K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2017

Đáp án C

Câu 1: Quan niệm về độc giả của văn học Việt Nam sau năm 1975 có gì mới?A. Độc giả là những đối tượng để tuyên truyền, giác ngộB. Độc giả là người mua hàng, nhà văn là người bán hàngC. Độc giả là những người bạn để giao lưu, dối thoại một cách bình đẳngD. Độc giả là người hoàn toàn quyết định số phận của nhà vănCâu 2: Giai đoạn 1945-1975, văn học Việt Nam đã tìm...
Đọc tiếp

Câu 1: Quan niệm về độc giả của văn học Việt Nam sau năm 1975 có gì mới?

A. Độc giả là những đối tượng để tuyên truyền, giác ngộ

B. Độc giả là người mua hàng, nhà văn là người bán hàng

C. Độc giả là những người bạn để giao lưu, dối thoại một cách bình đẳng

D. Độc giả là người hoàn toàn quyết định số phận của nhà văn

Câu 2: Giai đoạn 1945-1975, văn học Việt Nam đã tìm đến những hình thức nghệ thuật nào để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của đại chúng

A. Mới mẻ đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ nghệ thuật tinh tế, trau chuốt.

B. Hấp dẫn đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ cầu kì, đa nghĩa

C. Quen thuộc đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu

D. Dễ dãi đối với nhân dân, được thể hiện bằng ngôn ngữ bình dân, suồng sã

Chuối là một trong những loại trái cây hấp dẫn, chúng không chỉ mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào mà mà còn có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Theo https://phukhoa365.net/ Ước tính, nhu cầu xuất khẩu chuối toàn cầu đạt khoảng 18 triệu tấn (2015), một nửa số này đã đến Hoa Kỳ và thị trường Châu Âu.

1. Chuối là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng

Quả Chuối là một trong những loại cây lương thực quan trọng nhất trên hành tinh. Nó là loại thực vật thuộc họ Musa có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được trồng nhiều ở các khu vực ấm áp. Chuối là một nguồn chất xơ lành mạnh, giàu kali, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa và các phytonutrients.

Chuối có nhiều loại và kích cỡ khác nhau. Màu sắc thường dao động từ màu xanh đến màu vàng. Tuy nhiên, hiện nay có thêm một số giống chuối màu đỏ.

Chuối là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, bởi nó có chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu và cung cấp lợi ích cho tiêu hoá, sức khoẻ tim và giảm cân. Bên cạnh đó, chuối cũng là một món ăn vặt rất tiện lợi.

Nghiên cứu phân tích tổng hợp năm 2017 được công bố bởi Bộ phận khoa học Y khoa Prilozi cho rằng, chuối xanh chưa chín mang lại một số lợi ích sức khỏe. Chúng có thể giúp kiểm soát các vấn đề về đường tiêu hoá như tiêu chảy và loét, giảm cholesterol và huyết áp. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã gợi ý rằng các chất thảo dược trong chuối xanh có thể cung cấp điều trị có bệnh nhân HIV.

2. Giá trị dinh dưỡng quả chuối

Các thành phần dinh dưỡng trong chuối có kích cỡ trung bình (100 gam): 89 calo, 75% nước, 1.1 gam protein, 22.8 gam carbohydrate, 12.2 gam đường, 2.6 gam chất xơ, 0.3 gam chất béo.

2.1. Carbohydrate

Chuối là nguồn carbohydrate phong phú. Nó chủ yếu xuất hiện dưới dạng tinh bột trong chuối chưa chín và đường trong chuối đã chín. Trong quá trình chuối chín thì các thành phần carbohydrate sẽ thay đổi mạnh.

Chuối chưa chín có thành phần chính là tinh bột. Chuối xanh có chứa khoảng 80% tinh bột khô. Trong quá trình chín, tinh bột được chuyển thành đường và cuối cùng chỉ còn dưới 1% tinh bột khi chuối chín hoàn toàn. Các loại đường phổ biến nhất có trong chuối chín là sucrose, fructose và glucose. Trong chuối chín, tổng lượng đường có thể đạt hơn 16% trọng lượng tươi.

Chuối có chỉ số đường huyết tương đối thấp (GI) nằm trong khoảng từ 42-58 và chỉ số này tùy thuộc vào độ chín của chúng. GI là thước đo mức độ carbohydrate trong thực phẩm xâm nhập vào máu và làm tăng lượng đường trong máu. Các loại chuối dài có hàm lượng tinh bột và chất xơ cao và nó được đánh giá là loại có chỉ số đường huyết thấp.

2.2. Chất xơ

Dinh dưỡng của chuối chưa chín có một tỷ lệ cao kháng tinh bột. Chất này khi được đưa vào ruột sẽ không được tiêu hoá. Trong ruột già, tinh bột này được lên men bởi vi khuẩn để tạo thành butyrate-là một loại acid béo chuỗi ngắn-có tác dụng có lợi cho sức khỏe đường ruột.

Chuối cũng là nguồn thực phẩm có chứa nhiều loại chất xơ khác chẳng hạn như pectin. Một số pectin trong chuối có thể hoà tan trong nước. Khi chuối chín, tỷ lệ pectin tan trong nước tăng lên, đó là lý do khiến cho chuối trở nên mềm hơn khi chúng già đi.

2.3. Vitamin và chất khoáng

Vitamin và chất khoáng là thành phần dinh dưỡng của chuối không thể không nhắc tới, bởi nó là có chứa nhiều thành phần tốt đặc biệt như kali, vitamin B6 và vitamin C.

Kali: Chuối là một nguồn kali tốt. Một chế độ ăn nhiều kali có thể giúp giảm huyết áp ở những người có mức huyết áp tăng cao và có lợi cho sức khỏe của tim.

Vitamin B6: Một quả chuối cỡ trung bình có thể cung cấp 33% nhu cầu hàng ngày về hàm lượng vitamin B6.

Vitamin C: Giống như hầu hết các loại trái cây. Chuối cũng là nguồn cung cấp vitamin C khá phong phú.

2.4. Một số chất khác

Trái cây và rau quả thường có chứa nhiều loại hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học và chuối cũng không ngoại lệ.

Dopamine: Mặc dù nó là chất dẫn truyền thần kinh quan trong trong não, nhưng dopamine từ chuối không vượt qua hàng rào máu não để gây ảnh hưởng đến tâm trạng. Thay vào đó, nó hoạt động như một chất chống oxy hoá.

Catechin: Đây là một flavonoid chất oxy hoá được tìm thấy trong chuối và chúng có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

3. Một số lợi ích về dinh dưỡng có trong quả chuối

3.1. Chuối chứa các chất dinh dưỡng mà duy trì ổn định hàm lượng đường trong máu

Chuối rất giàu pectin là một loại chất xơ mang lại bởi cấu trúc dạng xốp. Chuối chưa chín chứa kháng tinh bột hoạt động như chất xơ hoà tan và được đào thải qua đường tiêu hoá. Các pectin và kháng tinh bột trong chuối có thể làm giảm lượng đường trong máu sau khi ăn và giảm các cảm giác thèm ăn bằng cách làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày.

3.2. Chuối giúp cải thiện tiêu hoá

Chất xơ có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm cải thiện tiêu hoá. Một quả chuối cỡ trung bình có khoảng 3 gam chất xơ. Với hàm lượng này chuối trở thành nguồn chất xơ khá tốt. Chuối chứa hai loại chất xơ chính:

  • Pectin: Hàm lượng chất này sẽ giảm khi chuối chín.

  • Kháng tinh bột: Chất này cũng được tìm thấy trong chuối chưa chín. Kháng tinh bột được thải bỏ qua quá trình tiêu hoá và kết thúc ở ruột già-nơi nó trở thành thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong ruột.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đề xuất pectin có thể giúp bảo vệ và chống lại ung thư kết tràng.

3.3 Chuối có thể giúp giảm cân

Tuy không có nghiên cứu ngào trực tiếp thử nghiệm tác dụng của chuối đối với việc giảm cân, nhưng do chuối có một số thuộc tính tốt nên nó trở thành thực phẩm giảm cân thân thiện.

Đối với người bắt đầu giảm cân thì chuối là lựa chọn tốt bởi vì nó có chứa ít calo nhưng rất bổ dưỡng. Hơn nữa, chuối chưa chín gồm có thành phần kháng tinh bột nên nó sẽ làm cho có cảm giác no lâu và giảm sự thèm ăn.

>>> Tìm hiểu thêm lợi ích của quả chuối tại bài viết https://phukhoa365.net/qua-chuoi-ham-luong-dinh-duong-va-cac-mon-an-tu-chuoi/ 

0
3 tháng 4 2017

Đáp án C

11 tháng 5 2017

a. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:

- Bác coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng.

- Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương.

- Chú ý đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn nội dung và hình thức thế hiện, tạo ra tính đa dạng, phong phú và hiệu quả cao.

b. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh giúp ta hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm văn học của Người: Đó là những sáng tác chủ yếu nhằm mục đích phục vụ sự nghiệp cách mạng.



22 tháng 7 2019

Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:

- Lấy văn học làm vũ khí chiến đấu, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ

- Chú trọng tới tính chân thật và tính dân tộc

- Xác định rõ đối tượng, mục đích quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm

- Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá gắn với sự nghiệp cách mạng. Thơ văn của Người: tư tưởng sâu sắc, phản ánh tâm hồn, tình cảm rộng lớn.

9 tháng 9 2021

+ Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 vận động và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm.

Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu, văn học tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc.

11 tháng 9 2021

+Văn học Việt Nam từ năm 1945-1975 vận động và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm 

+ Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề dân tộc lên hàng đầu, văn học tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, toàn dân tộc.

 

19 tháng 2 2017

Thành tựu văn học văn học 1975- hết thế kỉ XX

- Thơ ca: không đạt được sự lôi cuốn hấp dẫn nhưng có sự đổi mới, mở rộng đề tài, nội dung, hình thức

- Văn xuôi khởi sắc: tiểu thuyết chống tiêu cực, truyện ngắn thế sự (truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

- Phóng sự điều tra nhìn thẳng vào hiện thực, nhiều phóng sự đã thu hút sự chú ý của người đọc

- Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn bình văn học cũng có nghĩa đổi mới.

7 tháng 1 2019

Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động, biến chuyển.

Đáp án cần chọn: B

24 tháng 6 2016

a. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

+ Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943) > yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân, tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.

+ Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.

+ Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc…).

Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng.

b. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu

Chia làm 3 chặng

+ 1945- 1954:

- 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh, Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu…)

- Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.

-  Thể loại:

· Truyện và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến (Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân…), hình thành những tác phẩm khá dày dặn (Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Đất nứớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài…)

· Thơ: đạt được nhiều thành tựu ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiên của Quang Dũng…)

· Kịch: một số vở kịch gây sự chú ý (Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng,…)

+ 1955 - 1964:

- Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, lạc quan…

- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống.

· Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Trứớc giờ nổ súng…)

· Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm, Vỡ bờ…)

· Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch…)

- Kịch nói: một số tác phẩm được dư luận chú ý.

+ 1965 - 1975:

- Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Văn xuôi:

· Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…)

· Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…)

· Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc

o Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực.

o Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận

o Ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…

· Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.

Văn học vùng địch tạm chiếm: vì nhiều lí do không đạt được nhiều thành tựu lớn nếu đánh giá cả mặt tư tưởng và nghệ thuật.

c. Những đặc điểm cơ bản

c.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước > Đặc điểm bản chất của văn học từ năm 1945- 1975.

+ Mô hình nhà văn - chiến sĩ

+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.

+ Sự vận động, phát triển của văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc> văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc.

c.2. Nền văn học hướng về đại chúng

+ Đại chúng: đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, nguồn bổ sung cho lực lượng sáng tác.

+ Nội dung: cuộc sống nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng…

+ Hình thức: ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng; hình ảnh lấy từ kho tàng văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, trong sáng. 

c.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn > Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945- 1975.

+ Khuynh hướng sử thi:

- Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc

- Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.

+ Cảm hứng lãng mạn:

- Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng.

- Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước.

Ø Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.

+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học 1945- 1975.

24 tháng 6 2016

- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước

- Nền văn học hướng về đại chúng

- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.