Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu hỏi hay nhể
mà ngôi sao nổ thì ko bt
chỉ bt vụ nổ big bang thui
🤣🤣🤣🤣🤣🤣🤣🤣🤣🤣🤣🤣🤣🤣🤣
thì chúng ta chết tại vì mặt trời là một ngôi sao.
Nhưng vũ trụ sẽ giàu hơn tại vì khi sao nổ VÀNG phóng ra
HT
xin k
Cảm ơn
Vu tru la mot mau den truoc vu no bigbang. Kien thuc moi do!
trái đất hình tròn.Sau khi nó diễn ra thì trái đất có vệ tinh là mặt trăng và có hình cầu
2.
- Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C).
+ Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C)
+ Nhiệt độ trung bình tháng VII: cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C), khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270C (Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).
- Giải thích:
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.
+ Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.
+ Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,90C).
3.
Nguyên nhân miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước là do:
- Thứ nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, hướng vòng cung, mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng.
- Thứ hai miền nằm ở vị phía Bắc - là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng) với một mùa đông kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn).
- Thứ ba là do vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến nên ít nhận được bức xạ Mặt Trời nhất so với hai miền còn lại.
a) Nguyên nhân chủ yếu gây ra thời tiết lạnh về mùa đông ở vùng Tây bắc
- Do gió mùa đông bắc và độ cao địa hình
- Vùng Tây bắc bị khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn nên ít bị ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc; khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao địa hình bởi vì phần lớn lãnh thổ của vùng có nhiều khối núi cao trên 2.000m, nhiều đỉnh vượt trên 3.000m tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
b) Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa vào thu đông (khoảng tháng 8 đên tháng 1) : do đón nhận trực tiếp của các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển vào (gió mùa đông bắc, Tín phong nửa cầu Bắc), bão, áp thấp nhiệt đớ từ biển Đông dải hội tụ nội chí tuyến.
c) MIền Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại không có đai ôn đới : vì đai ôn đới chỉ xuất hiện ở độ cao trên 2.600mm, trong khi đó đỉnh núi cao nhất của miền mới đạt 2.598m (đỉnh Ngọc Lĩnh)
b, duyên hải miền trung có mưa về thu đông là vì :
mùa đông có gió mùa đông đi qua biển bị biến tính vào đất liền thổi vuông góc với dãy trường sơn bắc gây ra mưa lớn vào thu đông
Vũ trụ hiện tại chưa xác định được kích thước chính xác, nó đã được mở rộng kể từ khi khởi đầu ở vụ nổ Big Bang khoảng 13,8 tỷ năm trước. Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, các thành phần của không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất, vật chất và năng lượng.
Các thành phần chính: Vật chất (baryon) thường ...
Tuổi: 13,799 ± 0,021 tỷ năm
Vũ trụ học là một khoa học còn rất non trẻ. Ngay cả khi Einstein đã đưa ra thuyết hấp dẫn năm 1916, bằng chứng thực nghiệm duy nhất về nguồn gốc vũ trụ chỉ là bầu trời ban đêm tối đen. Nghịch lý Olbers (1823) cho rằng nếu vũ trụ vô tận trong không thời gian thì nó có nhiều sao đến mức khi nhìn lên bầu trời theo bất cứ hướng nào, tia mắt ta bao giờ cũng gặp một ngôi sao. Và ta sẽ thấy bầu trời luôn sáng rực như mặt trời, ngay cả vào ban đêm.
Thuyết Big Bang tiêu chuẩn
Nhưng thực tế bầu trời ban đêm lại tối đen. Thật thú vị là trong bài thơ văn xuôi dài Eureka năm 1848, Edgar Poe (cha đẻ của truyện trinh thám) cho rằng, đó là do các ngôi sao chưa đủ thời gian để chiếu sáng toàn vũ trụ. Vậy bầu trời đêm tối đen chứng tỏ vũ trụ hữu hạn cả trong không gian và thời gian. Không chỉ đứng vững trước thử thách của thời gian mà giả thuyết còn đóng vai trò quyết định trong việc hình thành lý thuyết Big Bang.
Cơ sở lý luận của Big Bang là thuyết tương đối tổng quát, cho rằng không thời gian không phải là cái nền cố định để mọi biến dịch vũ trụ diễn ra trên đó, mà là các đại lượng động lực, phụ thuộc vật chất đồng thời chi phối vật chất. Điều đó dẫn tới việc không thời gian và do đó vũ trụ có thể có khởi đầu và kết thúc, một ý tưởng mà ban đầu chính Einstein cũng tìm cách chống lại.
Bằng chứng quyết định là phát hiện vũ trụ giãn nở của Hubble (Mỹ) những năm 20 của thế kỷ trước. Cho đến lúc đó, dải Ngân hà của chúng ta được xem là toàn bộ vũ trụ. Với viễn kính 100 inch tại núi Wilson, Hubble thấy Tinh vân tiên nữ, một thiên hà sánh đôi cách 2 triệu năm ánh sáng, đang tiến lại gần chúng ta. Khảo sát các thiên hà khác, ông thấy chúng đang tản ra xa. Điều đó có nghĩa vũ trụ gồm hàng tỉ thiên hà đang tản xa nhau.
Vũ trụ hiện đang giãn nở và các thiên hà ngày càng xa nhau chứng tỏ trong quá khứ chúng gần nhau, khi vũ trụ có kích thước nhỏ hơn. Suy diễn ngược thời gian mãi sẽ đi đến thời điểm khai sinh, khi toàn vũ trụ tập trung tại một điểm, nơi có mật độ và độ cong không thời gian vô hạn. Và một vụ bùng nổ 13,7 tỉ năm trước đã khiến vũ trụ sinh thành. Đó là mô hình Big Bang tiêu chuẩn.
Năm 1946, nhà vật lý Mỹ gốc Nga Gamow thấy rằng, ngọn lửa sáng thế buổi hồng hoang vẫn để lại “vết lông ngỗng” qua bức xạ tàn dư trải trên toàn vũ trụ, nay lạnh chỉ còn cỡ 30 trên 00 tuyệt đối. Năm 1965, hai kỹ sư vô tuyến Penzias và Wilson tình cờ phát hiện được bức xạ này khi chế tạo một ăngten có thể bắt sóng từ vệ tinh. Như từng xảy ra trong lịch sử, giải Nobel danh giá được trao cho phát kiến tình cờ của hai người khá ngoại đạo! Năm 1992, vệ tinh COBE (Mỹ) đo được phông bức xạ này với độ chính xác rất cao. Và Big Bang được thừa nhận rộng rãi.
Khá hài hước là cái tên Big Bang lại do nhà thiên văn Hoyle đặt ra năm 1950 trong loạt bài Nguồn gốc vũ trụ trên Đài BBC để chế diễu lý thuyết. Ông là người đề xuất thuyết vũ trụ dừng năm 1948, theo đó vũ trụ không có khởi đầu và kết thúc. Sau khám phá bức xạ tàn dư, nó đã chết vẻ vang như nhiều lý thuyết khoa học khác.
Big Bang từ đâu xuất hiện? Có giả thuyết cho rằng Vụ nổ lớn là kết quả của Vụ co lớn (Big Crunch) trước đó, khi lực hấp dẫn thắng dần sự giãn nở và vũ trụ bắt đầu co về một điểm. Nói cách khác Big Bang là điểm chuyển pha giữa các pha co giãn xen kẽ nhau của vũ trụ.
Nhược điểm chí tử của mô hình trên là bài toán kì dị. Tại Big Bang, do kích thước nhỏ vô hạn, nên mật độ năng lượng hay độ cong không thời gian lớn vô hạn, điều không có trên thực tế. Đó là vì thuyết tương đối tổng quát là lý thuyết về các hiện tượng vĩ mô, nên không mô tả các thăng giáng lượng tử đặc trưng cho thế giới vi mô. Với Vụ nổ lớn hay lỗ đen, là các thực tại vật lý vừa nhỏ (nơi các hiệu ứng lượng tử chi phối), vừa nặng (nơi các hiệu ứng hấp dẫn chi phối), cần một lý thuyết thống nhất giữa thuyết lượng tử và thuyết tương đối. Đó là thuyết hấp dẫn lượng tử.--PageBreak--
Lý thuyết dây và Big Bang
Trong số các thuyết hấp dẫn lượng tử, lý thuyết Dây là một trong hai tiếp cận khả quan nhất, cùng thuyết hấp dẫn lượng tử vòng. Quan điểm truyền thống xem hạt cơ bản là chất điểm không kích thước. Và đó chính là lý do xuất hiện các giá trị lớn vô cùng. Lý thuyết Dây tránh điều đó bằng cách giả thuyết bản thể vũ trụ là dây một chiều, màng hai chiều hay các thực thể nhiều chiều hơn. Chúng có kích thước rất nhỏ, nhưng không bằng không (lớn gấp 10 lần độ dài Planck, 10-33cm, là kích thước nhỏ nhất còn có ý nghĩa vật lý).
Giống sợi dây đàn dao động sẽ tạo ra các nốt nhạc, dây hay màng dao động trong không thời gian 11 chiều sẽ tạo ra mọi hạt cơ bản đã biết và chưa biết. Trong khi thuyết tương đối cho rằng vũ trụ có thể có kích thước zero; lý thuyết Dây cho rằng độ dài Planck là kích thước giới hạn của vũ trụ, vì đã chứng minh được rằng, các quy luật của thế giới dưới thang Planck hoàn toàn giống các quy luật của thế giới trên thang Planck. Nói cách khác vũ trụ vi mô hoàn toàn đồng nhất với vũ trụ vĩ mô, mà kích thước Planck chính là ranh giới.
Lý thuyết Dây đưa ra hai kịch bản khác kịch bản của thuyết tương đối. Đó là thuyết tiền Big Bang và thuyết màng va chạm.
Thuyết tiền Big Bang do nhà vật lý Ý Veneziano, cha đẻ của lý thuyết Dây, đưa ra năm 1991. Theo đó trong một vũ trụ vẫn đang tồn tại, có một vùng lực hấp dẫn đủ mạnh để hút vật chất co về Vụ co lớn. Khi Vụ co lớn đạt kích thước Planck thì nó bùng nổ thành Vụ nổ lớn. Và vũ trụ của chúng ta chính là một vụ nổ như thế khoảng 13,7 tỉ năm trước. Đó là một đơn vũ trụ (universe) tự thân co giãn trong một đa vũ trụ (multiverse), thuật ngữ của nhà thiên văn Anh mang tước hiệp sĩ Martin Rees.
Năm 2001, năm nhà khoa học Anh - Mỹ, đứng đầu là Steinhardt và Turok, đưa ra mô hình khác cũng dựa trên lý thuyết Dây. Theo đó vũ trụ chúng ta là một màng đa chiều trôi trong không gian nhiều chiều hơn. Vụ nổ lớn 13,7 tỉ năm trước chính là cú va chạm giữa màng của chúng ta với một màng khác nằm song song theo chiều dư. Va chạm có thể xảy ra nhiều lần, trước va chạm hai màng co lại, sau va chạm hai màng giãn nở, như Hubble đã thấy.
Một ưu điểm của mô hình tiền Big Bang là vũ trụ chúng ta có thể tự co giãn, trong khi mô hình va chạm cần thêm vũ trụ song song. Ngược lại, một ưu điểm của thuyết màng va chạm là giải quyết được bài toán vật chất và năng lượng tối nan giải. Đó chính là vật chất thông thường ở màng bên cạnh mà ta không “thấy” gì ngoài lực hấp dẫn.
Phải chăng đó chỉ là những giả thuyết không thể kiểm chứng? Không phải như vậy, ba kịch bản trên đều đưa ra tiên đoán về mật độ năng lượng và tần số sóng hấp dẫn. Trong vòng 10 năm tới, các vệ tinh Planck, LIGO và VIRGO sẽ được phóng lên quỹ đạo nhằm thu thập số liệu. Khi đó hoặc một kịch bản vượt vũ môn, hoặc cả ba đều thất bại. Và khoa học sẽ phải tìm một mô hình vũ trụ mới.
Đa vũ trụ ra đời như thế nào?
Trên đây là ba kịch bản ra đời của vũ trụ của chúng ta. Vậy đa vũ trụ xuất hiện từ đâu và xuất hiện như thế nào? Câu trả lời là đa vũ trụ xuất hiện từ hư vô do nguyên lý bất định. Theo quan điểm vật lý, hư vô không phải là không có gì, mà chứa đầy các thăng giáng lượng tử xuất hiện do nguyên lý bất định Heisenberg.
Nguyên lý này nói rằng, giá trị tuyệt đối và thăng giáng của các trường vật lý không thể xác định chính xác đồng thời. Nên các trường phải luôn thăng giáng quanh giá trị zero, vì nếu trường bằng zero thì thăng giáng của nó cũng bằng zero. Có nghĩa giá trị và thăng giáng của trường lại chính xác đồng thời (đều bằng zero). Đó là điều nguyên lý bất định cấm, nên trường phải khác không và luôn thăng giáng. Điều đó có nghĩa các “bọt năng lượng” luôn sinh ra và mất đi. Và một số bọt có thể thăng giáng đủ mạnh để giãn nở và trở thành các đơn vũ trụ như vũ trụ của chúng ta.
Như vậy, các đơn vũ trụ có thể sinh thành và tan vỡ không ngừng như trong trò thổi bong bóng xà phòng. Còn đa vũ trụ thì sao? Câu trả lời liên quan với tổng năng lượng. Năng lượng chứa trong vật chất là dương, còn năng lượng hấp dẫn giữa chúng là âm. Nếu đa vũ trụ là “phẳng” trong không thời gian đa chiều, giá trị hai năng lượng bằng nhau và tổng năng lượng toàn vũ trụ bằng không. Và nguyên lý bất định cho phép nó tồn tại mãi mãi. Vẫn hiện hữu mà vẫn lại là số không, vũ trụ chính là biểu hiện của triết lý sắc sắc không không của đạo Phật, ít ra là về ngôn ngữ.
Vậy tại sao lại có hư vô và nguyên lý bất định để vũ trụ tự sinh tự diệt? Người viết bài này cho rằng khoa học không thể đưa ra lời giải đáp. Và đó là một trong những lý do tồn tại vĩnh hằng của nghệ thuật hay tôn giáo
chắc cả hai loại sẽ chiến tranh, hoặc sống hòa đồng với nhau
Có một dạng sống có não to hơn con người, là cá heo
Cũng có một loài khỉ thông minh hơn con người, nhưng chắc là chúng đã quen với việc sống hoang nên ko phát triển
HT và $$$
Thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” là cơ hội dân số chỉ xảy ra một lần và trong một khoảng thời gian nhất định – với nhiều thuận lợi cũng như thách thức cho tăng trưởng, phát triển kinh tế. Do đó, chính phủ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển rất quan tâm đến việc tận dụng cơ hội "dân số vàng" này để có những bước nhảy vọt trong tăng trưởng và phát triển.
Nhật Bản đã kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” vào thời điểm 1965-2000, đây là giai đoạn chứng kiến sự bùng nổ kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt từ giữa những năm 50 đến cuối những năm 80 thế kỷ trước.
Trong thời kỳ này, gắn liền với chính sách kinh tế, Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt chính sách nhất quán và hành động tích cực để xây dựng một hệ thống giáo dục tốt, tạo ra lực lượng lao động có giáo dục và kỹ năng cho bộ phận dân số mà trong những năm 60 được gọi là “những quả trứng vàng.”
Chính sách y tế cũng được đặc biệt coi trọng với mạng lưới cơ sở chăm sóc y tế được xây dựng nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu mang tính đặc trưng của từng vùng, khu vực.
Tuy nhiên, hiện nay “cơ cấu dân số vàng” dần kết thúc trong bối cảnh tổng tỷ suất sinh ngày càng giảm mạnh (xuống mức 1,3 vào năm 2007) nên Nhật Bản lại đối mặt với một vấn đề dân số nghiêm trọng là tỷ số phụ thuộc già tăng nhanh chưa từng có.
Chính phủ Nhật Bản đang tìm mọi biện pháp để giảm thiểu gánh nặng từ "làn sóng chuyển đổi dân số lần thứ hai," theo hướng già hóa.
Tại Hàn Quốc, cơ cấu dân số vàng diễn ra trong vòng 49 năm (1965-2014). Đây cũng chính là giai đoạn Hàn Quốc trải nghiệm tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt từ đầu những năm 60 cho đến giữa những năm 80.
Từ một nước nghèo với thu nhập bình quân đầu người 60 USD/năm vào năm 1948, hiện nay, Hàn Quốc vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ ba ở châu Á và thứ 13 trên thế giới.
Để thúc đẩy tăng trưởng các ngành công nghiệp chủ đạo nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, chính phủ Hàn Quốc cũng xây dựng nhiều chiến lược đầu tư có trọng điểm cho phát triển nguồn nhân lực với sự chú trọng đặc biệt vào hệ thống giáo dục và y tế.
Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore tận dụng dấu hiệu của chuyển đổi dân số từ cuối những năm 70 để tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng mức bao phủ và chất lượng của hệ thống giáo dục là một minh chứng cụ thể.
Trong khi đó, Philippines có cùng chất lượng nguồn nhân lực xét theo mức độ giáo dục và y tế nhưng lại tăng trưởng chậm do tỷ lệ sinh quá cao và chất lượng thể chế chưa tốt.
Thái Lan cũng thể hiện các nỗ lực xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho tăng trưởng bằng các chính sách giáo dục, y tế mạnh mẽ gắn liền với chiến lược phát triển của một số ngành sản xuất chủ lực.
Giải pháp cho Việt Nam
Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh cho Việt Nam với lực lượng lao động trẻ, dồi dào nhưng lại là thách thức lớn vì hiện nay còn khoảng 70% lao động chưa được đào tạo nghề.
Bên cạnh đó, khoảng 70% dân số ở nông thôn, trong khi nông dân hiện nay mới sử dụng 40% thời gian cho sản xuất nông nghiệp, còn lại 60% thời gian là nông nhàn.
Thu nhập thấp, thiếu việc làm, chất lượng sống và chất lượng dân số chưa cao, tốc độ già hóa nhanh, chi phí an sinh xã hội lớn cũng là những thách thức đặt ra với Việt Nam.
Theo giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Ðại học Kinh tế quốc dân), thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" đang mang lại cơ hội lớn để Việt Nam vượt qua các thách thức, nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Gia đình ít con, thu nhập tăng và áp lực dân số lên hệ thống giáo dục đã được tháo gỡ. Dân số trong độ tuổi đi học (5-24 tuổi) giảm từ hơn 33,2 triệu người năm 1999 xuống còn khoảng 29,5 triệu người năm 2013.
Bối cảnh này đã tạo thuận lợi lớn cho gia đình và xã hội chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ.
Ðầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đạt 20% tổng chi ngân sách nhà nước, vào loại cao trên thế giới. Kết quả này tạo điều kiện để Việt Nam phát triển giáo dục từ chiều rộng sang chiều sâu.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đình Cử cũng nhấn mạnh mỏ vàng không khai thác thì còn, "cơ cấu dân số vàng" nếu không khai thác thì sẽ hết. Vì vậy, để đưa đất nước đi lên, phát triển bền vững, tránh được "bẫy thu nhập trung bình" và đương đầu được với thách thức dân số "siêu già" của thời kỳ "hậu dân số vàng," cần tận dụng những vận hội do "cơ cấu dân số vàng" mang lại, thông qua đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra và tìm kiếm nhiều việc làm có thu nhập cao, cả ở trong và ngoài nước, hạn chế tiêu dùng xa xỉ, nâng cao tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư.
Tiến sỹ Hồ Văn Hoành (Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam) đề xuất Chính phủ cần tập trung rà soát để bổ sung chính sách phù hợp với tình hình mới nhằm kéo dài thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” đó là giáo dục đào tạo; lao động, việc làm, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; chính sách xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời; chính sách về thị trường lao động và chuyển dịch lao động; dân số và y tế; chính sách an sinh xã hội...
Bên cạnh đó, thời kỳ dân số vàng và già hóa dân số ở nước ta diễn ra cùng một lúc nên Nhà nước cần có những chính sách nhằm tận dụng ở mức cao nhất đối với bộ phận dân số là người cao tuổi, khuyến khích họ tham gia vào phát triển kinh tế-xã hội, nhất là đối với những người với độ tuổi từ 55-75 còn sức khỏe, đặc biệt đối với các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân, nghệ nhân, bác sỹ, những người sau khi nghỉ hưu vẫn còn khả năng lao động tham gia đóng góp phát triển kinh tế, xã hội.
Theo dự báo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), dân số Việt Nam đến năm 2040 sẽ đạt khoảng 104 triệu người. Đây là cũng thời điểm Việt Nam kết thúc thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" và dân số bắt đầu già hóa nhanh.
Chính vì vậy, ông Arthur Erken, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam phải nắm bắt lấy cơ hội xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho thời kỳ chuyển đổi dân số, trong đó, cần phải chú trọng đầu tư vào thế hệ trẻ ngay từ bây giờ.
Lực lượng dân số trẻ phải được chăm sóc về sức khỏe và được đào tạo kỹ năng tốt để có thể đóng góp vào sự phát triển của kinh tế xã hội khi bước vào thời kỳ già hóa dân số đang đến gần./.