Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Viếng lăng Bác” là một bài thơ hay của Viễn Phương viết về Bác Hồ năm 1976, khi tác giả từ Nam ra Bắc thăm lăng Bác. Lúc ấy, lăng Bác cũng mứi khánh thành không lâu. Bài thơ thu hút người đọc bằng cảm xúc chân thành và những hình ảnh ẩn dụ đẹp.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã rất xúc động khi đứng trước lăng Bác:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Từ đầu, tác giả đã bộc lộ cảm xúc một cách chân thực: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Từ cách xưng hô “Con-Bác’ ta có thể thấy được sự gần gũi của tác giả, hay nói đúng hơn, là cả dân tộc Việt Nam đối với Bác. Câu thơ như là lời nói của người con về thăm cha mình sau những tháng ngày xa cách. Bởi vì giờ đây, Người không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, mà còn là người cha già của năm mươi tư dân tộc anh em trên đất nước này:
“Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ”
(Tố Hữu)
Lúc đến trước lăng, thi sĩ đã nhìn thấy trong màn sương mờ ảo bóng dáng những hàng tre “bát ngát”. Với hàng tre, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ đến những hình ảnh binh dị, thân thuộc ở làng quê. Nhưng hàng tre “xanh xanh Việt Nam” lại gợi nhiều liên tưởng. Hàng tre cần cù, chịu khó, can đảm,… là biểu tượng của con người Việt Nam. Quanh lăng Bác, hàng tre cũng là đội quân danh dự canh giấc ngủ cho Người. Dù có “bão táp mưa sa” như thế nào đi chăng nữa tre vẫn luôn “thẳng hàng”. Thể hiện cả dân tộc Việt Nam luôn hướng về Bác với tấm lòng thành kính, yêu thương.
Nếu mở đầu bài thơ là cái nhìn bao quát xung quanh lăng Bác thì đến khổ hai, tác giả của chúng ta được đến gần và nhìn lăng rõ ràng hơn:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Trong nền thơ ca Việt Nam, có rất nhiều hình ảnh mặt trời được nhắc đến:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
(Nguyễn Khoa Điềm)
Hay “Mặt trời chân lý chói qua tim”
(Tố Hữu)
Nhưng với “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương lại rất độc đáo khi so sánh Người với mặt trời. Nếu như mặt trời là vầng thái dương, soi sáng cho vạn vật thì Bác lại là một “Mặt trời trong lăng”. Chính “mặt trời” ấy đã soi lối cho cách mạng Việt Nam, đem đến độc lập tự do, cơm no áo ấm và cả tình yêu thương cho dân tộc Việt Nam. Giống như mặt trời, Bác mãi tỏa sáng rất đỏ trong tim mỗi người dân Việt Nam. Hình ảnh của Bác được hiện lên vừa cao quý, vĩ đại, vừa gần gũi, đời thường.
Cùng với “mặt trời đi qua trên lăng” là “dòng người đi trong thương nhớ”. Dòng người lặng lẽ xếp hàng vào thăm lăng, kết thành một vòng tròn như là tràng hoa dâng lên Người. Mỗi tuổi của Bác là một “mùa xuân”. Bởi lẽ chính Bác cũng đã viết:"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội".
Bước vào trong lăng, hình ảnh Bác vẫn đang nằm ngủ khiến tác giả không ghìm nỗi cảm xúc nhớ thương, sững sờ, nghẹn ngào và cả đau đớn:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
Bác vẫn nằm đấy, trên trời là ánh trăng sáng rực giữa bầu trời đêm. “Vầng trăng” vẫn còn đấy, người bạn tri kỉ của Bác vẫn tỏa sáng giữa màn đêm hiu quạnh. Nhưng Bác đã đi xa rồi. Không, Bác vẫn còn sống, sống trong tim của hàng triệu con người Việt Nam và bao nhiêu người yêu hòa bình khác. Chỉ là Bác đang ngủ mà thôi. “Vầng trăng”, “trời xanh” và cả “mặt trời” đều bất tử với thiên nhiên, thì Bác sẽ mãi bất tử trong tim chúng ta – những người con của Bác. Dẫu Bác mãi bất tử trong sự nghiệp của chúng ta, nhưng con tim của thi sĩ lại đau đớn vô cùng. Đau đớn vì mất Bác, vì thiếu vắng tình yêu thương của người cha già: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
Một từ “nhói” thôi cũng đã thể hiện hết được nỗi quặn đau như thắt lại ở trong tim mà không gì có thể bù đắp được. Đến khi chia tay Bác, nỗi quặn đau ấy như trào lên dữ dội trong tim Viễn Phương:
“Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
Niềm thương cảm đến dâng trào nước mắt. Như một người con sắp phải xa cha một lần nữa, Viễn Phương vẫn lưu luyến mãi không rời. Ước muốn được hóa thân thành “con chim hót quanh lăng”, “bông hoa tỏa hương” và “cả cây tre trung hiếu” để được đền ơn Bác – người đã hi sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Điệp ngữ “muốn làm” như muốn bộc lộ toàn bộ những tâm tư tình cảm của tác giả đối với Người. Đó là một khung cảnh xúc động, xen lẫn với tấm lòng chân thành, thành kính và biết ơn sâu sắc vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
“Viếng lăng Bác” là một bài thơ hay viết về Bác Hồ kính yêu khi Bác đã đi xa nên được phổ thành nhạc bởi nhạc sĩ Trần Hoàn.
Bài thơ là tấm lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác. Bằng những hình ảnh ẩn dụ đẹp, tác giả đã nói lên được tình yêu thương một cách rõ ràng và chân thực. Đây không chỉ là tâm tư tình cảm của riêng tác giả nữa mà là của cả dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
Khổ 4: Ước nguyện của tác giả và cảm xúc khi rời xa.
- Cảm xúc bộc lộ trực tiếp (thương trào nước mắt) diễn tả sự lưu luyến, nhớ thương.
- Điệp ngữ " muốn làm" : thể hiện ước nguyện chân thành, gần gũi, thiết tha, mãnh liệt.
- Làm con chim, đóa hoa, cây tre. Chúng đều là sự vật nhỏ bé, bình dị nhưng mang nhiều ý nghĩa => Muốn được ở mãi bên Bác - người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
- Hình ảnh cây tre trung hiếu ( nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ): thể hiện lòng kính yêu, trung thành, biết ơn vô hạn cuat nhà thơ đối với Bác.
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhưng lại có phong cách rất giản dị, gần gũi phong cách của các tầng lớp nhân dân lao động. Ở Người có sự kết hợp phong cách của một nhà hiền triết phương Đông (ông đồ xứ Nghệ ) với phong cách lịch lãm của một chính khách phương Tây.
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như nhiều nhà chính trị đã đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ từ tư duy đến hành động : phong cách lãnh đạo, phong cách công tác, phong cách sinh hoạt, phong cách nói, phong cách viết ...
- Đặc điểm nổi bậc của phong cách tư duy Hồ Chí Minh là độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, là thận trọng, chu đáo, sâu sát, tỉ mỉ, là lời nói phải đi đôi với việc làm...
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là sự giản dị, tiết kiệm và sự gần gũi, chan hoà với mọi người tạo nên phong cách giao tiếp riêng, rất lịch sự nhưng chân thành và ấm áp, bên cạnh phong cách đó là tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của một người luôn biết làm chủ. Tình cảm đó chính là nguồn cảm xúc dồi dào để Người sáng tác những bài thơ nói về thiên nhiên, đất nước, con người. Với Hồ Chí Minh, khi hoạt động bí mật trong rừng sâu hay khi hoà bình về thành phố, thiên nhiên, với những “ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” luôn gần gũi, gắn bó với cuộc sống của Người ...
tác giả đã liên hệ lối sống của bác vs cách sống của những bậc hiền triết : nguyễn trãi
tác dụng thể hiện lối sống giản dị thanh cao
+phong cách HCM : kết hợp hài hoà giữa văn hoá truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại
từ đó em học tập được lối sống vô cùng giản dị của người chủ tịch ,lối sống vô cùng đơn giản mang lại sự gần gũi giữa bác và mọi nhân dân
"mik cũng đang học nên có ghi nhiều lắm ,ko bt đúng ko :))
Những hình ảnh so sánh và liên tưởng của tác giả về phong cách sống của Bác đến những nhân vật khác là:
Một là sự so sánh đến việc trên thế giới không bao giờ có một vị lãnh tụ, tổng thống hay vua hiền nào có thể sống giản dị, thanh bạch và tiết chế như Bác.
Hai là sự liên tưởng đến sự tương đồng trong lối sống của Bác với các danh nho, nhà hiền triết dân tộc xưa kia như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Việc so sánh và liên tưởng như vậy để khẳng định được phẩm chất giản dị, thanh cao đặc biệt của Bác. Đó là đức tính giản dị, thanh bạch vô cùng đáng quý của vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN. Đồng thời, đó cũng là lối sống gần gũi với thiên nhiên, là lối sống giản dị để nuôi dưỡng tâm hồn được an nhiên mà vẫn sôi nổi, thanh bạch và yêu sự nghiệp đấu tranh cách mạng của chính mình mà ta thấy được ở Bác Hồ.
- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;
- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, cái quạt cọ,…
- Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân tộc như: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
-Bài Đồng chí:
+Tóm tắt nội dung:vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời chống Pháp và tình đồng chí sâu sắc,cảm động
+Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết,hình ảnh tự nhiên,bình dị, cô đọng, gợi cảm.
-Bài Đoàn thuyền đánh cá:
+Tóm tắt nội dung:Vẻ đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn của thiên nhiên,vũ trụ và con người lao động mới.
+Từ ngữ giàu hình ảnh,sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa.
-Bài Bếp lửa:
+Tóm tắt nội dung: Tình cảm bà cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh
+Đặc sắc nghệ thuật: Hồi tưởng kết hợp với cảm xúc, tự sự,bình luận.
-Bài Viếng lăng Bác:
+Tóm tắt nội dung:Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc đối với Bác khi vào thăm lăng Bác.
+Đặc sắc nghệ thuật:Giai điệu, trang trọng,thiết tha, sử dụng nhiều ẩn dụ gợi cảm.