Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Giống nhau:
+ Hormone GnRH đều kích thích tuyến yên tiết FSH và LH. Hai hormone này đều kích thích lên tuyến sinh dục.
+ Đều tác động theo hay chiều, kích thích và ức chế ngược.
- Hình thành tinh trùng và trứng
+ Hình thành tinh trùng: 1 tế bào sinh tinh trùng giảm phân và hình thành 4 tinh trùng
+ Hình thành trứng: 1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội: 3 thể cực, 1 tế bào trứng
- Thụ tinh: Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực (n) và trứng của con cái (n) để tạo thành cá thể mới (2n)
Thụ tinh trong ở người: Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
- Phát triển phôi thai: Hợp tử tiến hành nguyên phân nhiều lần liên tiếp để phát triển thành phôi thai
- Đẻ con: Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản (thụ tinh trong) tạo hợp tử → phát triển thành phôi → con non → đẻ ra ngoài.
Phôi thai phát triển trong cơ quan sinh sản của cơ thể cái nhờ tiếp nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ qua nhau thai (thú).
- Quá trình điều hòa sinh tinh ở người: Ở người, các kích thích từ môi trường ngoài tác động lên vùng dưới đồi, vùng dưới đồi sản xuất GnRH để kích thích tuyến yên tạo ra FSH và ICSH, các hormone này kích thích quá trình sinh tinh ở tinh hoàn và kích thích tổng hợp hormone testosterone. Khi nồng độ testosterone trong máu tăng cao sẽ gây ức chế ngược đối với vùng dưới đồi và tuyến yên, do đó, ức chế quá trình sinh tinh.
- Quá trình điều hòa sinh trứng ở người: Ở người, các kích thích từ môi trường ngoài tác động lên vùng dưới đồi sản xuất GnRH để kích thích tuyến yên tạo ra FSH và LH. FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết hormone estrogen và progesterone. Hormone estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh làm tổ, đồng thời khi hai hormone này ở nồng độ cao sẽ gây ức chế ngược đối với vùng dưới đồi và tuyến yên, làm cho trứng không chín và rụng.
- Những yếu tố gây rối loạn quá trình sinh trứng và làm giảm khả năng sinh tinh trùng
gồm : căng thẳng thần khinh (Stress) , sợ hãi , lo âu , buồn phiền kéo dài và nghiện
thuốc lá , nghiện rượu , nghiện ma túy
Tham khảo:
Quá trình sinh tinh: tế bào mầm sinh dục nguyên phân tạo ra hai tinh nguyên bào, tinh bào bậc 1 từ tuổi dậy thì bắt đầu giảm phân tạo ra tinh bào bậc hai, tinh bào bậc 2 thực hiện giảm phân 2 tạo ra 4 tinh tử (tinh trùng)
Quá trình sinh trứng: tế bào mầm sinh dục nguyên phân tạo ra noãn nguyên bào, đến tuổi dậy thì, noãn bào bậc 1 giảm phân tạo thành 1 noãn bào bậc 2 và 1 thể cực. Sau đó chúng tiếp tục quá trình giảm phân 2, 1 thể cực giảm phân thành 2 thể cực, noãn bào bậc 2 giảm phân thành 1 thể cực và 1 trứng.
Hoocmôn | Tác động |
---|---|
FSH | Kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng |
LH | Kích thích tế bào kẽ tiết ra hoocmôn testostêrôn. |
Testostêrôn | Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng |
GnRH | Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH |
- Giống nhau:
+ Đều diễn ra ở các tế bào sinh dục sơ khai.
+ Đều trải qua 3 giai đoạn: vùng sinh sản (các tế bào đều trải qua quá trình nguyên phân để tăng số lượng); vùng sinh trưởng (tăng kích thước của tế bào); vùng chín (diễn ra quá trình giảm phân để tạo ra các giao tử, đều có sự khôi phục vật chất di truyền).
- Khác nhau:
Quá trình sinh tinh trứng:
+ Diễn ra tại tế bào sinh dục cái.
+ Tạo ra 1 trứng.
+ Quá trình tạo trứng diễn ra trong thời gian lâu (ở giai đoạn sinh trưởng diễn ra lâu dài vì ở tế bào sinh dục cái phải diễn ra quá trình tích lũy năng lượng nhiều).
+ Có sự tham gia của chọn lọc tự nhiên.
Quá trình sinh tinh trùng:
+ Diễn ra tại té bào sinh dục đực.
+ Tạo ra 4 tinh trùng.
+ Diễn ra trong thời gian ngắn.
+ Không có sự tham gia của chọn lọc tự nhiên.