Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đây là thể loại truyện cổ tích nên bn hãy xem xét kỹ khái niệm của nó và đưa ra kết quả nhé ^_^
Ngày xưa có một chàng trai tên là Mã Lương từ nhỏ mồ côi cha mẹ, cậu bé học vẽ rất giỏi nhưng vì nghèo không có cây bút nào trong tay. Thần linh biết điều đó đã cho em cây bút thần có thể vẽ mọi thứ thành sự thật. Em vẽ để giúp cho người nghèo khổ lương thiện. Địa chủ trong vùng không thuyết phục được Mã Lương vẽ cho hắn để thỏa lòng tham lam, hắn nhốt em với ý định giết, Mã Lương trốn thoát và ngồi trên yên ngựa em vẽ tên, cung tên đã bắn chết tên địa chủ độc ác.
Em về con cò nhưng vô tình để rơi giọt mực vào mắt, cò bay đi. Sự việc làm chấn động và đến tai vua. Vua sai bắt Mã Lương về cung. Tên vua bắt Mã Lương vẽ nhiều thứ để thỏa lòng tham. Mã Lương đã vẽ biển theo yêu cầu của nhà vua, vẽ thuyền cho vua đi, sau đó Mã Lương vẽ sóng và bão tố để nhấn chìm tên vua độc ác, tham lam kia.
- Cây bút thần
- Ông lão đánh cá và con cá vàng
Tích mik nhé ^_^
TK#
Đêm qua, khi đang ôn bài chuẩn bị cho kì thi cuối kì sắp tới, mệt quá nên tôi thiếp đi một lúc.Chỉ với khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, tôi đã gặp một giấc mơ thật diệu kì. Trong giấc mơ ấy, em được gặp chàng dũng sĩ Thạch Sanh bằng xương bằng thịt và được hàng tặng cho cây đàn. Đó là một giấc mơ vô cùng chân thật.
Trong giấc mơ ấy, tôi hóa thân thành một dũng sĩ,là người giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hôm ấy, đang đi trên đường,tôi gặp hai mẹ con nhà nọ, quần áo rách rưới, đói khổ. Người mẹ nói rằng:
- Mấy ngày nay tôi với hai đứa con chưa có gì ăn do trong vùng có con quái thú, ngang nhiên cướp bóc lương thực, nhà cửa của chúng tôi.
Thấy người mẹ tâm sự như vậy, tôi liền nhớ ra chàng Thạch Sanh, cũng là người dũng cảm, thường xuyên giúp đỡ người khác. Hiện tại đã là vua, chàng luôn quan tâm đến đời sống của người dân. Tôi dẫn mẹ con họ đén gặp vua. Đến đây, gặp được Thạch Sanh tôi đã trình bày câu chuyện của gia đính ấy và cả con quái thú mới xuất hiện. Thạch Sanh nghe thấy vậy liền mời mẹ con nhà nọ vào cung và cho ăn uống, tắm giặt sạch sẽ. Sau đó, chàng nới với tôi:
- Hiện tại ở phương Bắc đang có giặc lăm le, ta sẽ đích thân chinh chiến. Thế nhưng việc diệt trừ con quái thú kia cũng khong thể chờ đợi ta về được. Vậy nên ta sẽ giao cây đàn thần cho nhà ngươi, hãy thay ta diệt trừ nó.
Nói rồi chàng đem câ đàn thần từ trong kho bí mật lên tặng cho tôi. Tôi nhận lấy và hứa rằng:
- Tôi nhất định sẽ sử dụng cây đàn thần này để đánh bại con ác thú kia, đem lại bình yên cho dân làng.
Do tình hình cấp bách, Thạch Sanh chỉ kịp sai người chuẩn bị ngựa cho tôi và mấy người mẹ con. Sau đó, tôi cùng họ trở về ngôi làng nọ với quyết tâm diệt trừ con ác thú kia.
Đến nơi, hình ảnh hiện ra trước mắt tôi là con ác thú đang hung hăng đi vào từng nhà, cướp bóc, vơ vét của cải, người dân chạy tán loạn. Khung cảnh hết sức hỗn tạp. Tôi bắt đầu dùng cây đàn thần gẩy lên những tiếng đầu tiên. Con quái thú kia nghe thấy tiếng đàn, chuyển hướng sự chú ý sang chỗ tôi. Người dân vì thế mà có cơ hội chạy thoát. Tiếng đàn cất lên, ban đầu nghe thật du dương, ngọt ngào. Nhưng mỗi lúc nhịp đàn tăng nhanh, cao hơn tạo ra 1 thanh âm thật khó chịu. Con ác thú kia bắt đầu cảm thấy phiền phức bởi tiếng đàn, nó quay ra và chạy thật nhanh đến vồ lấy tôi. Nhanh chân, tôi đã tránh được móng vuốt của nó và tiếp tục gẩy đàn. Con thú ôm đầu vật vã, lấy 2 tay bịt tai nhưng không thể nào ngăn được tiếng đàn đang xâm chiếm vào trong trí óc. Càng tức giận hơn, hai con mắt long lên sòng sọc, quyết tâm vồ đến tôi. Thấy vậy, nhịp độ gẩy đàn của tôi tăng lên, con thú đang trên đà vồ đến bỗng ngã ra vì đầu đau dữ dội. Nhân cơ hội đó, tôi rút kiếm đeo bên mình đâm một nhát thấu tim con ác thú kia. Cuối cùng con thú ấy cũng đã chết.
Dân làng thấy vậy, từ nơi ản nấp chạy ra, vô cùng vui mừng và cảm ơn tôi rối rít. Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì đã cứu được rất nhiều người.
Cuối cùng, tôi mang cây đàn thần quay trở lại và trả lại cho Thạch Sanh. Biết được tin con thú kia đxa bị hạ, chàng vô cùng hài lòng và khen ngợi tôi. Tôi lấy làm cảm kích lắm.
Đúng lúc đó, tiếng gọi của mẹ tôi vag lên:
- Minh, cất sách vở đi ngủ thôi con
Giấc mơ kết thúc ở đó, mọi thứ vẫn hiện lên trong đầu tôi y như một thước phim quay chậm, chân thật đến từng chi tiết.
1. Ý nghĩa của niêu cơm thần
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
+ Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.
2. Ý nghĩa của tiếng đàn
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
1. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên có ý nghĩa:
- Thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của Thạch Sanh cũng như của dân tộc có thể quy phục 18 nước chư hầu.
- Niêu cơm ăn mãi lại đầy thể hiện ước mơ về một đất nước giàu mạnh, no đủ, thái bình, thịnh trị.
2. Chi tiết tiếng đàn thần Thạch Sanh:
- Đó vừa là tiếng đàn giúp Thạch Sanh giãi bày nỗi lòng trong khi bị giam ở ngục.
- Đó là tiếng đàn chữa lành bệnh cho công chúa, là sợi dây liên kết giúp công chúa nhận ra Thạch Sanh và giải nỗi oan cho chàng.
3. Cách giải đố của em bé thông minh trong câu chuyện cùng tên dựa trên những lời giải đố hóc búa của vị vua. Vua ban cho trâu, bắt phải đẻ nghé, vua ban cho mấy con chim sẻ bắt làng phải soạn đám cỗ thật tươm,...
Những lời vua ban chỉ là thách thức để thử tài trí thông minh và tìm ra người hiền tài cứu nước.
Cách đối đáp của cậu bé thể hiện sự thông minh:
- Biết đó là vật vua ban nên bảo cả làng mổ trâu ra ăn.
- Đưa cho sứ giả cây kim yêu cầu mài thành chiếc dao sắc để xẻ thịt chim làm cỗ.
- Kêu khóc trước công đường vì bố không đẻ em bé cho bế.
- Xứ thần nước Hoa thách xỏ dây cho chiếc vòng, cậu buộc dây vào con kiến và bôi mỡ ở đầu kia để thu hút con kiến.
=> Cách giải đó của cậu bé thông minh, linh hoạt và sáng tạo, ứng biến nhanh trước mọi tình huống.
4. Em bé thông minh khác với những truyện khác ở chỗ: không sử dụng chi tiết kì ảo, lực lượng phù trợ
- Truyện hầu như không sử dụng yếu tố kì ảo. Những chi tiết về việc ứng xử của cậu bé thể hiện sự thông minh rất chân thực, không phải là huyền thoại.
- Còn những chi tiết kì ảo được sử dụng trong chuyện Thạch Sanh, Sọ Dừa là sự trợ giúp đối với nhân vật, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động gửi gắm vào hình tượng anh hùng hay những con người bất hạnh sẽ được hưởng hạnh phúc và có cuộc sống xứng đáng với tài năng, phẩm chất.
5. Nhân vật em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên là người bộc lộ tài năng, phẩm chất ngay từ nhỏ. Những thử thách vua ban khiến cả làng run sợ và lo lắng còn em bé thì rất dũng cảm và sáng suốt khi nhìn nhận được những vấn đề ấy. Hơn nữa, trước thử thách oái oăm về con chim sẻ, em bé thông minh còn biết "đối đáp" khéo léo lại vua là: muốn thịt chim thì phải có dao sắc và yêu cầu vua rèn cây kim thành con dao sắc để sắm cỗ. Việc đối đáp này thật chí lí. Hơn nữa, khi vua yêu cầu làng nuôi đôi trâu để nó đẻ thành nghé con, cậu bé đã rất thông minh bằng cách kêu khóc trước công đường yêu cầu vua xử kiện: cha mình không chịu đẻ em bé cho mình bé. Cuộc kiện ấy khiến vua cũng phải bò lăn ra cười và phục cái tài của cậu bé. Đặc biệt hơn cả là chi tiết xỏ dây vào chiếc vòng đã khiến cả xứ thần ngoại quốc cũng phải nể phục. Như vậy chỉ qua một vài màn đối đáp, đặc biệt là vượt qua thử thách cuối cùng đã thể hiện trí tuệ của nước Việt, ngợi ca trí tuệ của con người.
Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
chúc bạn học tốt nhé
MB: - Giới thiệu về giấc mơ đó (nguyên nhân, thời gian, địa điểm).
TB: - Tâm trang của em trước khi mơ.
- Thời gian? Địa điểm? nhân vật mình được gặp. Nói sơ qua ngoại hình
+ Hình dáng? Giọng nói? Tính tình?....
=>Là nhân vật đại diện cho cái tốt hay cái xấu trong truyện?
- Lúc đó mình có:
+ Tâm trạng như thế nào?
+ Mình đã làm cái gì?
- 2 người tâm sự với nhau nghe?(kết hợp miêu tả, biểu cảm của bản thân)
- Kết thúc giấc mơ: + Hình ảnh cuối cùng của nhân vật.
+ Tỉnh dậy và tâm trạngcủa mình.
KB: Cảm nghĩ của em sau giác mơ đó.