Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
●Bệnh dại: Lây do chó dại, mèo dại cắn truyền virus sang người. Không có thuốc điều trị khi lên cơn dại. Phòng bệnh bằng tiêm văcxin phòng dại.
Bệnh viêm não: Viêm màng não và tuỷ sống do nhiều loại virus. Bệnh lây do vật trung gian là muỗi, ve… Bệnh rất nguy hiểm, khó cứu chữa, tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng vĩnh viễn. Phòng bệnh bằng văcxin chống viêm não B.
●Bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm: Do rất nhiều loại virus gây ra. Bệnh rất nguy hiểm, có thể lây lan rất nhanh. Dịch cúm gia cầm H5N1 hiện nay là một ví dụ.
●Bệnh AIDS do HIV gây ra: Căn bệnh thế kỷ đã giết chết nhiều người và đe doạ nhiều cộng đồng. Lây lan chủ yếu qua đường tình dục và đường máu khi sử dụng bơm tiêm chung chạ, tiêm chích ma tuý… Các thuốc điều trị AIDS hiện nay như AZT, ddl, D4T… chỉ có tác dụng kéo dài thêm sự sống cho người bệnh và chưa có văcxin phòng bệnh.
●Bệnh viêm gan do virus: Có nhiều týp, A, B, C, D, E… Lây lan qua đường tiêu hoá hoặc tiêm truyền. Bệnh rất khó phòng và khó điều trị. Bệnh tiến triển từ từ qua nhiều giai đoạn dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan… Phòng bệnh bằng cách ăn uống vệ sinh, không dùng chung bơm kim tiêm, tìm kháng nguyên HbsAg (+) khi thử máu…
●Bệnh quai bị: Gây biến chứng teo tinh hoàn, khó có con. Virus gây bệnh có trong nước bọt bệnh nhân, lây truyền trực tiếp. Hiện chưa có thuốc đặc trị.
●Bệnh Herpet, bệnh zona: Bệnh cấp tính, gây tổn thương ngoài da, niêm mạc, hạch thần kinh, sinh dục… Người bị bệnh đau, nổi mụn nước…
●Bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền (sốt Dengue): Phòng bệnh bằng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, nằm màn… Chưa có thuốc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng.
●Bệnh sởi: Thường xảy ra ở trẻ em. Phòng bệnh bằng tiêm văcxin. Chưa có thuốc đặc trị, phòng bội nhiễm bằng kháng sinh.
●Bệnh thuỷ đậu: Thường gặp ở trẻ em, cơ chế gây bội nhiễm do các mụn nước vỡ mủ, vì vậy điều trị bằng các kháng sinh chống bội nhiễm.
●Bệnh đau mắt hột: Viêm màng tiếp hợp. Bệnh lây trực tiếp do dùng chung khăn hoặc tiếp xúc với người bệnh. Điều trị dùng thuốc sát khuẩn, chống bội nhiễm.
vẫn tham khảo bài này :>:
“Đúng là mới đầu khi được học online thì bọn con rất hứng thú vì được tiếp xúc với cách học mới, đặc biệt là qua công nghệ. Học online có rất nhiều cái lợi, giúp cho con mở mang tầm nhìn, có nhiều kỹ năng mới có thể ứng dụng cho cuộc sống thường nhật.
Nhưng càng ngày càng phải học thêm nhiều môn, điều đó đồng nghĩa với việc bài tập nhiều hơn mà thời gian làm bài tập lại ít hơn. Con thì phải dạy sớm để học đến tận tối muộn. Cả ngày ngoài việc ăn, ngủ, học và 1 tiếng tập thể dục, thì con không còn thời gian để làm việc gì khác.
Việc học đối với con ngày càng trở nên áp lực và đôi khi nó biến thành nỗi ám ảnh. Nhiều lúc con có chút thời gian nghỉ cuối tuần nhưng trong đầu vẫn không thể không nghĩ đến số bài tập về nhà vẫn đang chờ con.
Những lúc như thế thì tâm trạng rất tệ, ám ảnh không còn muốn học bất cứ cái gì.
Những thi đua thành tích trong việc học online càng ép bọn con phải vào guồng học và đang dần mất đi thời gian cho bản thân mình.
Có quá nhiều bài phải làm cũng như áp lực và kỳ vọng từ nhà trường, gia đình. Con hoàn toàn hiểu rằng lớp 9 là một năm quan trọng nhưng con cũng mong muốn nhà trường có thể hiểu cho những áp lực của bọn con, để con có thể thoải mái hơn với việc học, cũng như có nhiều thời gian hơn cho những việc khác như nấu ăn, thể thao.
Con cho rằng thời gian này tuy là một quãng thời gian khó khăn, nhưng đó cũng là một cơ hội đáng quý để có thể dành thời gian nhiều hơn bên gia đình, thỏa sức với niềm đam mê riêng của mình.
Thực sự thì đôi khi con cảm thấy bất công vì mặc dù đây là nghỉ thay cho nghỉ hè, nhưng nghỉ hè bọn con có thời gian để học nấu ăn, làm bánh, tập edit video hay thư giãn. Nhưng kỳ nghỉ này cho con quá nhiều áp lực, thậm chí còn nhiều hơn cả khi đi học bình thường.
Con hoàn toàn hiểu rằng các cô cũng vì mong muốn cho bọn con được vào trường tốt và đạt được nguyện vọng của mình, nhưng đối với con việc học sẽ hiệu quả hơn khi bọn con có tâm trạng thoải mái đối với việc học, có thêm thời gian để hoàn thành bài tập trau chuốt hơn.
Cũng vì thế mà con mong rằng, chúng con sẽ được tạo điều kiện để thực hiện việc học song song với việc thư giãn, bổ sung kỹ năng mềm cho mình”.
Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp thì việc nắm chính xác các thông tin về bệnh như cơ chế lây truyền, cách phòng tránh… chính là cách đơn giản nhất để mỗi người dân góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về dịch bệnh bệnh viêm phổi cấp, mời các bạn cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp từ trang tin chính thức của Bộ y tế và ý kiến các chuyên gia y tế.
Virus nCoV là gì?
Hay còn gọi là coronavirus, một loại virus đường hô hấp mới, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Đây là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Cùng với nCoV, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.
Thời gian ủ bệnh do virus nCoV là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh được hiểu là khoảng thời gian từ khi bị lây nhiễm virus cho tới khi khởi phát các triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh viêm phổi cấp ước tính trong khoảng 14 ngày.
Các triệu chứng khi nhiễm virus nCoV là gì?
Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi, suy hô hấp cấp tiến triển, thậm chí tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Sốt, ho khan và khó thở là triệu chứng thường gặp nhất của virus Ncov
Virus nCoV có tồn tại ở bề mặt đồ dùng không? Nếu có thì tồn tại trong bao lâu?
Virus nCoV có tồn tại ở bề mặt đồ dùng. Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ 2019-nCoV có khả năng sống trên bề mặt trong bao lâu. Mặc dù thông tin ban đầu gợi ý rằng virus có thể sống vài giờ trên bề mặt.
Nguy cơ khi mắc 2019-nCoV ở những người khác nhau có khác nhau không?
Thông thường trẻ nhỏ, người già và những người đang bị bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh gan và bệnh hô hấp sẽ có nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn người khác.
Virus nCoV lây lan như thế nào?
Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục.
Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Cơ chế lây bệnh của virus Ncov
Sự khác biệt giữa nhiễm nCoV, cúm hoặc cảm lạnh là gì?
Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm lạnh thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi. Mặc dù nhiều triệu chứng là giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại là các virus khác nhau. Do vậy, rất khó xác định bệnh nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Đó là lý do tại sao cần xét nghiệm để xác định người nhiễm 2019-nCoV.
WHO khuyến cáo những người bị ho, sốt và khó thở nên đi khám sớm. Bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế nếu họ đã đi du lịch trong 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng hoặc đã tiếp xúc gần với người bệnh có các triệu chứng đường hô hấp.
Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm lạnh thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi
Kháng sinh có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nCoV không?
Kháng sinh không có tác dụng diệt virus và chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Chủng mới của virus corona là virus. Do đó không sử dụng kháng sinh như một biện pháp dự phòng hoặc điều trị.
Virus có lây truyền trong không khí hay không?
Có 2 con đường lây lan virus này bao gồm: Một là giọt bắn, bắn trực tiếp từ người bệnh sang người tiếp xúc. Khả năng lây lan phụ thuộc vào việc giọt bắn đi tới đâu, ở đây khoảng cách khoảng 2 mét. Trên 2 mét thì bạn có thể tránh được. Loại thứ hai là khí dung. Kích thước và trọng lượng của một số loại virus rất nhẹ. Nó có thể lơ lửng trong không khí khi mình ho, có thể bị gió thổi bay từ chỗ này sang chỗ khác. Do đó khả năng lây nhiễm bệnh xa hơn, bán kính rộng lớn hơn. Chúng ta cần hiểu rõ hai loại này.
Như vậy virus không lây truyền trong không khí, virus này không đủ nhẹ để bay. Chỉ khi nào giọt bắn tiếp xúc trực tiếp với bạn thì mới có khả năng. Điều này cũng giải thích cho chuyện vì sao mang khẩu trang thông thường cũng có thể ngăn ngừa được virus. Vì khẩu trang có thể cản được giọt bắn.
Đã có loại thuốc đặc hiệu để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV gây ra chưa?
Tính đến ngày 30/1/2020, mặc dù đã có trường hợp khỏi bệnh, nhưng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Theo Bộ Y tế, các cơ sở y tế tập trung điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác.
Đối với những trường hợp dương tính với virus corona sẽ được kiểm soát tình trạng suy hô hấp và hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ chức năng các cơ quan. Ngoài ra, bệnh nhân được dùng thuốc giảm ho, hạ sốt, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, tăng cường sức đề kháng và điều trị bệnh nền nếu có. Việc giám sát và cách ly người nghi nhiễm nCoV cũng là vấn đề quan trọng cấp thiết hiện nay.
Cách phòng tránh bệnh virus corona là gì?
Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng chủ động thực hiện tốt các biện pháp sau:
– Cần che mũi và miệng khi ho, xì mũi bằng khăn/giấy dùng 1 lần
– Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng
– Tránh tiếp xúc bất kỳ ai có dấu hiệu/triệu chứng cảm lạnh hoặc triệu chứng như cúm
– Nên hạn chế đi ra ngoài, hạn chế đám đông, bớt đi lễ hội, chùa chiền
– Ăn uống điều độ, uống nhiều nước, vận động đều đặn
– Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, hạn chế ngồi phòng máy lạnh
– Nhà cửa giữ sạch sẽ, thông thoáng, có ánh nắng càng tốt
– Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị phù hợp
Tham khảo
Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.
Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.
Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.
Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.
Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.
●Bệnh dại: Lây do chó dại, mèo dại cắn truyền virus sang người. Không có thuốc điều trị khi lên cơn dại. Phòng bệnh bằng tiêm văcxin phòng dại.
Bệnh viêm não: Viêm màng não và tuỷ sống do nhiều loại virus. Bệnh lây do vật trung gian là muỗi, ve… Bệnh rất nguy hiểm, khó cứu chữa, tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng vĩnh viễn. Phòng bệnh bằng văcxin chống viêm não B.
●Bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm: Do rất nhiều loại virus gây ra. Bệnh rất nguy hiểm, có thể lây lan rất nhanh. Dịch cúm gia cầm H5N1 hiện nay là một ví dụ.
●Bệnh AIDS do HIV gây ra: Căn bệnh thế kỷ đã giết chết nhiều người và đe doạ nhiều cộng đồng. Lây lan chủ yếu qua đường tình dục và đường máu khi sử dụng bơm tiêm chung chạ, tiêm chích ma tuý… Các thuốc điều trị AIDS hiện nay như AZT, ddl, D4T… chỉ có tác dụng kéo dài thêm sự sống cho người bệnh và chưa có văcxin phòng bệnh.
●Bệnh viêm gan do virus: Có nhiều týp, A, B, C, D, E… Lây lan qua đường tiêu hoá hoặc tiêm truyền. Bệnh rất khó phòng và khó điều trị. Bệnh tiến triển từ từ qua nhiều giai đoạn dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan… Phòng bệnh bằng cách ăn uống vệ sinh, không dùng chung bơm kim tiêm, tìm kháng nguyên HbsAg (+) khi thử máu…
●Bệnh quai bị: Gây biến chứng teo tinh hoàn, khó có con. Virus gây bệnh có trong nước bọt bệnh nhân, lây truyền trực tiếp. Hiện chưa có thuốc đặc trị.
●Bệnh Herpet, bệnh zona: Bệnh cấp tính, gây tổn thương ngoài da, niêm mạc, hạch thần kinh, sinh dục… Người bị bệnh đau, nổi mụn nước…
●Bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền (sốt Dengue): Phòng bệnh bằng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, nằm màn… Chưa có thuốc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng.
●Bệnh sởi: Thường xảy ra ở trẻ em. Phòng bệnh bằng tiêm văcxin. Chưa có thuốc đặc trị, phòng bội nhiễm bằng kháng sinh.
●Bệnh thuỷ đậu: Thường gặp ở trẻ em, cơ chế gây bội nhiễm do các mụn nước vỡ mủ, vì vậy điều trị bằng các kháng sinh chống bội nhiễm.
●Bệnh đau mắt hột: Viêm màng tiếp hợp. Bệnh lây trực tiếp do dùng chung khăn hoặc tiếp xúc với người bệnh. Điều trị dùng thuốc sát khuẩn, chống bội nhiễm.
Một số bệnh do virut: viêm gan, SARS, Rubella, sởi, Zika, H5N1, thủy đậu,...