Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Yếu tố so sánh | Văn bản 2 | Văn bản 3 | Tương đồng/ khác biệt |
Độ dài | Độ dài khoảng 200 chữ | Là một đoạn tin ngắn, độ dài khoảng hơn 100 chữ | Đều là bản tin |
Số đoạn | 3 đoạn | 1 đoạn | |
Nhan đề | Một sự kiện | Một sự kiện | |
Đề mục | 3 đề mục | Văn bản 3 không có đề mục như văn bản 2 | |
Phương tiện giao tiếp | Hình ảnh số liệu | Văn bản 3 không có phương tiện giao tiếp | |
Thời điểm đưa tin và thời điểm diễn ra sự kiện | Đưa tin : 29/4/2021 Diễn ra: 29/4/2021 | Đưa tin : 15/5/2005 Diễn ra: 17/3/2005 | Văn bản 2 đưa tin cùng lúc diễn ra sự kiện Văn bản 3 đưa tin sau khi sự kiện đã diễn ra |
Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay
- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.
b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”
- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau
c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người
→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4
So sánh văn bản (2), (3) của mục I với các loại văn bản khác :
a) Phạm vi sử dụng :
- Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.
- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.
- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.
- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.
b) Mục đích giao tiếp cơ bản :
- Văn bản (2) : bộc lộ cảm xúc.
- Văn bản (3) : kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
- Các văn bản trong SGK: truyền tải các kiến thức khoa học ở các lĩnh vực toàn diện trong cuộc sống như Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, …
- Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.
c) Lớp từ ngữ riêng :
- Văn bản (2) dùng các từ ngữ gần với ngôn ngữ sinh hoạt, giàu hình ảnh, cảm xúc và liên tưởng nghệ thuật.
- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị, quân sự.
- Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học riêng biệt.
- Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính trang trọng, đúng khuôn mẫu.
d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:
- Văn bản (2) sử dụng thể thơ lục bát, có kết cấu của ca dao, dung lượng ngắn.
- Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc.
- Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục…
- Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều đã có khuôn mẫu chung.
- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi, cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,...
- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...
- Đặc điểm của văn bản tự sự: kể lại, trình bày lại sự việc, câu chuyện một cách có trình tự, ...
- Đặc điểm của văn bản thuyết minh: Giới thiệu một số nét cơ bản về đối tượng để thuyết phục người nghe theo quan điểm của người viết.
- Đặc điểm của văn bản nghị luận: Dùng lí lẽ, và thực tế để phân tích, chứng minh, bình luận, ... một vấn đề thuộc văn học hay đời sống.
- Sở dĩ cần kết hợp các loại văn bản này vì chúng có quan hệ hữu cơ trong thực tế, và vì khi viết, nếu có kết hợp, chất lượng bài viết sẽ tốt hơn.
- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi, cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,...
- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...
a, Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” thuyết minh về một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội- đền Ngọc Sơn. So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, văn bản này vừa khác ở đối tượng, vừa khác ở nội dung (tập trung vào đặc điểm kiến trúc và ngợi ca vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn, đồng thời bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với di sản văn hóa)
b, Tóm tắt cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên:
Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháo có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ: “tả thanh thien” (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là “Đài Nghiên” bởi cổng mang hình tượng “cái đài” đỡ “nghiên mực” được tạc bằng đá đặt trên đầu ba chú ếch với ý “ao nghiên, ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi tọa lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.
So sánh phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự và thuyết minh
- Mở bài
+ Điểm giống nhau: đều có chức năng giới thiệu đối tượng
+ Điểm khác nhau:
• Mở bài trong văn bản thuyết minh: giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh
• Mở bài trong văn bản tự sự giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, nhân vật chính…
- Kết bài
+ Điểm giống nhau: phần cuối của nội dung chính
+ Điểm khác nhau:
• Văn bản tự sự: là suy nghĩ, cảm xúc khi kết thúc câu chuyện.
• Văn bản thuyết minh: chừng nào người đọc cảm thấy tiếp nhận hết được những thông tin của đối tượng.