K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2022

\(tham khảo\) Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây. Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á.

17 tháng 2 2022

 

Tham khảo

  Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây. Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á.

9 tháng 5 2022

– Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển mang lại lượng mưa lớn (1500 – 2000mm/năm), nhiệt độ và độ ẩm cao => khí hậu mang tính chất hải dương khá điều hòa.

– Trong khi các nước có cùng vĩ độ ở Bắc Phi có khí hậu khô nóng,  chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc khô hạn (hoang mạc Xa-ha-ra). 

=> Do Bắc Phi có dòng biển lạnh chạy ven bờ, ảnh hưởng của biển rất ít, đường chí tuyến Bắc chạy qua lãnh thổ  khu áp cao cận chí tuyến thống trị quanh năm, không có gió thổi đến nên lượng mưa thấp.

20 tháng 3 2017

Nước ta tiếp giáp vùng biển Đông rộng lớn,  mang lại nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt - ẩm và lượng mưa lớn cho nước ta, đã làm cho khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, mang tính hải dương điều hòa hơn, khác với một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á (khí hậu khô hạn).

Đáp án cần chọn là: A

2 tháng 11 2016

miền bắc và đông bắc bắc bộ có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền tây bắc và bắc trung bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở bắc trung bộ có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- miền bắc và đông bắc bắc bộ có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc
- Ở miền tây bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh suy yếu do, tây bắc có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
bắc trung bộ do gió đã thổi qua Miền bắc và đông bắc bắc bộ , cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến bắc trung bộ thì cũng đã suy yếu đi
bắc trung bộ chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (bắc trung bộ) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.

 

 

Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau.
- Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C).
- vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc - đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.

 

8 tháng 1 2021

Do khu vực này có dãy Himalaya ngăn cách gió từ biển thổi vào nên khí hậu nóng quanh năm

A. Chủ đề: Khí hậu Việt Nam1. Trình bày và giải thích đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam?2. Nêu sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền, các mùa?3. Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở Việt Nam?4. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình và sông ngòi nước ta?B. Chủ đề: Thủy văn Việt Nam1. Trình bày và giải thích đặc điểm chung của...
Đọc tiếp

A. Chủ đề: Khí hậu Việt Nam

1. Trình bày và giải thích đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam?

2. Nêu sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền, các mùa?

3. Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở Việt Nam?

4. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình và sông ngòi nước ta?

B. Chủ đề: Thủy văn Việt Nam

1. Trình bày và giải thích đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam?

2. Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông trong sạch?

C. Chủ đề: Đất Việt Nam

1. Trình bày và giải thích đặc điểm chung của đất Việt Nam?

2. Nêu đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta?

Giúp e vs ạ, e sắp thi r 😰

0
26 tháng 4 2021
Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là những biến đổi xảy ra trong môi trường vật lý hoặc sinh học. Tình trạng này gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên, hoạt động kinh tế, sức khỏe và đời sống xã hội của con người.

Nguyên nhânNguyên nhân khách quan bao gồm: Những biến đổi tự nhiên từ sự thay đổi quỹ đạo trái đất, hoạt động của mặt trời, sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.Nguyên nhân chủ quan liên quan đến những tác động của con người. Nguyên nhân này đến từ quá trình sử dụng đất, nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí Cacbonic và các khí nhà kính từ các hoạt động của con người.Biểu hiệnThời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt: Sự biến đổi khí hậu toàn cầu khiến thời tiết cũng biến chuyển theo hướng cực đoan và ngày càng khắc nghiệt. Dự báo của Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu  IPCC chỉ ra rằng: Thế giới sẽ còn phải đón nhận những hiện tượng khắc nghiệt của thời tiết khốc liệt hơn nữa.Mực nước biển tăng cao: Sự nóng lên của trái đất cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ của nước biển. Nước biển đang dần ấm lên, thậm chí cả những vùng biển sâu nhất.Hiện tượng băng tan ở hai cực và Greenland: Trong những năm trở lại đây, vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu, diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại.Nền nhiệt độ liên tục thay đổi: Mỗi năm nền nhiệt độ trung bình lại cao hơn năm trước. Trong thế kỉ 21, nhiệt độ trung bình toàn cầu tính trên mặt đất và mặt biển đã tăng khoảng 0,74oC.Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên.14 biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu ở việt nam
Quá trình công nghiệp hóa làm gia tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển nhanh chóng. Kéo theo đó là tình trạng biến đổi khí quyển, hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, hạn hán, nước biển dâng cao… Do đó để để giảm tác động của biến đổi khí hậu hãy thực hiện những biện pháp sau:
Cập nhật thông tin về biến đổi khí hậu
Mỗi người cần tham khảo, tìm hiểu về các chính sách, kế hoạch ứng phó khi xảy ra biến đổi khí hậu của quốc gia, địa phương… trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ vậy mà có thêm cơ sở, động lực thuyết phục người khác cùng thực hiện tốt giảm thiểu sự biến đổi khí hậu,.
Hạn chế sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch
Nhiên liệu hóa thạch bao gồm: Than, dầu đốt, khí thiên nhiên. Những loại này khi sử dụng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, hiện nay chưa có biện pháp nào có thể thay thế nguồn nhiên liệu này. Vì thế để phòng ngừa biến đổi khí hậu, cách tốt nhất là hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trước khi con người tìm ra nguồn nhiên liệu thay thế.

Cải tạo, nâng cấp hạ tầng xây dựng
Nhà ở chiếm gần đến 1/3 lượng phát tán khí thải gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Do đó, cải tạo nâng cấp hạ xây dựng là hết sức cần thiết trong phòng ngừa biến đổi khí hậu.
Cụ thể như:Xây dựng cầu thang điều chỉnh nhiệt, tăng cười hệ thống chống ồn… để tiết kiệm được nguyên liệu và giảm tối đa khí thải phát tán.Những công trình cầu đường cần được đầu tư thỏa đáng.Giảm tiêu thụ
Giảm tiêu thụ không chỉ giúp tiết kiệm chi tiêu mà còn là biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu. Bởi lẽ, việc ày giúp giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, các hiện tượng thiên nhân bất thường.
Chẳng hạn như sử dụng nhiều các loại bao bì, nhất là loại được sản xuất từ nhựa plastics sẽ gây hiệu ứng ô nhiễm trắng…
Bổ sung rau, hoa quả trong chế độ ăn
Ăn quá nhiều thịt sẽ không tốt cho cơ thể. Do đó cần bổ sung các loại rau, củ quả vào trong chế độ ăn uống. Đứng trên góc độ bảo vệ môi trường thì ngành chăn nuôi thải ra bầu khí quyển nhiều loại khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất. Đây chính là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, việc bổ sung nhiều rau, hoa quả trong khẩu phần ăn sẽ khuyến khích việc gieo trồng, canh tác hữu cơ. Đó là không dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học sẽ giúp bảo vệ môi trường.
Ngăn chặn nạn chặt phá rừng
Hiện nay, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép. Việc này khiến cho lượng CO2 thải vào môi trường tăng cao, gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề về khí hậu, môi trường khác như mưa lũ, băng tan… Vì thế, biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả là cần ngăn chặn được nạn chặt phá rừng bừa bãi.
Hạn chế sử dụng hóa chất tổng hợp
Thay vì việc sử dụng các hóa chất tổng hợp khó tiêu hủy, hãy dùng những chất có nguồn gốc xuất xứ từ thực vật hoặc thay bằng các giải pháp sinh học.
Hạn chế sử dụng túi nilon khi mua sắm
Túi nilon không chỉ gây biến đổi khí hậu ngay từ việc sản xuất mà kể cả việc sử dụng. Quá trình sản xuất túi nilon cần sử dụng khí đốt, dầu mỏ, kim loại nặng, chất hóa dẻo, phẩm màu… Đây là những chất cực kì có hại đối với sức khỏe con người và môi trường. Bên cạnh đó, túi nilon rất khó phân hủy ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người.

Tìm kiếm nguồn năng lượng mới
Sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch tạo ra lượng khí thải lớn gây hiệu ứng nhà kính. Chính vì thế, để khắc phục biến đổi khí hậu thì cần phải tìm kiếm nguồn năng lượng mới thay thế. Đây là thách thức to lớn của con người.
Một vài nguồn năng lượng thay thế như:Năng lượng gió, nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng mặt trờiEthanol từ cây trồngNhiên liệu sinh họcHydro từ quá trình thủy phân nướcTham gia trồng cây, bảo vệ rừng
Cây xanh giúp phủ xanh đồi trọc, hấp thụ khí CO2. Chúng góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn và khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả.
Vì vậy, hãy chung tay cùng tham gia trồng cây, bảo vệ rừng. Đồng thời tuyên truyền để mọi người cùng có ý thức hơn trong việc bảo vệ và trồng cây gây rừng.

 Ứng dụng công nghệ mới trong bảo vệ trái đất
Để có thể hạn chế biến đổi khí hậu, các nhà khoa học đang nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm mới. Chẳng hạn như:Kỹ thuật phong bế mặt trời, kỹ thuật địa chất.Kỹ thuật phát tán hạt sulfate vào không khí làm lạnh bầu khí quyển.Lắp đặt rất nhiều gương nhỏ để làm lệch ánh sáng mặt trời.Bao phủ vỏ trái đất bằng những màng phản chiếu khúc xạ ánh sáng trở lại mặt trời.Tạo ra các đại dương chứa sắt.Các biện pháp tăng cường dưỡng chất cho cây trồng hấp thụ CO2 nhiều hơn./.  

Trong những năm gần đây, nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề cần phải lưu tâm, chẳng hạn năm 2017 là năm có số lượng các cơn bão ảnh hưởng tới nước ta nhiều bất thường (16 cơn bão), theo tính  toán của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai và tổng cục thống kê thiệt hại khoảng 38,7 nghìn tỷ đồng tương đương 2,7 tỷ USD.

Ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất thấy rõ nhất là đối với ngành nông nghiệp. Ở Việt Nam với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, trong sản xuất nông nghiệp, lúa là loại cây trồng chủ lực, ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất lúa hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất, theo tính toán của tổng cục thống kê năm 2018  trung bình cho giai đoạn 2011-2016 khoảng 66,1% . Riêng năm 2016 hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 527,7 nghàn ha lúa bị thiệt hại, trong đó khoảng 44% diện tích bị thiệt hại hoàn toàn. Đối với các loại cây trồng khác như hoa màu, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày cũng bị ảnh hưởng, năng suất cây trồng giảm khoảng 50% do tác động của BĐKH. Ảnh hưởng của BĐKH còn tác động đến chăn nuôi, lâm nghiệp, đa dạng sinh học, cháy rừng, các hệ sinh thái đất ngập nước, nuôi trồng thủy sản…, như vậy đối với sản xuất nông nghiệp cần phải có một cách nhìn nhận mới và toàn diện hơn đặt trong bối cảnh hoàn động sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của BĐKH

 

Biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng tới hoạt động giao thông vận tải, theo nghiên cứu của kịch bản BĐKH nếu mực nước biển dâng cao 1m có khoảng 9% hệ thống  đường quốc lộ, 12% hệ thống đường tỉnh lộ, 4% hệ thống đường sắt sẽ bị ảnh  hưởng, trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu long chiếm 28% đường quốc lộ và 27%  đường tỉnh lộ của cả nước, tiếp đến là các tỉnh ven biển miền Trung và đống bằng sông Hồng.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển đô thị, các khu công nghiệp và nhà ở, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào từng vùng, từng địa phương và từng vị trí theo địa hình phân bố. Nghiên cứu tổng thể cho thấy khu vực ven biển chịu tác động chính của bão, vùng miền núi chịu tác động của lũ quét, lốc xoáy, sạt lở, vùng trung du và đồng bằng chủ yếu là ngập lụt, lốc xoáy, mưa đá.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng…và nhiều hoạt động kinh tế khác trực tiếp hay gián tiếp. Những ảnh hưởng này trong những năm vừa qua đã biểu hiện khá rõ nét, mỗi ngành, lĩnh vực đều có thể cảm nhận và đánh giá được ảnh hưởng của BĐKH.

Đối với công nghiệp, ảnh hưởng của BĐKH khí hậu sẽ tác động đến ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến những sản phẩm nông nghiệp. Trong trường hợp nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tiêu thụ năng lượng kéo theo nhiều hoạt động khác tăng theo như tăng công suất nhà máy phát điện, tăng sử dụng các thiết bị làm mát, ảnh hướng tới an ninh năng lượng quốc gia. Những nghiên cứu theo kịch bản nước biển dâng cho thấy, nếu mực nước biển dâng cao 1m sẽ làm cho hầu hết các khu công nghiệp ven biển bị ngập,mức thấp nhất trên 10% diện tích, mức cao nhất khoảng 67% diện tích.

Đối với bình đẳng giới, những nghiên cứu gần đây cho thấy BĐKH ảnh hưởng tới công việc của phụ nữ, nữ giới là nhóm dễ bị tổn thương do BĐKH, ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế hộ gia đình và vấn đề di cư. Thực trạng này đã và đang thể hiện ngày càng rõ ở những vùng chịu nhiều tác động của BĐKH như vùng ĐBSCL và khu vực ven biển, khu vực nông thôn.

Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH, chúng ta cũng phải nhìn nhận toàn diện hơn đối với những ảnh hưởng có tính tích cực, chẳng hạn trong sản xuất nông nghiệp đối với lượng mưa, bên cạnh những tác động tiêu cực, cũng sẽ có những vùng có tác động tích cực. Trong sản xuất nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ do BĐKH cần phải được phân tích kỹ lưỡng để thầy được những mặt tích cực và tiêu cực lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí cơ bản để đánh giá.

 

b) Biến đổi khí hậu ảnh hưởng theo lãnh thổ.

Do đặc điểm địa lý, mỗi khu vực có vị trí Địa lý và địa hình khác nhau, mức độ chịu ảnh hưởng của BĐKH đối với mỗi vùng cũng khác nhau, dựa trên tiêu chí cơ bản về nước biển dâng, đặc trưng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể chia thành ba địa bàn lãnh thổ gồm đồng bằng, ven biển và miền núi.

Đối với vùng đồng bằng, nước ta có hai vùng đồng bằng lớn đó là Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đối với ĐBSCL là vùng chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH, theo tính toán kịch bản BĐKH, đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ tăng khoảng 3,4 độ C, mực nước biển tăng thêm 1m sẽ có khoảng 40% diện tích đất bị ngập vĩnh viến, khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp do mất đất, thêm vào đó BĐKH diễn ra ở ĐBSCL kéo theo hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở và nhiều hệ lụy đi kèm như đã từng diễn ra những năm gần đây.

Đối với ĐBSH, với kịch bản nước biển dâng cao 1m vào cuối thế kỷ 21, ĐBSH sẽ có 240.000 ha đất sản xuất nông nghiệp của vùng bị ảnh hưởng, dự báo năng suất lúa giảm 8%-15% vào năm 2030 và lên tới 30% vào năm 2050. Nếu tính tỷ lệ diện tích đất bị ngập nước khi nước biển dâng cao 1m vào cuối thế kỷ 21 có khoảng 3% diện tích bị ngập, trong đó 1,4% diện tích trồng lúa, 0,6% khu dân cư bị ảnh hưởng. Những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Thái Bình, diện tích đất bị mất khoảng 31,2%, Nam Định 24% và thành phố Hải phòng 17,4%. So với ĐBSCL, ĐBSH ngập lụt ít hơn và ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn thấp hơn, tuy nhiên tính chất cực đoan và tính dị thường của BĐKH và rủi ro cao hơn, nhất là gió bão sẽ tác động mạnh hơn so với ĐBSCL.

Đối với vùng ven biển, nhất là khu vực ven biển Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, ảnh hưởng của BĐKH lớn nhất là bão, áp thấp nhiệt đới. Đối với khu vực ven biển miền Trung hank hán, lũ lụt, sạt lở đất, thoái hóa đất diễn ra mạnh mẽ hơn. Những vùng ven biểu còn chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Theo tính toán nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m, một số khu vực trũng đồng bằng ven biển miền trung sẽ bị ngập như ở Thanh Hóa.Đối với khu vực miền núi, đặc điểm khu vực miền núi của nước ta phân bố nhiều dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, do vậy ảnh hưởng của BĐKH diễn ra khả năng chống đỡ hạn chế. Ảnh hưởng chính của BĐKH khu vực này là tính dị thường của BĐKH, trong nền chung nhiệt độ tăng sẽ càng trầm trọng hơn thiếu nước về mùa khô, nhất là Tây Nguyên và Tây Bắc, suy giảm đa dạng sinh học, sự thay đổi hệ sinh thái. Nhiệt độ giảm sâu tác động tới chăn nuôi gia súc, gia cầm nhất là đối với trâu bò, thực tiễn những năm vừa qua cho thấy, khi nhiệt độ giảm sâu một lượng lớn trâu bò ở miền núi phía Bắc chết nhiều. Ảnh hưởng của BĐKH gây ra lũ quét, sạt lở đất, lốc xoáy, mưa đá là những hiện tượng khá phổ biến. Khu vực miền núi Bắc Trung Bộ với nền nhiệt tăng, cùng với khô hạn dễ dẫn đến cháy rừng, suy giảm đa dạng sinh học tác động tới đời sống nhân dân.

Ảnh hưởng BĐKH tùy thuộc vào mỗi địa bàn lãnh thổ như đã nêu không giống nhau, do vậy phải có những giải pháp phù hợp theo vùng, nhất là trong bối cảnh mới tình hình diễn biến phức tạp, tính rủi ro của BĐKH ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó cũng có những vùng, do ảnh hưởng của BĐKH bên cạnh những tác động tiêu cực cũng có những tác động tích cực, chẳng hạn nhiệt độ tăng, giờ nắng nhiều là cơ hội cho phát triển năng lượng mặt trời, có những vùng bị tác động tiêu cực, nhưng cũng có nơi tác động tích cực. Như vậy đòi hỏi phải có một nhìn nhận có tính toàn diện ảnh hưởng của BĐKH theo vùng, phân bố theo không gian lãnh thổ.

21 tháng 4 2021

1.

Tiêu chí

Miền KH phía Bắc

Miền KH phía Nam

Kiểu khí hậu

Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

Cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm

Chế độ nhiệt

+ Nhiệt độ TB năm thấp hơn, khoảng 20 – 24oC (trừ vùng núi cao)

+ Nhiệt độ TB tháng 1 rất thấp

+ Số tháng lạnh (<18oC) là 3 tháng. Tuy nhiên số tháng lạnh giảm dần khi sang phía tây và xuống phía nam. Đến Huế chỉ còn thời tiết se lạnh

+ Biên độ nhiệt TB năm lớn (>9oC)

+ Nhiệt độ TB năm cao hơn (trên 24oC)

+ Nhiệt độ TB tháng 1 cao hơn nhiều so với miền KH phía Bắc: vùng KH Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phổ biến trong khoảng 20-24oC, vùng KH Nam Bộ cao trên 24oC

+ Không có tháng lạnh, biểu hiện rõ từ Quy Nhơn trở vào

+ Biên độ nhiệt TB năm nhỏ (<9oC)

Sự phân mùa

2 mùa: mà hạ (tháng 5-10), mùa đông (tháng 11-4)

Trong năm có 1 mùa mưa (trùng mùa hạ) và 1 mùa khô (trùng mùa đông)

Chế độ gió

Trong năm có 2 loại gió chính:

+ Mùa đông: gió mùa Đông Bắc

+ Mùa hạ: gió mùa Tây Nam

Không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bác mà chịu ảnh hưởng của gió TÍn phong đông bắc trong mùa đông

Bão

Số cơn bão đổ bộ vào nhiều. Tần suất ở vùng KH Bắc Trung Bộ: 1,3-1,7 cơn bão/tháng. Mùa bão có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam

Ít chịu ảnh hưởng của bão. Tần suất bão của vùng KH Nam Trung Bộ: 1- 1,3 cơn bão/tháng, khu vực Nam Bộ hầu như không chịu ảnh hưởng của bão

 

2.

Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại

Thuận lợi:

Sinh vặt nhiệt đới phát triển quanh năm

Cây cối quanh năm ra hoa kết quả

Tạo điều kiện tăng vụ, xen canh, đa canh cho cây trồng

Ngoài sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, còn có sản phẩm của ôn đới á nhiệt đới.

Khó khăn: Thiên tai, bất trắc, khí hậu diễn biến thất thường và phức tạp...

Những nông sản nhiệt đới của nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng lớn trên thị trường thế giới:

Các sản phẩm từ cây công nghiệp: cà phê, điều, cao su, hồ tiêu...

Các loại cây ăn quả nhiệt đới: Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít, xoài...