Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* GIỐNG NHAU:
- Đều là quá trình phân bào có thoi nên NST phân chia trước, TB chất phân chia sau
- Sự phân chia đều xảy ra với các kì giống nhau
- Hoạt động của các bào quan là giống nhau
- Sự biến đổi hình thái NST qua các kì tương tự nhau
* KHÁC NHAU:
- Xảy ra khi nào?
+ NP: xảy ra ở Tb sdưỡng và tb sdục sơ khai
+ GP: Xảy ra ở tb sdục khi chín
- Cơ chế:
+ NP: chỉ 1 lần phân bào
+GP: 2 lần phan bào liên tiếp. GP1 gọi là phân baog giảm nhiễm. GP2 là phân bào nguyên nhiễm
- Sự biến đổi hình thái NST:
+ NP: chỉ 1 chu kì biến đổi
+GP: tr ải qua 2 chu kì biến đổi
- Kì đầu:
+ NP: NST kép chỉ đính vào thoi vô sắc ở phần tâm động
+ GP: NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp với nhau và xảy ra hiện tượng hoán vị gen(kì đầu 1)
- Kì giữa
+ NP: NST kép xếp thành 1 hàng trện mặt phẳng xích đạo
+ GP: NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo( kì giữa 1)
- Kì sau:
+ NP: NST kép tách nhau ra thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực TB
+ GP: NST kép trong cặp đồng dạng tách nhau ra và phân ly về 2 cực TB( kì sau 1)
- KÌ cuối:
+ NP: Hình thành 2 Tb con giống nhau và giống hệt mẹ
+ GP: Hình thành hai tb con có bộ NST n kép( kì cuối 1 )
Sau đó, các TB con tiếp tục vào GP2. Kì cuối GP2 tạo ra 4 Tb con chứa bộ NST n
- Ý nghĩa
+ NP: Là kết quả phân hóa để hình thành nên các TB sinh dưỡng khác nhau.
Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB, thế hệ cơ thể
+ GP: Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau
Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài
Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới
- Giống nhau:
+ Đều là quá trình phân bào.
+ Đều trải qua các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối
+ Đều có sự biến đổi của NST theo chu kì xoắn
+ Ở kì giữa NST tập trung ở MPXĐ
+ Đều có sự hình thành thoi vô sắc , sự biến mất của màng nhân, sự phân chia chất tế bào ,..
- Khác nhau
Nguyên phân | Giảm phân |
Xảy ra ở tb sinh dưỡng và tb sinh dục sơ khai | Xảy ra ở tb sdục thời kì chín |
1 lần phân bào , NST nhân đôi 1 lần | 2 lần phân bào , NST nhân đôi 1 lần |
ở kì đầu : Ko có sự tiếp hợp của NST | Ở KĐ1 : tại mỗi cặp NST có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa 2 cromatit khác nguồn gốc |
KG : NST kép xếp thành 1 hàng trên MPXĐ | KG1 : NST kép tương đồng, xếp thành 2 hàng trên MPXĐ |
KS : từng NST kép chẻ dọc ở tâm động rồi phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của sợi tơ vô sắc | KS1 : các NST kép phân li độc lập về 2 cực của tb |
KC , mỗi tb con nhận 2n NST đơn | KC1 : mỗi tb con nhận n NST kép |
từ 1 tb sinh dương (2n NST) tạo ra 2 tb con giống mẹ ( 2n NST) ( giữ nguyên) | từ 1 tb sinh dục (2n) giảm phân tạo ra 4 tb con có bộ NST n( giảm đi 1 nữa) |
tb phân hóa thàn tb sinh dưỡng khác nhau | tb giảm phân hình thành giao tử |
Trong gia đình từ ba mẹ đến anh chị em ai cũng yêu quý chiều chuộng tôi hết mực nhưng người yêu quý tôi và cũng là người mà tôi vô cùng kính yêu là bà. Bà là một người phụ nữ đảm đang và luôn yêu thương con cháu. Bà hiền hậu và luôn mang những thứ của thực tế để răn dạy chúng tôi.Với tôi bà như người mẹ thứ ba (ngoài thầy cô với cha mẹ ra). Tuy bà đã mãi rời xa chúng tôi, rời xa ngôi nhà bà gắn bó bấy lâu nhưng mỗi thành viên trong gia đình tôi vẫn luôn nhớ về bà, nhớ những điều bà răn dạy. Tôi yêu bà và mong bà mãi bình yên nơi thế giới xa xăm ấy.
=> Nói giảm nói tránh: rời xa- chỉ cái chết để làm giảm bớt sự đau thương mất mát.
=>So sánh: bà như người mẹ thứ ba
Em tham khảo:
Ai cũng biết rằng tình cảm bạn bè đối với mỗi người không thể nào thiếu được. Đó là thứ tình cảm thật trong sáng và cao cả. Đúng như vậy tôi cũng có một người bạn tri kỉ từ tiểu học, gắn bó như hình với bóng(Câu chứa phép so sánh). Tôi và Hương chơi với nhau rất thân. Có món gì ngon Hương và tôi cũng chia sẻ với nhau, có chuyện gì vui cũng háo hức kể cho nhau nghe. Đôi khi chưa ngoan bị bố mẹ mắng chúng tôi cũng chia sẻ với nhau. Cứ như thế, tình cảm bạn bè mỗi lúc một khăng khít hơn theo năm tháng. Khi bước chân vào đại học, mỗi đứa chọn một trường khác nhau nhưng vẫn không thể thiếu nhau mỗi khi đi chơi hay có chuyện vui, chuyện buồn. Cứ gặp nhau là nói chuyện không biết mệt. Tình cảm bạn bè đơn giản thế đấy. Chúng ta nên trân trọng tình bạn.
Biện pháp so sánh "em nằm dưới đất" - "khoảng trời đã nằm yên trong đất".
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
- Nỗi tiếc thương vô hạn dành cho những tuổi trẻ của đất nước đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc.
- Nhắc nhở chúng ta sống cần có lòng biết ơn hướng về những người anh hùng đã hi sinh vì hòa bình ngày hôm nay.
Thoát khỏi dòng văn học lãng mãn tô hồng cuộc sống, Nam Cao bước chân đến với những người nông dân nghèo, có số phận đáng thương. Và ông đã vô cùng thành công khi bước vào trái tim người đọc với truyện ngắn "Chí Phèo" - hình ảnh một người nông dân từ chất phác, hiền lành đến tha hoá cả về nhân hình lẫn nhân tính. Khác với dòng ngôn ngữ bác học, văn phong chau chuốt, mượt mà, Nam Cao gây ấn tượng cho độc giả bằng hằng loạt tiếng chửi xuyên suốt tác phẩm. Tiếng chửi ấy để lại cho ta một nỗi thấm thía về một kiếp người nhưng lại bị cự tuyệt quyền làm người.
"Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết."
Ngay mở đầu truyện ngắn, Chí Phèo gây ấn tượng cho ta bằng hình ảnh một kẻ ngật ngưỡng say, "vừa đi vừa chửi". Bình thường, người ta chỉ "chửi" khi đang tức giận một điều gì hay một người nào đó. Tiếng chửi gây mất hoà khí với mọi người xung quanh, nhưng đôi khi nó giúp chúng ta bớt căng thẳng vì "bõ tức". Nhưng, Chí có xích mích điều gì hay với ai mà lại phải chửi? Lia cận cảnh vào những đối tượng mà Chí đang xích mích, đó là "trời", "đời", "làng Vũ Đại', "ai không chửi nhau với hắn", "người đẻ ra hắn". Tiếng chửi của một kẻ tưởng chừng như say rượu ấy lại có lớp , bài bản, từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, từ không xác định đến xác định. Tuy nhiên, cái đối tượng tưởng chừng như xác định: "người đẻ ra hắn" thì "hắn không biết", "cả làng Vũ Đại cũng không ai biết". Thành ra, tiếng chửi ấy vu vơ, cất lên cao rồi lại lọt thỏm giữa không trung.
Thật vậy, hẳn chửi "trời" nhưng "trời có của riêng nhà nào". Đối tượng mở đầu của tiếng chửi là "trời". Bầu trời trong xanh, cao vời vợi yên bình, nhưng trong mắt hắn cũng thật đáng chửi. Vì bầu trời ôm trọn tất cả loài người vào lòng, không chừa một ai cả. Bầu trời ấy đã đón nhận hắn - một người nông dân lương thiện lại còn đón nhận thêm bá Kiến - người huỷ hoại cả cuộc đời hắn. Và phải chăng, bi kịch bị bà Ba gọi vào bóp chân khiến bá Kiến ghen tuông cũng là câu chuyện do "trời" sinh ra. Yếu tố tưởng chừng như duy tâm ấy lại phản ánh cả xã hội đương thời thối nát, không có chỗ cho người lương thiện dung thân. "Trời" như một câu cửa miệng, một thông lệ để kêu ca cho tất cả những số phận bi kịch.
Và rồi hắn chửi "đời": "đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai". Đời là cuộc sống, số phận của một con người từ lúc mới sinh đến khi ra đi. Chửi đời tức là chửi "tất cả", chửi không xót một thứ gì. Cứ ngỡ tưởng, hắn chửi đời người khác nhưng thực ra, hắn cũng đang chửi đời hắn. Hắn chửi từng câu chuyện, từng bước đi trong cuộc đời mình. Dường như, mọi thứ đổ ập trước mắt hắn đều đáng để cay cú, nhạo báng, chế giễu. Cũng phải thôi khi người ta sinh ra trong "chăn ấm nệm êm" thì hắn lại sinh ra bên "cái lò gạch bỏ không". Phải chăng, đó cũng là một dấu hiệu báo trước cho cuộc sống với hàng tấn bi kịch về sau. Đời đã bất công với hắn, đã đối xử tệ với hắn, nên hắn phải "chửi". Giá mà cuộc đời hắn được suôn sẻ, giá mà đời ưu ái hắn hơn thì biết đâu, tiếng chửi ấy đã thay bằng tiếng "cảm ơn".
Cha mẹ cho hắn hình hài của người nhưng cả làng Vũ Đại đã tước đi quyền làm người, biến hắn trở thành con quỷ dữ khiến người ta trở nên ghê sợ. Còn nhớ, từ lúc hắn sinh ra đến năm 20 tuổi, hắn lớn lên trong vòng tay bao bọc của người làng. Tuy nhiên, họ lại "chuyền tay" nhau - một người chỉ nuôi hắn trong một thời gian nhất định. Làng Vũ Đại chỉ nuôi cho "sống" , chứ không ai dạy Chí cách "sống". Chí hoàn toàn không được hưởng tình yêu thương hay sự chỉ bảo của bất kỳ một ai cả. Cuộc đời hắn là bức tranh với những mảnh ghép không hoàn hảo. Sự nuôi dưỡng mà làng Vũ Đại cho hắn là quá ít để hắn phải nhớ ơn suốt đời. Trái lại, cả làng ai cũng coi hắn là một sinh vật cần phải tránh xa, cần phải cự tuyệt. Ơn một, oán đến mười, đó là lý do vì sao hắn phải chửi. Chửi cả làng, tức là không chừa một người nào. Vậy mà ai cũng nghĩ: "chắc nó trừ mình ra". Cả làng Vũ Đại đều đáng chửi vì không cho hắn được sống như một con người. Hắn đã chai sạn cảm xúc đến độ thứ bật ra không phải là tiếng khóc mà lại là tiếng chửi.
Ta thấy, chỉ cần một bát cháo hành, một người con gái xấu đến "ma chê quỷ hờn" mà hắn đã "thèm làm hoà với mọi người biết bao". Có lẽ, con nhím ấy sẽ không còn xù lông nếu mọi người biết vuốt ve, xoa dịu những tổn thương trong trái tim nó.
Và rồi, hắn "chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn". Cả làng Vũ Đại có ai dại gì mà động vào hắn? Bởi vậy, ai cũng đều đang không "chửi nhau với hắn". Nực cười, lại có người chửi người không chửi nhau với mình sao? Như một đứa trẻ con làm nũng mẹ, chửi là một cách để Chí thu hút sự chú ý, sự quan tâm của người khác. Trong thâm tâm, Chí chỉ mong muốn có người đáp lại lời hắn dù bằng hình thức giao tiếp thấp nhất là tiếng chửi.
Người dân Việt Nam từ lâu đã gắn liền với đạo lý:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Tuy nhiên, Chí không những không "thờ mẹ kính cha" mà lại "chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn". Ở một khía cạnh nào đó, ngừoi ta nhìn vào hắn như một đứa con bất hiếu. Xong, trở lại với bậc cha mẹ, họ chỉ biết đẻ hắn ra rồi để hắn tự sinh tự diệt. Vậy, công cha có còn như "núi Thái Sơn", nghĩa mẹ có còn như "nước trong nguồn chảy ra"? Hắn không được hưởng chút nào từ tình yêu thương cha mẹ ngoài việc "đẻ hắn ra". Mà đẻ hắn ra rồi, hắn nào có sung sướng, hạnh phúc gì? Thà từ đầu đừng có hắn còn hơn. Hắn không hề biết ơn việc mình có mặt trên đời này khiến cho hắn cũng chẳng thiết tha gì việc trả nghĩa cha mẹ. Tiếng chửi đó không phải cảu một người con bất hiếu mà là của một ngừơi con bất hạnh. Thành ra, tiếng chửi đó có phần đáng thương hơn là đáng trách.
Chí chửi nhiều như vậy mà "không ai lên tiếng, không ai ra điều". Tiếng chửi của Chí không đơn thuần là muốn nhiếc móc hay hờn trách ai mà chỉ muốn được giao tiếp với loài người. Người ta thường nói "yêu nhau lắm cắn nhau đau" hay "yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Chửi những cái "đau", những cái "roi vọt" không đơn thuần là ghét mà nó là một cách để tìm kiếm tình thương. Vậy mà không có một ai cho hắn cơ hội cả. Chỉ có một mình hắn cô độc đến đáng thương, tự chửi rồi tự mình nghe.
Và đó là vì sao hắn cảm thầy "tức", "tức chết đi được mất", "có khổ hắn không", "có phí rượu không". Nếu không uống rượu, chắc hắn cũng không cam đảm để làm như vậy. Thế mà uống rượu rồi, can đảm rồi, nhưng kết quả thu về lại hoàn toàn chẳng có gì. Chỉ có mình hắn với "ba con chó giữ". Đẳng cấp của một con người đã bị hạ xuống tận hàng con vật. Đây chính là sự coi thường, sự nhục nhã lớn nhất mà mọi người dành cho Chí. Dù trong cơn say, hắn vẫn nhận ra điều này và nó làm cho hắn "tức chết đi được". Bao nhiêu công sức mà hắn "tìm kiếm sự chú ý" đều đổ xuống sông xuống bể khiến hắn khổ tâm, đau đớn lắm.
Những cụm từ cảm thán như: "tức thật", "tức chết đi được mất", "mẹ kiếp",... cũng những cụm từ mang ý nghĩa phủ định như: "chắc nó trừ mình ra", "không ai ra điều", "không biết" đã diễn tả thành công giọng điệu phẫn uất, căm hờn của một cái tôi cô đơn, bị ruồng bỏ. Những cụm từ cảm thán ấy đã bộc lộ được cảm xúc của Chí một cách chân thực và rõ nét. Và khác với lối văn phong hoa mỹ, chau chuốt, Nam Cao sử dụng lối nói gần gũi, thân thiết với người đọc. Cũng phải thôi vì đối với một người như Chí, phải sử dụng cái tiếng chửi thô, sơ, nguyên bản mới thể hiện được hết con người. Cũng như ông Hai trong Làng của Kim Lân, Chí là một người nông dân với lối ngôn ngữ thuần Việt. Nhưng qua lối chửi của Chí, mùi lưu manh như hiện rõ trong từng câu từng chữ.
Nước mắt dường như đã gắn liền với truyện ngắn của Nam Cao. Ông tỏ ra sùng bái, tin tưởng vào giọt nước mắt - sự thiện lương của con người đến độ gần như không có một câu chuyện nào không có chi tiết giọt nước mắt. Giọt nước mắt chính là bi kịch cuộc đời của một nhân vật. Và phải chăng, tiếng chửi của Chí cũng là một hình thức khác của tiếng khóc. Hình thức này độc đáo hơn, tiêu cực hơn nhưng lại đậm phần chân thực, đau đớn hơn.
Đầu những thế kỷ XX, người ta đã coi chị Dậu là hình mẫu tiêu biểu cho những số phận khổ cực của người nông dân: bị ép buộc, phải bán con, bán chó,... Xong, Chí Phèo xuất hiện như một cơn sóng mới xô đi hình ảnh đó, chiếm lấy ngôi vị "người nông dân với số phận bi thảm nhất" : bị tha hoá cả về nhân hình lẫn nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người. Có thể nói, Nam cao đã phản ánh thật xuất sắc xã hội đương thời thối nát, buộc con người muốn sống được thì phải tha hoá
đọc thiếu đề hả bạn : Phân tích tiếng chửi của Chí Phèo và so sánh với tiếng chửi của trẻ trâu ngày nay -> Rút ra nhận xét.
Biện pháp nói giảm nói tránh "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên"
- Tác dụng
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
+ Giảm bớt đau thương khi nói về sự ra đi của Bác
+ Khẳng định Bác còn mãi với non sông như vầng trăng sáng dịu hiền không bao giờ vắng mặt mà tồn tại vĩnh hằng với Tổ quốc, non sông