Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cảnh khuya: cảnh trăng ngàn gió núi, trăng giữa rừng khuya, 1 cảnh trăng lung linh huyền ảo, quấn quýt, hoà quyện với mọi vật.
- Rằm tháng giêng: cảnh trăng trên dòng sông, một khung cảnh bao la, bát ngát tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân.
Chúc bạn học tốt!
Giống nhau:
- Đều được sáng tác ở Việt Bắc những năm đầu chống Pháp.
- Đều làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.
- Đều bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, tự tại, sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.
Khác nhau:
- Bài “Cảnh khuya” viết bằng tiếng Việt. Là hình ảnh trăng rừng lồng vào vòm cây hoa lá nhiều tầng, nhiều đường nét. Nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya
- Bài “Rằm tháng giêng” viết bằng tiếng Hán. Bài “Rằm tháng giêng” là trăng trên sông nước, không gian bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Nhà thơ cùng đồng chí của mình bàn việc quân.
Giống nhau:
- Đều được sáng tác ở Việt Bắc những năm đầu chống Pháp.
- Đều làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.
- Đều bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, tự tại, sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.
Khác nhau:
- Bài “Cảnh khuya” viết bằng tiếng Việt. Là hình ảnh trăng rừng lồng vào vòm cây hoa lá nhiều tầng, nhiều đường nét. Nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya
- Bài “Rằm tháng giêng” viết bằng tiếng Hán. Bài “Rằm tháng giêng” là trăng trên sông nước, không gian bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Nhà thơ cùng đồng chí của mình bàn việc quân.
Giống :
- Đều được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Cùng miêu tả cảnh đẹp đêm trăng
- Đều nói lên vẻ đẹp tâm hồn ,phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên, có niềm tin vào thắng lợi của cách mạng,... của người chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh
Khác :
- Ngôn ngữ:
Cảnh Khuya : được viết bằng chữ Việt
Rằm tháng giêng : được viết bằng chữ Hán
-Nội dung ;
Cảnh khuya : miêu tả cảnh trăng rừng Việt Bắc giao hòa vào từng vòm cây, hoa, lá, tạo nên bức tranh thiên nhiên nhiều tầng, nhiều đường nét...
Rằm tháng giêng : Miêu tả cảnh trăng rằm trên sông nước, không gian bát ngát tràn đầy sức xuân...
- Nghệ Thuật
Cảnh Khuya : sd điệp từ, nghệ thuật tu từ so sánh. Kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển và tính hiện đại
Rằm tháng giêng : sd ngôn ngữ giàu hình ảnh, sd nhiều chất liệu cổ thi, nhưng vẫn mang tinh thần thời đại
giống:bài thơ đều là thể thất ngôn tứ tuyệt cực hay, mang phong vị đường thi
khác:
+cảnh khuya:giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đệp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên chan hòa trong lòng yêu nước sâu sắc thương dân, lo cho nước, yêu trăng ...
+rằm tháng giêng:có nét thơ cổ thể: con thuyền, trăng, sóng, xuân, nước xuân,... điệu thơ thanh nhẹ.Trong khung cảnh ấy chất chiến sĩ là trung tâm. Bài thơ như 1 đóa hoa xuân, tinh hoa kết tụ tâm hồn
Mở bài: Đã mấy ai đã chứng kiến cảnh khu rừng Việt Bắc, nhưng đọc bài thơ của Bác trong bài "Cảnh khuya" thì ta thấy núi rừng Việt Bắc đẹp kì diệu. (Phần Mở bài nên viết ngắn thôi, ko nên viết dài kẻo làm không hay bài thơ, chủ yếu phải là phần Thân bài)
Thân bài: Mở đầu bài thơ ta đã nghe thấy tiếng suối trong veo. Âm thanh này Bác miêu tả rất hay, như "tiếng hát xa" ở đâu đó trong đêm trăng sáng vằng vặc, ở rừng cổ thụ bạt ngàn.....
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trăng lồng qua cây cổ thụ, ánh trăng soi qua kẽ lá, làm chúng như in hoa trên mặt đất. Điệp ngữ "lồng" ở đây làm thiên nhiên giao hòa vào nhau. Ta cảm thấy đất trời như quấn quýt lấy nhau. Người mà ngắm cái cảnh này, người đó ắt phải là người đắm mình trong thiên nhiên, Bác phải thốt lên: "Cảnh thiên nhiên đẹp như vẽ, đẹp như một bức tranh" Cánh rừng Việt Bắc heo hút, quạnh quẽ, trước con mắt Bác thì trở nên ấm áp, kì ảo, có sức sống.
Ai cũng ngỡ là người có tâm hồn đẹp đẽ, là một thi sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của tự nhiên, say sưa ngây ngất ngắm ánh trăng đến mức mà không ngủ được. Nhưng khi đọc đến câu thứ tư, ta bất ngờ, thú vị, vì thật sự hiểu con người Bác:
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Vậy "nỗi" nước nhà ở đây là gì vậy? Nếu dùng là "việc" nước nhà thì ta sẽ hiểu rằng đó chỉ là việc Bác chưa giải phóng đất nước. Còn nỗi nước nhà lớn hơn rất nhiều, nỗi lo không chỉ mang lại hòa bình, mà còn lo cho dân, cho nước, lo cho tương lai, như một gánh nặng làm Bác không ngủ được. Hóa ra là lo cho dân, cho nước, Bác mới mất ngủ vì thế mà phát hiện ra trăng đẹp.
Kết bài: Nhiều nhà thơ, nhà văn đều viết về Bác không ngủ. Hình như cả cuộc đời Bác không ngủ, lo cho dân, cho nước, đến thanh niên, nhi đồng, việc to việc lớn. Ta không chỉ khâm phục Bác là vị lãnh tụ vĩ đại, là vị khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà ta còn hiểu đây là một vị lãnh tụ suốt đời lo cho dân, cho nước, lo được độc lập tụ do, lo cho tương lai sau này....
Done, đây chỉ là một đoạn văn cảm thụ văn học thui nha, còn nếu một bài văn thì bạn nên đọc dàn ý của stary để hiểu biết, sau đó mở rộng thêm, miêu tả kĩ phần nghệ thuật, như là câu 1 là khác với bài Vọng Lư sơn bộc bố của Lý Bạch, nói về công lao to lớn của Bác.....
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Hai câu thơ như vẽ bức tranh thủy mạc: Có cây, có hoa, có trăng và xa xa có suối (Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa). Cảnh vật hiện ra trong vòm cây cổ thụ giữa đêm khuya, tỏa bóng xuống thảm hoa trong một đêm trăng đẹp. Hai câu thơ tuyệt tác, tạo cho người đọc một tâm hồn thơ đầy xúc cảm:
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Cảnh khuya như vẽ nên có người còn chưa ngủ, đang thao thức với một tâm tư chưa bộc lộ cùng ai… Đó là tác giả bài thơ: Bác Hồ của chúng ta.
Bài thơ được viết trong năm 1947, sau lời kêu gọi nhân dân tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Theo lời Bác, toàn dân rút vào nơi rừng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo căn cứ, thành lập cơ sở cho cuộc kháng chiến lâu dài với một hậu phương vững chắc và an toàn cho cuộc cách mạng. Trong một đêm nào đó, Bác Hồ thong thả dạo chơi quanh vùng, thưởng thức cảnh đẹp của đêm trăng, Bác ngâm lên một bài thơ tả cảnh với tâm tư lo lắng nỗi nước nhà đang bước vào cuộc kháng chiến chống xâm lược của toàn dân. Hai câu thứ ba và bốn nói lên xúc cảm thiêng liêng của hồn nước chỉ gói gọn trong câu thơ lặp lại “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Cả bài thơ bốn câu tả cảm xúc của Bác trước cảnh đẹp thiên nhiên dưới trăng khuya. Người chưa thể ngủ vì còn trăm thứ phải lo. Vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đâu có thể yên tâm mà ngắm cảnh.
Cùng với hồn thơ lâng lâng còn xúc cảm. Với nỗi lo việc nước, việc dân. Bao nhiêu việc đã khiến Người chưa ngủ. Và hồn nước thiêng liêng giờ đây đã đến với Người khi tạm lắng hồn thơ để lo việc nước.
So sánh mối quan hệ giữa người và trăng trong bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng riêng của Hồ Chí Minh?
- Bức tranh thiên nhiên sinh động trong bài Cảnh khuya: Bác ví tiếng suối như “tiếng hát xa”, âm thanh tiếng nước chảy và vào đá đã khiến cho thi sĩ liên tưởng đến tiếng hát vang vọng, thoáng đưa trong gió
- Sự hòa hợp thiên nhiên trong bài thơ Cảnh khuya: Ánh trăng soi chiếu xuống cây cổ thụ in trên mặt đất những mảng sáng tối, rồi bóng cây lại lồng vào những bông hoa tạo nên sự hòa hợp đến lạ kì
- Ánh trăng đêm rằm mùa xuân thơ mộng:
- Sự kết hợp và hòa hợp thiên nhiên: Hình ảnh “sông xuân” cho thấy điểm nhìn của Bác trên một dòng sông, ánh trăng chiếu xuống dòng sông “lẫn” vào nhau lóng lánh mặt sông lại là một sự hòa hợp, pha trộn
- Kết luận hai bài thơ: Một bên là miêu tả ánh trăng giữa rừng đêm khuya, còn một bên là miêu tả vẻ đẹp trời nước dưới ánh trăng rằm tháng Giêng.
Bài làm
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.
# Chúc bạn học tốt #
Giống nhau: Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều là hai bài thơ kiệt tác của Bác Hồ. Chúng được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, đều nói đến cảnh trăng Không gian nghệ thuật của hai bài thơ là thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Đều được thể hiện bằng tấm lòng yêu nước, yêu thiên nhiên với phong thái ung dung của bác
Khác nhau:Thời điểm sáng tác, thời gian nghệ thuật lại khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết vào mùa thu 1947, khi giặc Pháp đang tấn công lên Việt Bắc. Còn ‘Nguyên tiêu’ được viết vào đầu xuân 1948, khi chiến dịch Việt Bắc đã chiến thắng vang dội
Cảnh trăng trong bài ‘Cảnh khuya’ là cảnh trăng thu. Có suối chảy rì rầm trong rừng khuya từ xa vọng đến nghe rất ‘trong’, ‘như tiếng hát xa’ êm đềm, ngọt ngào. Trăng sáng lung linh. Ánh trâng ‘lồng’ vào cổ thụ và hoa ngàn. Cảnh trăng thơ mộng, huyền diệu mang vẻ đẹp cổ điển, rất hữu tình thi vị
Cảnh trăng trong bài ‘Rằm tháng giêng’ là cảnh trăng xuân, trăng trong đêm rằm tháng giêng, trăng vừa tròn (nguyệt chính viên), vừa sáng.Trăng trong bài thơ của Bác làm cho sông xuân, nước xuân, trời xuân trở nên bát ngát bao la, vừa đẹp vừa dạt dào sức sống. Ba chữ ‘xuân’ trong câu thơ thứ 2 làm cho cảnh trăng đất nước trở nên tráng lệ, tinh khôi.Câu thơ thứ 4, vầng trăng rằm tháng giêng lại được nói đến. Con thuyền của lãnh tụ để ‘bàn bạc việc quân’ giữa nơi khói sóng đã trở thành con thuyền của thi nhân lúc trở về bến lúc nửa đêm. Con thuyền đã chở đầy ánh trăng