K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2017

Giống nhau:
- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.
- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.
- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.
- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.
Khác nhau
- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).
- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.
- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.
- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.
- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.
=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô

19 tháng 10 2023

*Tham khảo:

* Giống nhau:
- Cả hai chiến tranh đều là những cuộc xung đột quốc tế, có sự tham gia của nhiều quốc gia và gây ra những thiệt hại vô cùng lớn về con người và tài sản.
- Cả hai chiến tranh đều có nguyên nhân chính là sự tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên giữa các nước.
- Cả hai chiến tranh đều có sự tham gia của các liên minh quân sự, với Nga, Pháp và Anh là những đồng minh chính trong cả hai chiến tranh.

* Khác nhau:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự tham gia của nhiều quốc gia châu Âu, trong khi chiến tranh thế giới thứ hai có sự tham gia của các quốc gia trên toàn thế giới.
- Chiến tranh thế giới thứ hai có sự tham gia của các phe phái chính trên thế giới, trong đó Đức, Ý và Nhật Bản là những phe phái chính, trong khi chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ có hai phe phái chính là Liên minh và Trung đồng.
- Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai nghiêm trọng hơn so với chiến tranh thế giới thứ nhất, với hàng triệu người chết và những hậu quả kinh tế, chính trị và xã hội kéo dài trong nhiều năm sau đó.

- Về hậu quả của chiến tranh, em nghĩ rằng nó rất đáng sợ và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội và con người. Chiến tranh gây ra những thiệt hại về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, đồng thời còn gây ra những hậu quả về tâm lý, sức khỏe và môi trường. Hậu quả của chiến tranh có thể kéo dài hàng thập kỷ, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau này. Vì vậy, chúng ta cần phải học từ lịch sử và tránh các xung đột quốc tế để bảo vệ hòa bình và sự phát triển của con người.

20 tháng 10 2023

chữ tham khảo phải in đậm hi

29 tháng 1 2020

Thủ phạm gây ra chiến tranh:

- Mâu thuẫn chưa được giải quyết triệt để từ Thế chiế 1: mâu thuẫn về thuộc địa trước chiến tranh thế giới I và sau khi phân chia tại hội nghị Véc-sai Oasinhton.

- Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, sự thù hận dân tộc, chủ nghĩa phát xít nổi dậy.

- Nguyên nhân trực tiếp từ các nước phát xít trong đó dẫn đầu là Đức, quốc gia muốn chia lại thế giới, kích động sự thù hận.

- 9/1939, Đức đánh Ba Lan làm chiến tranh bùng nổ.

* Liên Xô là nước có vai trò quan trọng nhất vì:

- Trực tiếp đối đầu với Đức (phát xít mạnh nhất).

- Là nước chủ yếu tấn công và tiêu diệt Đức.

- Là quốc gia thay đổi tính chất cuộc chiến, uy tín của Liên Xô làm nhiều nước tham gia vào mặt trận Đồng Minh.

- Là thành trì vững chãi của phe Đồng Minh trước mọi cuộc tấn công của phát xít.

- Là quốc gia trực tiếp tấn công và diệt Nhật Bản.

* So sánh Thế chiến 1 và Thế chiến 2:

Giống nhau:

- Là các cuộc chiến tranh thế giới.

- Có đủ các cường quốc tham gia.

- Nguyên nhân sâu xa là vấn đề thuộc địa.

* Khác nhau:

- Thế chiến 1 là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc, thế chiến 2 là cuộc chiến giữa các nước Đồng minh (tư sản và cộng sản) với phát xít.

- Thế chiến 1 chủ yếu diễn ra ở châu Âu, Thế chiến 2 diễn ra trên mọi nơi trên thế giới.

- Thế chiến 1 là cuộc chiến trên các chiến hào, Thế chiến 2 là cuộc chiến đa dạng giữa nhiều hình thức chiến tranh.

- Thế chiến 1 là cuộc chiến phi nghĩa, thế chiến 2 là cuộc chiến chống phe phát xít chứa nhiều tội ác chống lại nhân loại.

- Hậu quả thế chiến 2 nặng nền hơn Thế chiến 1 rất nhiều.

20 tháng 9 2018

^^Ptrào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Châu Á sau CTTG2

- Từ sau CTTG2, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Châu Á, nhiều nước đã giành đc chính quyền như : T.Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xia,...

- Tuy nhiên từ cuối những năm 50, tình hình Châu Á ko ổn định do :

+ Các cuộc ctranh x/lược của các nước đế quốc

+ Cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ

+ Các ptrào li khai, khủng bố dã man.

^^Ptriển ktế xã hội :

- Nhiều nước châu Á đã đạt được sự ptriển nhanh chóng về ktế tiêu biểu như : Nhật bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,...

- Ấn độ là một trường hợp tiêu biểu với cuộc "cách mạng xanh" trong công nghiệp ptriển mạnh ngành cnghiệp phần mềm, thép, xe hơi...

20 tháng 9 2018

- Theo em, thay đổi nào có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các nước châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Vì sao ?

- Theo em thay đổi có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các nước Châu Á từ CTTG2 đến nay là sự ptriển về kinh tế & XH . Vì sau chiến tranh, các nước bị thiệt hại một phần một nhỏ hoặc ít nhất cũng bị ảnh hưởng nên sự khôi phục trong ktế là hết sức cần thiết và cấp bách, đẩy lùi dư âm của ctranh, ptriển ctrị, dẹp bỏ đói nghèo.

4 tháng 10 2018

Ptrào đấu tranh giải phóng dân tộc của các
nước Châu Á sau CTTG2
- Từ sau CTTG2, một cao trào đấu tranh giải phóng
dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Châu Á, nhiều nước đã
giành đc chính quyền như : T.Quốc, Ấn Độ, In-đô-
nê-xia,...

- Tuy nhiên từ cuối những năm 50, tình hình Châu
Á ko ổn định do :
+ Các cuộc ctranh x/lược của các nước đế quốc
+ Cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ
+ Các ptrào li khai, khủng bố dã man.
^^Ptriển ktế xã hội :
- Nhiều nước châu Á đã đạt được sự ptriển nhanh
chóng về ktế tiêu biểu như : Nhật bản, Hàn Quốc,
Xin-ga-po,...
- Ấn độ là một trường hợp tiêu biểu với cuộc "cách
mạng xanh" trong công nghiệp ptriển mạnh

- Theo em, thay đổi nào có ý nghĩa quan
trọng nhất đối với các nước châu Á từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Vì sao ?

- Theo em thay đổi có ý nghĩa quan trọng nhất đối
với các nước Châu Á từ CTTG2 đến nay là sự ptriển
về kinh tế & XH . Vì sau chiến tranh, các nước bị
thiệt hại một phần một nhỏ hoặc ít nhất cũng bị
ảnh hưởng nên sự khôi phục trong ktế là hết sức
cần thiết và cấp bách, đẩy lùi dư âm của ctranh,
ptriển ctrị, dẹp bỏ đói nghèo

Nguon : Nguyen Thi Vang

30 tháng 10 2016

Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến. Vì vậy, sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.

30 tháng 10 2016

Mĩ ở xa chiến trường dc 2 đại dương che chỏe nên ko bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Do tham chiến muộn tổn thất ít lại đứng về phe đồng minh nên dc chia lợi nhuận sau chiến tranh. Giai đoạn đầu với vai trò lau sậy Mĩ bán vũ khí cho các nước tham chiến nhận chuyên chở hàng hóa , quân đội, vũ khí.. Vì thế thu dc 114 tỉ đôla lợi nhuận.

=> vì thế có thể khẳng định rằng Mĩ làm giàu trên đóng đổ nát của thế giới.

Là nước ko ảnh hưởng bởi chiến tranh, trang thiết bị đầy đủ với chính sách thu hút nhân tài Mĩ đã kêu gọi các nhà khoa học lỗi lạc đến phát huy tài năng của mình. vì vậy Mĩ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và thu dc nhiều thành tựu.

Đất đai rộng lớn, tài nguyên phong phú nhân lực dồi dào, có các tập đoàn tư sản lớn ra sức bóc lột nhân dân trong nước và các nước thuộc địa. sau chiến tranh các nước tư bản kiệt quệ phải vay tiền và mua hàng hóa từ từ MĨ, VÌ thế Mĩ là chủ nợ duy nhất của thế giới.