K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2021

Giống: đều chống lại kẻ thù hung hãn có tiềm lực về kinh tế, quân sự; thu hút nhiều nhân dân tham gia; gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của nhiều anh hùng và đều giành được thắng lợi vẻ vang 

• Khác: - mông nguyên diễn ra trong hoàn cảnh độc lập, hoà bình, nhà nước chăm lo xây dựng đất nước. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sang cho cuộc kháng chiến - Lam Sơn: diễn ra trong hoàn cảnh nước ta bị quân Minh giằng xé. Vừa đánh giặc vừa xây dựng hậu phương
1 tháng 3 2016

Sự khác nhau trong nghệ thuật chỉ đạo chống giặc của nhà nước phong kiến trong hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần.

·* Thời Lý

-Chủ động tấn công, chặn thế mạnh của giặc: Khi quân Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta, với chủ trương: “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhon của giặc”

- Năm 1075, Lý Thường Kiệt – người chỉ đạo cuộc kháng chiến đã kết hợp lực lượng quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía Bắc, mở cuộc tập kích trên đất Tống đánh tan các đạo quân của nhà Tống, đốt kho lương rồi rút quân về nước.

- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt phủ thành, cho đọc bài thơ thần: Nam quốc sơn hà để khích lệ tinh thần chiến đấu của quan dân ta và làm nhục chí của giặc, nêu cao tính chất chính nghĩa và chắc thắng của ta. Giúp quân ta giành thắng lợi trong trận quyết định ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.

- Cách kết thúc chiến tranh: chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị giảng hòa, đặt quan hệ ngoại giao.

* Thời Trần

-Vừa đánh vừa rút tránh thế mạnh của giặc rồi phản công, bao vây, cô lập, tiêu diệt quân giặc.

- Với chiến thuật vườn không nhà trống quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Mông – Nguyên trong các trận Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp năm 1258, 1285 và đặc biệt là trận Bạch Đằng năm 1288.

- Đoàn kết quân dân, phát huy lòng yêu nước của quân dân qua các hội nghị Bình Thanh và Diên Hồng.

- Cho quân dân thích vào tay hai chữ “Sát Thát”, cho truyền đi lời hịch của Trần Quốc Tuấn để tạo nên lòng căm thù giặc sâu sắc, khích lệ quân dân quyết tâm đánh giặc, giữ vững độc lập của Tổ Quốc.

- Cách kết thúc chiến tranh: dùng thắng lợi lớn về quân sự để làm nhục ý chí xâm lược của kẻ thù (trận Bạch Đằng năm 1288).

12 tháng 4 2017

Sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguy ôn thời Trần:

- Nhà Lý chống xâm lược Tống khi thế và lực đều mạnh, khi đó nhà Tống phát động chiến tranh xâm lược nước ta trong tình thế đang gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhà Trần mới xây dựng trong thời gian chưa lâu đã phải liên tiếp 3 lần chống lại kẻ thù quân Mông - Nguyên đang ở thời kì hùng mạnh bậc nhất thế giới.

- Nhờ có sức mạnh về mọi mặt nên nhà Lý từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến đã thể hiện tư tưởng luôn chủ động : chủ động mang quân vượt biên giới để phá tan sự chuẩn bị của địch, chủ động xây dựng phòng tuyến chặn giặc, chủ động kết thúc chiến tranh.

Nhà Trần do phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh, vì vậy trong thời kì đầu luôn chủ trương phòng ngự tích cực đế đẩy kẻ thù vào thế khó khăn.

- Nhà Lý đã xây dựng phòng tuyến trên bờ sông Như Nguyệt để chặn giặc không cho chúng vào kinh thành Thăng Long. Trong khi đó nhà Trần đã chủ động rút khỏi kinh thành, thực hiện kế "thanh dã" để tránh sức mạnh của địch, sử dụng cách đánh linh hoạt từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng, chớp thời cơ đế phản công.


26 tháng 9 2018

Nội dung

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần.

Tương quan

lực lượng

Nhà Lý chống xâm lược Tống khi thế và lực đều mạnh, khi đó nhà Tống phát động chiến tranh xâm lược nước ta trong tình thế gặp nhiều khó khăn.

Nhà Trần mới xây dựng đã phải liên tiếp 3 lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên đang ở thời kì hùng mạnh bậc nhất thế giới.

Nghệ thuật

quân sự

- Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh bất ngờ sang đất Tống.

- Sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định: sử dụng “bài thơ Thần” “Nam quốc sơn hà” trên sông Như Nguyệt.

- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Nhà Trần phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.

17 tháng 9 2017

- Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý người chỉ huy không phải là vua mà là Thái úy Lý Thường Kiệt. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần thường gắn liền với tên tuổi của các vua Trần và các tướng tài giỏi khác.

- Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần dùng thực hiện “vườn không nhà trống”.

- Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định. Nhưng kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần, ta phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.

Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao trong cuộc kháng chiến, khởi nghĩa nào?A. Kháng chiến chống Tống thời Lý.B. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.C. Kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần.D. Khởi nghĩa Lam Sơn.Thông qua các tác phẩm: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ cho thấy nghệ thuậtquân sự nào được sử dụng trong đấu tranh chống ngoại xâm?A. Chiến tranh tâm lý.B. Chiến tranh kinh tế.C....
Đọc tiếp

Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao trong cuộc kháng chiến, khởi nghĩa nào?

A. Kháng chiến chống Tống thời Lý.

B. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

C. Kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần.

D. Khởi nghĩa Lam Sơn.

Thông qua các tác phẩm: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ cho thấy nghệ thuật

quân sự nào được sử dụng trong đấu tranh chống ngoại xâm?

A. Chiến tranh tâm lý.

B. Chiến tranh kinh tế.

C. Bạo lực cách mạng.

D. Chiến tranh ngoại giao.

Tính chính nghĩa của các cuộc kháng chiến của dân tộc ta trong các thế kỉ X-XV

thể hiện qua rõ nhất qua mục tiêu nào sau đây?

A. Nhằm bảo vệ độc lập dân tộc.

B. bảo vệ nền kinh tế đất nước.

C. Bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân.

D. Bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.

1
20 tháng 12 2021

Câu 1: A

Câu 2: A

5 tháng 5 2016

Sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần:

-  Nhà Lý chống xâm lược Tống khi thế và lực đều mạnh, khi đó nhà Tống phát động chiến tranh xâm lược nước ta trong tình thế đang gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhà Trần mới xây dựng trong thời gian chưa lâu đã phải liên tiếp 3 lần chống lại kẻ thù quân Mông - Nguyên đang ở thời kì hùng mạnh bậc nhất thế giới.

-  Nhờ có sức mạnh về mọi mặt nên nhà Lý từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến đã thể hiện tư tưởng luôn chủ động : chủ động mang quân vượt biên giới để phá tan sự chuẩn bị của địch, chủ động xây dựng phòng tuyến chặn giặc, chủ động kết thúc chiến tranh.

Nhà Trần do phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh, vì vậy trong thời kì đầu luôn chủ trương phòng ngự tích cực đế đẩy kẻ thù vào thế khó khăn.

-   Nhà Lý đã xây dựng phòng tuyến trên bờ sông Như Nguyệt để chặn giặc không cho chúng vào kinh thành Thăng Long. Trong khi đó nhà Trần đã chủ động rút khỏi kinh thành, thực hiện kế "thanh dã" để tránh sức mạnh của địch, sử dụng cách đánh linh hoạt từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng, chớp thời cơ đế phản công.

18 tháng 2 2022

Tham khảo;

 

So sánh cuộc kháng chiến thời lý, Trần:

Giống nhau:

Tất cả các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều chống kẻ thù hung hãn của phong kiến phương Bắc có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần.

Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều thu hút  được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều gắn với tên tuổi của nhiều danh tướng tài ba và các vị vua kiệt xuất.

Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa cuối cùng đã giành được thắng lợi vẻ vang gây dựng lại nền độc lập cho dân tộc.

Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều đi từ yếu đến mạnh để tiến lên đánh bại hoàn toàn kẻ thù xâm lược.

Khác nhau:

Cuộc kháng chiến thời Lý, Trần đã diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đã được độc lập, nhân dân cùng nhà nước chăm lo xây dựng đất nước. Còn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong lúc đất nước bị quân Minh xâm lược và đô hộ. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra nhưng bị đàn áp.

Các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần sức dân đã được chuẩn bị ngay từ đầu còn khởi nghĩa Lam Sơn vừa khởi nghĩa vừa huy động lực lượng nghĩa quân, vừa đánh vừa gây căn cứ cho quân khởi nghĩa.

Câu 18. Tinh thần chủ động kháng chiến được thể hiện cao độ trong cuộc kháng chiến, khởi nghĩa nào?A. Kháng chiến chống Tống thời Lý.B. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.C. Kháng chiến chống Mông-Nguyên.D. Khởi nghĩa Lam Sơn.Câu 19. Sự đồng lòng, đoàn kết vua tôi được thể hiện cao nhất trong cuộc kháng chiến, khởi nghĩa nào?A. Kháng chiến chống Tống thời Lý.B. Kháng chiến chống Tống...
Đọc tiếp

Câu 18. Tinh thần chủ động kháng chiến được thể hiện cao độ trong cuộc kháng chiến, khởi nghĩa nào?

A. Kháng chiến chống Tống thời Lý.

B. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

C. Kháng chiến chống Mông-Nguyên.

D. Khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 19. Sự đồng lòng, đoàn kết vua tôi được thể hiện cao nhất trong cuộc kháng chiến, khởi nghĩa nào?

A. Kháng chiến chống Tống thời Lý.

B. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

C. Kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần.

D. Khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 20. Tính chính nghĩa của các cuộc kháng chiến của dân tộc ta trong các thế kỉ X-XV thể hiện qua rõ nhất qua mục tiêu nào sau đây?

A.  Nhằm bảo vệ độc lập dân tộc.

B. bảo vệ nền kinh tế đất nước.

C. Bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân.

D. Bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.

Câu 21: Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao trong cuộc kháng chiến, khởi nghĩa nào?

A. Kháng chiến chống Tống thời Lý.

B. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

C. Kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần.

D. Khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 22. Thông qua các tác phẩm: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ cho thấy nghệ thuật quân sự nào được sử dụng trong đấu tranh chống ngoại xâm?

A. Chiến tranh tâm lý.

B. Chiến tranh kinh tế.

C. Bạo lực cách mạng.

D. Chiến tranh ngoại giao.

0