K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2018

Giống:
- Các tế bào mầm thực hiện nguyên phân nhiều lần
- Đều chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
- Đều có khả năng thụ tinh để tạo ra hợp tử
Khác nhau:

So sánh phát sinh giao tử đực và giao tử cái Ở người, nữ có cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính là XX, nam có cặp NST giới tính là XY.Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, nữ chỉ cho một trứng mang NST X; nam cho hai loại tinh trùng một mang NST X, một mang NST Y với tỉ lệ ngang nhau. Qua quá trình thụ tinh, hai loại tinh trùng này kết hợp với trứng mang NST X, tạo ra hai loại tổ hợp XX (phát triển thành con gái) và XY (phát triển thành con trai). Hai tổ hợp này có tỉ lệ ngang nhau nên tỉ lệ nam/nữ luôn xấp xỉ 1/1.
9 tháng 12 2021

 Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1 : 1. Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau có sức sống ngang nhau do đó tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1.

9 tháng 12 2021

Vì giao tử chứa NST X, Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau; xác suất thụ tinh ngang nhau

Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau có sức sống ngang nhau do đó tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1: 1 

10 tháng 4 2017

Hỏi đáp Sinh học

10 tháng 4 2017

Vì: + Đàn ông có hai loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau.

+ 2 loại tinh trùng này tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau.

+ Hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau.

Số lượng cá thể thống kê lớn.


4 tháng 10 2016

Vì:

Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam. nữ xấp xỉ bằng nhau là do sự phân lí của
cặp NST XY trong phát sinh giao tử tạo ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y có số lượng ngang nhau.

Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau có sức sống ngang nhau do đó tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1

22 tháng 9 2017

Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1 vì:
Ở người bình thường có 46 NST tồn tại thành 23 cặp trong đó có 22 cặp NST thường (A) và 1 cặp NST giới tính (nam: XY, nữ: XX)
- Ở đàn bà có bộ NST là 44A+XX khi GP cho 1 loại trúng mang 22A+X.
- Ở đàn ông có bộ NST là 44A+XY khi GP cho 2 loại tinh trùng vói 1 loại trứng tạo nên 2 kiểu hợp tử là 44A+XX và 44A+XY phát triển thành 2 giới có tỉ lệ xấp xỉ nhau 1trai:1 gái. Tỉ lệ này nghiệm đúng trên số lượng cá thể nhiều.

29 tháng 12 2020

Cơ chế xác định giới tính:

XX là con gái; XY là con trai

Ở nam (giới dị giao tử): sinh ra hai loại giao tử đực (tinh trùng) là tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y.

Ở nữ (giới đồng giao tử): chỉ sinh ra một loại giao tử cái (trứng) mang NST X.

=> Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng:

 

Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái.

Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY, phát triển thành cơ thể con trai.

Giải thích:

  Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1 : 1. Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau có sức sống ngang nhau do đó tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1.

 

29 tháng 12 2020

Cơ chế xác định giới tính ở người là cơ chế NST

-Ở người: XX là con gái, XY là con trai.

+Nam tạo ra 2 loại tinh trùng là X, Y

+Nữ tạo ra 1 loại là X

-Tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1 vì: Tỉ lệ giao tử X của mẹ gặp giao tử X hoặc Y của bố là 50%

 

30 tháng 9 2017

Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1 : 1. Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau có sức sống ngang nhau do đó tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1

14 tháng 12 2023

Ta có sơ đồ xác định giới tính (ở người) :

P :  ♂ 44A + XY               x          ♀ 44A + XX  

G :   22A + X : 22A + Y                     22A + X 

F :         1♀ (44A + XX)  :  1♂ (44A + XY)    (1 nam : 1 nữ)

Từ sơ đồ trên ta kết luận tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1

14 tháng 12 2023

còn nếu thích biện luận bạn có thể làm như sau :

Ở người, con trai mang NST giới tính XY phát sinh ra 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau là 1X : 1Y, con gái tạo giao tử X , qua tổ hợp tạo ra hai loại hợp tử với tỉ lệ xấp xỉ ngang nhau là 1XX : 1XY 

16 tháng 11 2021

Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

Cơ chế chỉ cho một loại giao tử, ví dụ như nữ giới chỉ cho một loại trứng mang NST X, thuộc giới đồng giao tử. Cơ chế cho hai loại giao tử, ví dụ như nam giới cho hai loại tinh trùng (một mang NST X và một mang NST Y), thuộc giới dị giao tử.

Tỉ lệ con trai : con gái là xấp xỉ 1:1 nghiệm đúng trên số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

Tuy vậy, những người nghiên cứu trên người cho biết tỉ lệ con trai : con gái trong giai đoạn bào thai là 114 : 100. Tỉ lệ đó là 105 : 100 vào lúc lọt lòng và 101 : 100 vào lúc 10 tuổi. Đến tuổi già thì số cụ bà nhiều hơn số cụ ông.

 

16 tháng 11 2021

Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1 : 1.

20 tháng 11 2021

Tham khảo:

1.Trong cấu trúc dân số tỉ lệ namnữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1 : 1.

3.

   - Quá trình phát sinh giao tử cái (trứng) và giao tử đực (tinh trùng) ở động vật diễn ra như sau:

   - Quá trình phát sinh giao tử đực:

        + Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào (2n NST).

        + Các tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc I (2n NST).

        + Sự tạo tinh bắt đầu từ tinh bào bậc 1 giảm phân tạo ra 2 tinh bào bậc 2 (n NST) ở lần phân bào I và 4 tế bào con ở lần phân bào II, từ đó phát triển thành 4 tinh trùng (n NST).

        + Kết quả là từ 1 tinh nguyên bào (2n NST) qua quá trình phát sinh giao tử cho 4 tinh trùng (n NST).

   - Quá trình phát sinh giao tử cái:

        + Các tế bào mầm cũng nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều noãn nguyên bào (2n NST).

        + Các noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I (2n NST).

        + Các noãn bào bậc I tiến hành quá trình giảm phân.

        + Ở lần phân bào I, tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất (n NST) và 1 tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2 (n NST).

        + Ở lần phân bào II, thể cực thứ nhất phân chia tạo ra 2 thể cực thứ 2 (n NST) và noãn bào bậc II tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ 2 (n NST) và 1 tế bào khá lớn gọi là trứng (n NST).

        + Kết quả: từ 1 noãn nguyên bào (2n NST) cho ra 3 thể cực (n NST) và 1 trứng (n NST).