, rồi hối hận, đi mua thịt lợn về cho con ăn thật để giữ lời.

5

Bỏ học về nhà chơi.Cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.

2. Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự. Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con:Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.

3. Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.

4. Cũng như truyện Con hổ có nghĩa, truyện Mẹ hiền dạy con mang những đặc điểm tiêu biểu của truyện trung đại: cốt truyện đơn giản, nội dung mang tính giáo huấn, nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện và hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Điểm khác với truyện Con hổ có nghĩa là truyện Mẹ hiền dạy con không nghiêng về tính hư cấu (tưởng tượng) mà gần với kí (ghi chép sự việc) và gần với sử (ghi chép chuyện thật).


 

25 tháng 12 2016

 

II. Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Mẹ hiền dạy con

Câu 2:

- Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự.

- Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.

Câu 3:

  • Qua câu chuyện ta thấy mẹ của Mạnh Tử không chỉ là người mẹ mà còn là cô giáo vĩ đại đầu tiên của con mình.

  • Tuy chỉ là một người phụ nữ bình thường nhưng cách dạy dỗ của bà rất khéo léo, sâu sắc, rất khoa học như một nhà sư phạm tài ba.

Câu 4: Cách viết truyện Mẹ hiền dạy con là:

  • Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán.

  • Nội dung mang tính giáo huấn.

  • Câu chuyện này gần với kí với sử. Nó ghi chép những sự việc có thật.

  • Cốt truyện đơn giản (có 5 sự kiện không phức tạp).

  • Nhân vật được ngôi thứ ba miêu tả thông qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.

III. Luyện tập

Câu 1:

Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.

Câu 2: Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử em phải có thái độ về đạo hiếu với cha mẹ mình.

  • Thấy được sự hi sinh của cha mẹ.

  • Thấy sự quan tâm săn sóc, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con.

  • Phải gắn học hành, không ham chơi bời lêu lổng

Câu 3: Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:

  • Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa làchết)

  • Trong các từ: công tử, hoàng tử, đệ tử(từ tử được dùng với nghĩa là con)

  • Chúc bn học tốt nhaaaaaaaaa!vui

Bạn tham khảo nhé !

Lưu ý : Trên mạng

Môi trường giáo dục luôn ảnh hưởng trực tiếp đến con người, nó không chỉ rèn luyện cho con người ta nhân cách mà nó còn giúp ích trong việc rèn luyện bản thân. Không ai trong chúng ta có thể tự nhiên hoàn hảo cả, đó là một quá trình học tập, rèn luyện và có một môi trường là một trong những yếu tố quyết định. Truyện “ Mẹ hiền dạy con” là truyện đã làm rõ vấn đề môi trường sống trong việc giáo dục con người.

Truyện “ Mẹ hiền dạy con” được trích từ sách Liệt nữ truyện của Trung Hoa. Câu chuyện xoay quanh vấn đề dạy dỗ đứa con của người mẹ giàu lòng yêu thương. Bà luôn tạo cho con một môi trường sống tốt tốt đẹp, vừa có đạo đức, vừa có ý chí học hành phấn đấu thành tài.

Khi ở gần nghĩa địa, bà thấy người con luôn học theo người ta đào, chôn, lăn lóc… Trong đầu bà lúc này hiện lên suy nghĩ là không thể để đứa con trai của mình ở đây được, cứ tiếp tục như vậy con sẽ không chú tâm vào học hành, suốt ngày chỉ làm những điều vô bổ. Thấy vậy, bà chuyển nhà đến chợ. Ở đây, thấy người ta buôn bán tấp nập. nhộn nhịp thì đứa con cũng tập cách buôn bán điên đảo và bà lại nghĩ rằng, đây cũng không phải là môi trường tốt cho con học tập và noi theo. Rồi sau đó, bà lại chuyển nhà tới ở gần trường học. Trường học là môi trường giáo dục vô cùng tốt, ở đây bọn trẻ được học kiến thức, lễ phép với thầy cô giáo. Thấy các bạn đến trường, đứa con cũng học theo để đến trường và rồi đứa con học được cách lễ phép, từ đó có ý học chăm chỉ và bà nghĩ rằng đây chính là môi trường cho con, là chỗ ở lâu nhất.

Trong một lần qua nhà hàng xóm chơi, đứa trẻ thấy người ta đang giết lợn và về nhà hỏi mẹ: “ người ta giết lợn để làm gì”, không kịp suy nghĩ là mẹ đã trả lời ngay là giết lợn để cho con ăn. Sau khi suy nghĩ về lời nói của mình, bà thấy rằng đã lừa dối con, vì vậy bà ngay lập tức ra chợ để mua thịt lợn về cho con ăn như lời hứa mà bà đã nói với con. Bà mẹ đã hình thành cho con một ý thức tuyệt vời, nói được làm được, không bao giờ được nói dối, từ đó tạo nên những phẩm chất tốt đẹp trong người con.

Khi đang dệt tấm vải, bà thấy người con đang đi học thì bỏ về, ngay lập tức bà cắt đi tấm vải mà mình đang dệt để cho người con hiểu ra bản chất vấn đề. Khi đi học mà bỏ học về giữa chừng cũng giống như tấm vải đang dệt mà bị cắt đứt, mãi mãi sẽ không có sản phẩm, nếu hàm chơi sẽ chấm dứt giống như tấm vải kia. Đó là một lời cảnh tỉnh sâu sắc mà bà mẹ muốn nhắn nhủ tới người con của mình. Người con trai đã cảm nhận được tình cảm của người mẹ và từ đó đi học rất chuyên cần, không bao giờ bỏ học đi chơi hay về giữa chừng nữa.

Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học có ý nghĩa. Môi trường giáo dục có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức cũng như nhân cách của mỗi con người. Ông cha ta có câu: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” quả là một trong tuc ngữ không hề sai, không chỉ có ý nghĩ trong thời xưa mà còn có ý nghĩ đối với cuộc sống hiện nay

Khi xã hội có rất nhiều cái xấu, chúng ta phải biết chọn môi trường sống cho mình, điều đó quả thực là không hề dễ dàng, chúng ta cần phải suy nghĩ cẩn trọng để đưa ra quyết định.

Qua truyện “ Mẹ hiền dạy con”, chúng ta có thể học được rất nhiều điều thông qua các dạy, giáo dục con của người mẹ. Tình thương của người mẹ là chưa đủ trong việc giáo dục con cái mà cần phải đến một môi trường giáo dục tốt để con học tập và noi theo.

17 tháng 11 2017

Chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử khiến chúng ta phải suy nghĩ về đạo làm con. Làm con, thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng trọn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đến đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.

 

^^

Học tốt !

17 tháng 11 2017

- Kính yêu, cảm phục mẹ và phải giữ đúng bổn phận làm con cho cha mẹ vui lòng.

- Tạo môi trường sống tốt đẹp; dạy con phải có đạo đức, có chí học hành, không nuông chiều con, phải kiên quyết và nghiêm khắc.

3 tháng 11 2017

Tác dụng cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử: Mạnh Tử đã trở thành một bậc hiền tài trong thiên hạ. Con mình trở thành người giỏi giang là điều mà tất cả các bà mẹ đều ao ước. Để có được thành quả đó là sự hi sinh, lựa chọn cách dạy đúng đắn của người mẹ Mạnh Từ.