Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1)+2) Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia các quả thành hai nhóm là quả khô và quả thịt.
Đặc điểm dùng để phân chia:
+ Quả khô khi chín thì vỏ khô,cứng và mỏng.Có 2 loại quả khô:
-Quả khô nẻ.VD:quả cải,quả đậu Hà Lan,...
-Quả khô không nẻ:quả thìa là,quả chò,...
+Quả thịt khi chín thì mềm,vỏ dày chứa đầy thịt quả.
-Quả toàn thịt gọi là quả mọng.VD:quả cà chua,quả đu đủ,...
-Quả có hạch cứng bọc lấy hạt là quả hạch.VD:quả mơ,quả táo,...
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).
Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là : sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá,...
#Châu's ngốc
Sinh sản dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng của cây như (rễ,thân, lá)
k nha
2 cây dừa , cây đa .Ta nên chặt bỏ rễ thừa và làm vệ sinh thương ngày ko nên thả rác bừa bãi làm ô nhiễm tăng khả năng sản sinh của cỏ
Hình thức | Khái niệm | Ví dụ |
Giâm cành | - Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. | - Cây mía, khoai lang, cây rau ngót, cây sắn |
Chiết cành | Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới | - Cam, Quýt, chanh, Bưởi...(Các loại cây ăn quả) |
Ghép cây | Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, gốc ghép, chồi ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. | - Cây táo chua ghép với táo ngọt trên cùng 1 gốc - Xoài cát ghép với cây xoài tượng |
Người ta thường dùng các biện pháp đó để nhân giống cây vì sẽ tạo được cây mới nhanh và sớm cho thu hoạch và cây con được kế thừa toàn bộ đặc tính tốt của cây mẹ.
Câu 1. Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết ? Cho ví dụ.
Trả lời: - Tăng khả năng thụ phấn của cây khi sự thụ phấn tự nhiên kém hiệu quả. Một số nông dân khi trồng bí ngô thường thụ phấn bổ sung để tăng khả năng kết trái của cây.
- Thụ phấn chéo nhằm tránh thoái hóa giống hay để lai tạo nên giống mới có nhiều ưu điểm hơn. Ví dụ như người trồng ngô thường thụ phấn chéo để tránh thoái hóa giống và tăng năng suất (tăng khả năng tạo hạt) bằng cách dùng bao giấy cuộn lại thành hình chiếc phễu, sau đó vít ngọn cây ngô xuống lắc cho hạt phấn rơi vào phễu . Khi đã có hạt phấn rồi thì tiến hành thụ phấn chéo cho cây bằng cách lấy hạt phấn của cây này rắc lên hoa (râu ngô) của cây kia.
Câu 2. Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gi ?
Trả lời:
- Ong lấy phấn hoa: làm cho hạt phấn dính vào nhụy được nhiều hơn và hiệu quả thụ phân cao hơn sẽ cho ra nhiều quả hơn.
- Ong lấy dược nhiều phấn hoa, mật hoa sẽ tạo ra nhiều mật hơn.
Câu 3. Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa ? Tên của bộ phận đó ?
Trả lời:
Qủa do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh;
Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành
Một số loại cây, khi quả đã hình thành mà vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa là: cây cà chua, cây hồng, cây thị... (giữ lại đài hoa); cây chuối, cây ngô... (giữ lại phần đầu nhụy và vòi nhụy).
(3 điểm)
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. …
- Danh từ gồm:
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác: cân, lít, kg….
+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: mớ, nắm, rổ…
Làm
Sinh sản là một quá trình sinh học tạo ra các sinh vật riêng biệt mới. Sinh sản là một đặc điểm cơ bản của tất cả sự sống. Các kiểu sinh sản được chia thành hai nhóm chính là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Đối với sinh sản vô tính, một cá thể mới có thể được tạo ra mà không liên quan gì đến một cá thể khác của loài đó. Sự phân chia của một tế bào vi khuẩn thành 2 tế bào là một ví dụ điển hình về kiểu sinh sản này. Tuy nhiên, sinh sản vô tính không bị giới hạn đối với sinh vật đơn bào mà hầu hết thực vật đều cũng có khả năng sinh sản theo phương thức này.
Sinh sản hữu tính đòi hỏi phải có mối quan hệ giữa hai cá thể, đặc trưng bằng giới tính. Sinh sản bình thường ở người là một ví dụ phổ biến về sinh sản hữu tính.
Sinh sản vô tính
Sinh sản vô tính là quá trình tạo ra một sinh vật mới với các đặc điểm giống hệt cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật liệu di truyền của một cá thể khác. Vi khuẩn phân chia vô tính bằng cách nhân đôi; virus kiểm soát các tế bào chủ để tạo ra nhiều virus hơn; Thủy tức (các dạng không xương sống thuộc bộ Hydroidea) và nấm men có thể tạo ra bằng cách budding (mọc chồi). Các sinh vật này không có sự khác biệt về giới tính, và chúng có thể chia tách thành hai hay nhiều cá thể. Một số loài 'vô tính' như thủy tức và sứa, chúng có thể sinh sản ở dạng hữu tính. Ví dụ, hầu hết thực vật có khả năng sinh sản sinh dưỡng—hình thức sinh sản mà không cần hạt hoặc bào tử—nhưng cũng có thể sinh sản hữu tính. Tương tự, vi khuẩn có thể biến đổi thông tin di truyền bằng bằng cách tiếp hợp. Những cách sinh sản vô tính khác như trinh sản, phân đoạn và sự phát sinh bào tử chỉ liên quan đến sự phân bào có tơ. Trinh sản là sự lớn lên và phát triển của phôi hoặc mầm mà không cần sự thụ tinh từ con đực. Trinh sản thường gặp trong tự nhiên ở một số loài bao gồm cả thực vật bậc thấp (được gọi là sinh sản không dung hợp), động vật không xương sống (như bọ chét nước, bọ rầy xanh, ong và ong ký sinh (parasi wasp), và Động vật có xương sống (như một số động vật bò sát,[1] cá, và hiếm hơn là chim[2] và cá mập[3]). Hình thức này đôi khi cũng được dùng để miêu tả cách thức sinh sản ở những loài lưỡng tính có khả năng tự thụ tinh.
Sinh sản hữu tính
Ruồi giả ong giao phối khi đang bay
Sinh sản hữu tính là một quá trình sinh học tạo ra các sinh vật mới bằng cách kết hợp vật liệu di truyền từ hai các thể khác nhau của loài. Mỗi sinh vật bố mẹ góp một nửa yếu tố di truyền tạo ra giao tử đơn bội. Hầu hết sinh vật tạo ra hai kiểu giao tử khác nhau. Trong các loài bất đẳng giao (anisogamous), hai giới tính gồm đực (sản xuất tinh trùng hay tiểu bào tử) và cái (sản xuất trứng hay đại bào tử). Trong loài đẳng giao (isogamous), các giao tử là tương tự hoặc giống hệt nhau về hình dạng, nhưng có thể chia tách thuộc tính và sau đó chúng có thể được đặt những tên gọi khác nhau. Ví dụ, trong tảo lục, Chlamydomonas reinhardtii, chúng có các giao tử dạng "cộng" và "trừ". Một vài sinh vật như ciliates, chúng có nhiều hơn hai loại giao.
~ Học tốt ~
Các kiểu sinh sản được chia thành hai nhóm chính là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Đối với sinh sản vô tính, một cá thể mới có thể được tạo ra mà không liên quan gì đến ... Ví dụ, hầu hết thực vật có khả năng sinh sản sinh dưỡng—hình thức sinh sản ... Một vài sinh vật như ciliates, chúng có nhiều hơn hai loại giao.
Hk tốt !!
Ko chắc