Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Chỉ từ là gì?a) Xác định các cụm danh từ có các từ in đậm trong những câu sau:Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng [...](Em bé thông minh)Gợi ý: ông vua nọ, viên quan ấy, một cánh đồng làng kia, hai cha con nhà nọb) Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong cụm danh từ?Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các danh từ: ông vua, viên quan, làng, nhà. Các từ nọ, ấy, kia có vai trò xác định không gian cụ thể cho các sự vật được biểu thị bằng danh từ mà nó đi kèm, nhằm phân biệt sự vật ấy với sự vật khác.c) Hãy so sánh các từ và cụm từ sau để rút ra được ý nghĩa mà các chỉ từ bổ sung cho danh từ.- ông vua / ông vua nọ;- viên quan / viên quan ấy;- làng / làng kia;- nhà / nhà nọ.Gợi ý: Nếu như thiếu đi các từ in đậm thì các danh từ ông vua, viên quan, làng, nhà không được xác định cụ thể trong không gian, không biết người nói chỉ ông vua, viên quan nào, làng ở đâu, nhà nào, mặc dù các từ được gọi là chỉ từ như nọ, kia, ấy,... cũng có độ chính xác tương đối, phải được hiểu trong ngữ cảnh cụ thể.d) Nghĩa của các từ ấy, nọ trong những câu sau có gì giống và khác so với các từ in đậm ở trên?Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.(Sự tích Hồ Gươm)Gợi ý: Các từ ấy, nọ trong câu trên bổ sung ý nghĩa cho từ nào?Các từ này có tác dụng xác định cụ thể các danh từ hồi, đêm, là những từ chỉ thời gian, khác với các từ in đậm mang ý nghĩa định vị về không gian ở các câu trước. Các từ này đều là chỉ từ, chỉ khác nhau về ý nghĩa mà nó bổ sung cho danh từ đi kèm.đ) Như vậy, chỉ từ có tác dụng gì?Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian.2. Hoạt động của chỉ từ trong câua) Hãy nhận xét về chức vụ của chỉ từ trong các ví dụ ở phần trên.Gợi ý: Đặt các cụm danh từ có chỉ từ vào mô hình để xác định vị trí của chỉ từ. Ta sẽ thấy chúng đứng ở vị trí phụ ngữ sau, cùng với danh từ trung tâm và phụ ngữ trước tạo thành cụm danh từ: ông vua nọ, viên quan ấy, cánh đồng làng kia,...b) Tìm các chỉ từ trong những câu sau:(1) Cuộc chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.Đó là một điều chắc chắn.(Hồ Chí Minh)(2) Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.(Bánh chưng, bánh giầy)Gợi ý: Các chỉ từ: Đó, đấyc) Xác định chủ ngữ của câu: Đó là một điều chắc chắn.Gợi ý: Trong câu này, chỉ từ đó giữ chức vụ chủ ngữ, nó thay thế cho nội dung đã được đề cập ở phần trước. Khi làm chủ ngữ trong câu, chỉ từ đi kèm với từ "là".d) "Từ đấy" trong câu (2) là thành phần gì của câu? Hãy rút ra nhận định về chức vụ của chỉ từ trong câu này.Gợi ý: "Từ đấy" là thành phần trạng ngữ của câu, xác định về thời điểm cho hành động tiếp theo. Như vậy, chỉ từ còn có thể có mặt trong thành phần trạng ngữ của câu.đ) Như vậy, trong câu, chỉ từ thường giữ chức vụ gì?Chỉ từ thường làm phụ ngữ sau cho cụm danh từ. Chỉ từ cũng có thể làm chủ ngữ, hay trạng ngữ trong câu.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm chỉ từ trong các câu sau đây:a) Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.(Bánh chưng, bánh giầy)b)Đấy vàng, đây cũng đồng đenĐấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.(Ca dao)c) Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.(Con Rồng, cháu Tiên)d) Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.(Sự tích Hồ Gươm)Các chỉ từ: hai thứ bánh ấy (a); đấy vàng, đây cũng, đấy hoa, đây sen (b); Nay ta (c); Từ đó (d).2. Xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ vừa tìm được.Gợi ý: Để xác định được ý nghĩa cũng như chức vụ của các chỉ từ, cần phải đặt chúng trong cụm, trong câu để phân tích.- Chỉ từ làm phụ ngữ cho danh từ: hai thứ bánh ấy; chỉ từ định vị sự vật trong không gian, làm phụ ngữ sau cho danh từ bánh;- Chỉ từ làm chủ ngữ: đấy, đây; định vị sự vật trong không gian; ngôn ngữ thơ thường giản lược, ở đây lược bỏ từ "là" (đầy đủ phải là: Đấy là vàng, đây cũng là đồng đen; Đấy là hoa thiên lí, đây là sen Tây Hồ)3. Hãy nhận xét về các cụm từ được in đậm dưới đây. Có nên thay thế chúng không? Thay thế như thế nào?a) Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến chân núi Sóc, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. (Thánh Gióng)b) Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng bị lửa thiêu cháy về sau gọi là làng Cháy.(Thánh Gióng)Gợi ý: Các cụm từ in đậm trên có nội dung ý nghĩa trùng với cụm đứng trước nó, nên thay thế các cụm từ này bằng các chỉ từ để câu văn khỏi rườm rà, lặp thừa (thay Đến chân núi Sóc bằng Đến đó hoặc Đến đây, thay làng bị lửa thiêu cháy bằng làng ấy hoặc làng đó)4. Tìm chỉ từ trong các câu sau. Có thể thay thế các chỉ từ này bằng các từ hoặc cụm từ khác không? Tại sao?Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lí Thông dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.(Thạch Sanh)Gợi ý: Không thể thay thế các chỉ từ trong đoạn văn này. Vai trò quan trọng của chỉ từ là định vị chính xác sự vật trong không gian và thời gian, nhất là khi các địa điểm, thời điểm không thể gọi ra bằng tên cụ thể được cho nên không thể thay thếCâu 1:
Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.
Câu 2: Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:
- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).
- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).
- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).
- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).
Câu 3:
- Lần 1:
+ Quan đố : Trâu cày một ngày được mấy đường ?
+ Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước.
+ Sự đối đáp vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vi, khiến viên quan bí không trả lời được.
- Lần 2:
+ Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành 9 con.
+ Cậu bé giải câu đố bằng cách "tương kế tựu kế", đưa nhà vua vào "bẫy", trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).
- Lần 3:
+ Vua ban cho một con chim sẻ, yêu cầu thịt chim sẻ thành ba cỗ thức ăn.
+ Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn. Dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng chịu.
- Lần 4:
+ Sứ giả nước láng giềng thử tài thách đố luồn sợi chỉ qua con ốc.
+ Lần thứ tư, cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.
Câu 4:
Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.
Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.
xem tại Em bé thông minh nha
mik xem tại viet jack .com
Câu 1:
Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.
Câu 2:
Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:
- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).
- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).
- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).
- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).
Câu 3:
- Lần 1:
+ Quan đố : Trâu cày một ngày được mấy đường ?
+ Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước.
+ Sự đối đáp vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vi, khiến viên quan bí không trả lời được.
- Lần 2:
+ Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành 9 con.
+ Cậu bé giải câu đố bằng cách "tương kế tựu kế", đưa nhà vua vào "bẫy", trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).
- Lần 3:
+ Vua ban cho một con chim sẻ, yêu cầu thịt chim sẻ thành ba cỗ thức ăn.
+ Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn. Dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng chịu.
- Lần 4:
+ Sứ giả nước láng giềng thử tài thách đố luồn sợi chỉ qua con ốc.
+ Lần thứ tư, cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.
Câu 4:
Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.
Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.
Trả lời :
Bn tham khải trên mạng :
Soạn bài: Nghĩa của từ | Soạn văn 6 hay nhất tại VietJack
Chúc bn hc tốt !
1. Mỗi chú thích trên gồm hai phần: từ ngữ và nội dung của từ ngữ
2. Bộ phận trong chú thích nêu lên nghĩa của từ: nội dung của từ ngữ
3. Nghĩa của từ ứng với phần: nội dung của từ
II. Cách giải thích nghĩa của từ1. Đọc lại chú thích phần I
2. Nghĩa của từ được giải thích bằng cách: đưa ra khái niệm và đưa ra từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa.
III. Luyện tậpBài 1
Các chú thích ở trong sách giáo khoa giải thích từ ngữ theo hai cách:
- Đưa ra khái niệm, định nghĩa
- Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Bài 2
- Học tập
- Học lỏm
- Học hỏi
- Học hành
Bài 3
Các từ cần điền
- Trung bình
- Trung gian
- Trung niên
Bài 4
- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu trong lòng đất có dáng hình trụ, dùng để lấy mạch nước ngầm
- Rung rinh: trạng thái rung động, đung đưa của sự vật
- Hèn nhát: sợ sệt, thiếu can đảm đến mức đáng khinh
Bài 5
- Từ mất có nhiều nghĩa:
+ Nghĩa 1: không còn thuộc về mình nữa
+ Nghĩa 2: không thấy, không còn nhìn thấy nữa
+ Nghĩa 3: chết
Nhân vật nụ đã dựa vào việc cô chủ hiểu theo nghĩa thứ hai để tự bào chữa cho mình trong việc đánh rơi cái ống vôi của cô chủ xuống lòng sông.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Từ thuần Việt và từ mượna) Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau:“Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơntrượng [...]”.(Thánh Gióng)- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.b) Các từ được chú thích ở trên có nguồn gốc ở đâu?Đây là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).c) Cho các từ: sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. Em hãy cho biết những từ nào được mượn từ ngôn ngữ Hán, những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?- Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ô, in-tơ-nét.- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết,...- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.d) Từ sự phân biệt các từ có nguồn gốc khác nhau như trên, hãy so sánh và rút ra nhận xét về cách viết từ mượn.- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá cao: viết như từ thuần Việt;- Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: viết như từ thuần Việt.đ) Qua các ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ mượn?e) Bộ phận từ mượn nào chiếm đa số trong tiếng Việt?Bộ phận từ mượn chiếm đa số, quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.2. Nguyên tắc mượn từĐọc kĩ ý kiến sau của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi:Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: "độc lập", "tự do", "giai cấp", "cộng sản", v.v. Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng mà cũng mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:Không gọi xe lửa mà gọi "hoả xa"; máy bay thì gọi là "phi cơ" [...].Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?"(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 615)a) Trong trường hợp nào thì phải mượn từ?b) Mặt tích cực của việc mượn từ?c) Mượn từ như thế nào thì được xem là tích cực?Gợi ý: Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn. Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc. Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Trong các câu dưới đây, từ nào là từ mượn? Nguồn gốc của các từ mượn ấy? Hãy đặt câu với các từ này.a) Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.(Sọ Dừa)- Các từ mượn là: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ (đồ lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới). Đây là các từ Hán Việt.- Có thể đặt câu với từ vô cùng, ví dụ: Lòng mẹ thương các con vô cùng.b) Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.- Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.- Đặt câu, ví dụ: Người giúp việc trong nhà ngày xưa được gọi là gia nhân, bây giờ nhiều người thường gọi là ô-sin.c) Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.- Các từ mượn: pốp, in-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).- Đặt câu, ví dụ: Máy tính nhà em nối mạng in-tơ-nét.2. Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.a) khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc.khán
(xem)thính(nghe)độc(đọc)giả(người)giả(người)giả(người)b) yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.yếu
(quan trọng)yếu(những điều quan trọng)yếu(quan trọng)điểm(điểm)lược(tóm tắt)nhân(người) 3. Hãy kể tên một số từ mượn là:- Tên các đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, lít, ki-lô-gam,...- Tên một số bộ phận của xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đờ-bu,...- Tên một số đồ vật: ra-đi-ô, cát sét, pi-a-nô,...4. Trong các cặp từ dưới đây, những từ nào là từ mượn? Có thể dùng các từ này trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?a) Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.b) Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.c) Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.- Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.6. Nghe - viết bài Thánh Gióng (từ Tráng sĩ mặc áo giáp đến lập đền thờ ngay ở quê nhà.)Lưu ý: Tập trung nghe để phân biệt giữa l / n: lúc, lên, lớp, lửa, lại, lập / núi, nơi,này; và từ có âm s: sứ giả, tráng sĩ, sắt, Sóc Sơn.)
Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên kể lại sự tích về nguồn gốc của các dân tộc sống trên đất nước ta. Vì thế, nó thuộc kiểu văn bản tự sự.
a) Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau:
“Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng [...]”.
(Thánh Gióng)
- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).
- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.
b) Các từ được chú thích ở trên có nguồn gốc ở đâu?
Đây là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).
c) Cho các từ: sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. Em hãy cho biết những từ nào được mượn từ ngôn ngữ Hán, những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?
- Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ô, in-tơ-nét.
- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết,…
- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.
d) Từ sự phân biệt các từ có nguồn gốc khác nhau như trên, hãy so sánh và rút ra nhận xét về cách viết từ mượn.
- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;
- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá cao: viết như từ thuần Việt;
- Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: viết như từ thuần Việt.
đ) Qua các ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ mượn?
e) Bộ phận từ mượn nào chiếm đa số trong tiếng Việt?
Bộ phận từ mượn chiếm đa số, quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
2. Nguyên tắc mượn từ
Đọc kĩ ý kiến sau của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi:
Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: “độc lập”, “tự do”, “giai cấp”, “cộng sản”, v.v. Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng mà cũng mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:
Không gọi xe lửa mà gọi “hoả xa”; máy bay thì gọi là “phi cơ” [...].
Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?”
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 615)
a) Trong trường hợp nào thì phải mượn từ?
b) Mặt tích cực của việc mượn từ?
c) Mượn từ như thế nào thì được xem là tích cực?
Gợi ý: Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn. Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc. Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Trong các câu dưới đây, từ nào là từ mượn? Nguồn gốc của các từ mượn ấy? Hãy đặt câu với các từ này.
a) Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.
(Sọ Dừa)
- Các từ mượn là: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ (đồ lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới). Đây là các từ Hán Việt.
- Có thể đặt câu với từ vô cùng, ví dụ: Lòng mẹ thương các con vô cùng.
b) Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
- Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.
- Đặt câu, ví dụ: Người giúp việc trong nhà ngày xưa được gọi là gia nhân, bây giờ nhiều người thường gọi là ô-sin.
c) Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.
- Các từ mượn: pốp, in-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).
- Đặt câu, ví dụ: Máy tính nhà em nối mạng in-tơ-nét.
2. Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.
a) khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc.
khán (xem) thính (nghe) độc (đọc) |
giả (người) giả (người) giả (người) |
b) yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.
yếu (quan trọng) yếu (những điều quan trọng) yếu (quan trọng) |
điểm (điểm) lược (tóm tắt) nhân (người) |
3. Hãy kể tên một số từ mượn là:
- Tên các đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, lít, ki-lô-gam,…
- Tên một số bộ phận của xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đờ-bu,…
- Tên một số đồ vật: ra-đi-ô, cát sét, pi-a-nô,…
4. Trong các cặp từ dưới đây, những từ nào là từ mượn? Có thể dùng các từ này trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?
a) Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.
b) Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.
c) Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.
- Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao
- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.
6. Nghe – viết bài Thánh Gióng (từ Tráng sĩ mặc áo giáp đến lập đền thờ ngay ở quê nhà.)
Lưu ý: Tập trung nghe để phân biệt giữa l / n: lúc, lên, lớp, lửa, lại, lập / núi, nơi, này; và từ có âm s: sứ giả, tráng sĩ, sắt, Sóc Sơn.
mk nghĩ là có nhưng nếu bn mún chắc chăn thì soạn
trường mk thì có nhưng ko bik trường các bn khác thì sao
trường mk mà ko soạn 1 bài là bị trừ điểm ngay, bữa nào cx bj kiểm tra vở soạn
Vietjack nhé bạn
1. Chỉ từ:
- Từ nọ bổ sung ý nghĩa cho từ ông vua
- Từ ấy bổ sung ý nghĩa cho từ viên quan
- Từ kia bổ sung ý nghĩa cho từ làng
2. Tác dụng
Các chỉ từ nọ, ấy, kia xác định không gian cụ thể cho sự vật được biểu thị là danh từ mà nó đi kèm.
- Nếu không có các từ “nọ, ấy, kia” thì danh từ như “ông vua”, “viên quan”, “làng”, “nhà” sẽ mơ hồ, không xác định được
3.
Các từ “ấy”, “nọ” trong câu 3 có tác dụng xác định thời gian trong không gian. Khác với các chỉ từ phía trên xác định sự vật (danh từ) trong không gian.
II. Hoạt động của chỉ từ trong câu1. Chỉ từ trong câu đã dẫn ở phần I, đảm nhiệm chức năng xác định vị trí của sự vật trong khôn gian
2. Các chỉ từ
a, Chỉ từ: đó, giữ vai trò là chủ ngữ, diễn đạt toàn bộ nội dung của câu trước đó. (Đó ở đây có vai trò như từ liên kết trong phép thế)
b, Chỉ từ: đấy, là thành phần trạng ngữ của câu, xác định thời điểm diễn ra chuỗi hành động tiếp theo