K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2019

Đáp án C

12 tháng 6 2019

Đáp án D

Mặc dù đã kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) nhưng thực dân Pháp vẫn tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang ở nhiều nơi như Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Bộ…để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam một lần nữa.

20 tháng 3 2017

Trước tình hình trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhất định sẽ bùng nổ.

14 tháng 4 2017

Ta kí Hiệp Định Sơ bộ với mục đích:
--Tránh được 1 cuộc chiến đấu bất lợi
--Đẩy quân đội Trung Hoa Dân Quốc và tay sai ra khỏi nước ta
--Có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp
*Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, Pháp tăng cường các hoạt động khiêu khích, tạo nên căng thẳng giữa ta và Pháp. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Tạm ước nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

17 tháng 7 2017

Đáp án C

Những hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 cho thấy thiện chí giải quyết những xung đột bằng biện pháp hòa bình, chiến tranh chỉ là giải pháp cuối cùng khi cả hai không thể tiếp tục thương lượng được nữa.

1 tháng 4 2021

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đất nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Để giải uyết tình hình “thù trong, giặc ngoài” Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng linh hoạt, khôn khéo, kịp thời nhiều biện pháp. Nhưng một số phần tử phản động đã vu cáo, tuyên truyền xuyên tạc, là Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh bán nước, sợ Pháp thông qua việc ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại diện nước Pháp ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 (ảnh tư liệu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại diện nước Pháp ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 (ảnh tư liệu)
Để thấy được trí tuệ, bản lĩnh tuyệt vời của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua việc ký Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước với Pháp chúng ta cần lần lượt trả lời hai câu hỏi sau: một là, tại sao chúng ta lại phải ký Hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9 với Pháp; hai là ý nghĩa của việc ký Hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9 đối với cách mạng Việt Nam.
Thứ nhất, tại sao chúng ta lại phải ký Hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9/1946 với Pháp? 
Sau cuộc đảo chính của Nhật ngày 9 tháng 3 năm 1945, thực dân Pháp mất quyền cai trị Liên bang Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi Nhật đầu hàng khối Đồng Minh, Việt Minh chớp thời cơ giành chính quyền từ tay Đế quốc Việt Nam được Đế quốc Nhật Bản bảo hộ, nhanh chóng kiểm soát đất nước, và thành lập chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1946.
Theo thỏa thuận của ba cường quốc Đồng Minh là Trung Quốc, Anh, Hoa Kỳ thì 20 vạn quân của quân đội Trung Hoa Dân Quốc sẽ tiến vào miền Bắc Việt Nam để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Đế quốc Nhật Bản. Ở miền Nam Việt Nam, quân Anh tiến vào với nhiệm vụ tương tự. 
Rạng ngày 23 tháng 9 năm 1945, người Pháp, dưới sự giúp đỡ của quân đội Anh, đã dùng vũ lực buộc Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ phải giải tán, giao lại chính quyền cho người Pháp. Trước tình hình đó và trên cơ sở phân tích kẻ thù Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động nhân dân tiến hành đánh Pháp ở Miền Nam. Từ đó, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. Quân Pháp bị giam châm và chịu nhiều thiệt hại tại Nam bộ. Còn tại Miền Bắc, với những chủ trương và biện pháp cứng rắn, mền rẻo mà linh hoạt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm thất bại âm mưu “diệt cộng, cầm Hồ” (tiêu diệt Đảng Cộng sản, lật đổ chính phủ Hồ Chí Minh” của quân Tưởng. 
Như vậy, cả thực dân Pháp và Tưởng Giới Thạch đều không thực hiện được ý đồ ban đầu của chúng. Để giải quyết tình hình trên, người Pháp cũng đã thương lượng với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc để đưa quân đội xâm nhập Bắc Việt Nam theo lệnh của phe Đồng Minh. Ngày 28 tháng 2 năm 1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được ký kết. Về cơ bản, hiệp ước này cho phép quân đội Pháp trở lại miền Bắc Việt Nam thay thế cho quân Trung Hoa Dân Quốc để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Đổi lại, Pháp cũng đã trả lại các tô giới của mình trên đất Trung Quốc cho chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch và nhượng cho Trung Quốc một số đặc quyền về kinh tế và chính trị.
Hiệp ước Pháp - Hoa cũng đặt ra cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sự lựa chọn “khắc nghiệt”, hoặc là cầm vũ khí chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc là hòa hoãn, nhân nhượng với chúng để tránh tình trạng cùng một lúc phải đối phó với  nhiều kẻ thù và tranh thủ được thời gian hòa hoãn, tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng cách mạng. Ở thời điểm ấy, nếu cầm vũ khí chiến đấu chống lại quân Pháp, chúng ta có nguy cơ phải đối đầu với 20 vạn quân Tưởng còn hiện diện ở miền Bắc cùng bè lũ phản động do chúng dung dưỡng, trong khi thế và lực của ta còn non yếu. Với nhãn quan chính trị sắc sảo và sự nhạy bén trước chuyển biến mau lẹ của tình hình, khi cả hai đối phương đều cần đến phía Việt Nam để tìm một giải pháp có thể chấp nhận, Đảng mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến một quyết định là thương lượng có điều kiện với thực dân Pháp, bằng việc ký với chúng Hiệp định Sơ bộ 6/3/1945:
Nội dung của Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây: 
Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3.000 quân.
Pháp đồng ý thực hiện trưng cầu dân ý tại Nam Kỳ về việc tái thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hai bên thực hiện ngưng bắn, giữ nguyên quân đội tại vị trí hiện thời để đàm phán về chế độ tương lai của Đông Dương, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước ngoài và những quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam.
Quân đội Pháp có tránh nhiệm hỗ trợ và huấn luyện cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tuy hiệp định đã được ký kết, buộc phải thừa nhận tư cách pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng thực dân Pháp vẫn muốn chia cắt 2 miền Việt Nam và bật đèn xanh cho các hành động quân sự nhằm tái chiếm Đông Dương. Để tránh nguy cơ chiến tranh trước mắt, thực hiện chủ trương sử dụng biện pháp ngoại giao là chính để có thời gian củng cố lực lượng, chúng ta đã rất kiên trì tiến hành các biện pháp ngoại giao thông qua những lần Hội nghị Phông-ten-nơ-blô (Fontainebleau) kéo dài từ ngày 6/7 đến 10/9/1946 và đi đến ký kết Tạm ước Việt - Pháp ngày 14/991946.
Thứ hai, Ý nghĩa của việc ký Hiệp định sơ bộ 6/3 và tạm ước 14/9/1946 đối với cách mạng Việt Nam.
Hiệp ước Sơ bộ đã tỏ rõ tầm nhìn, tư duy chiến lược sắc bén của Đảng ta về vận dụng điều kiện thực tiễn khách quan để chuyển hóa tình thế cách mạng. Trước mắt, với bản Hiệp định này, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ chỗ bị gạt ra ngoài thỏa thuận Pháp - Hoa, trở thành một bên chủ thể quyết định đến việc thực hiện các điều khoản thay quân trong Hiệp ước Trùng Khánh, để kết thúc về mặt pháp lý vai trò của quân Tưởng tại Việt Nam, theo quy định của Hội nghị Pốt-xđam. Đây là quyết định “nhất cử lưỡng tiện”, vừa tránh phải đối đầu với Pháp trong điều kiện bất lợi cả về thế và lực, vừa mượn tay Pháp đuổi 20 vạn quân Tưởng ra khỏi bờ cõi. Đó là đòn tiến công ngoại giao hết sức chủ động, sáng tạo, nhằm phân hóa kẻ thù, thúc đẩy chúng tự loại trừ lẫn nhau, tạo thuận lợi để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Về mặt lịch sử, Hiệp định Sơ bộ ngày 06-3 là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Pháp. Theo lôgíc đó, Hiệp định Sơ bộ đã chứng tỏ rằng: Việt Nam là một quốc gia sánh ngang hàng với Pháp, không còn là thuộc địa của Pháp và càng không cần đến sự bảo hộ của Pháp
Về mặt quốc tế, ta bày tỏ cho thế giới thấy thiện ý của Việt Nam là luôn luôn theo đuổi một giải pháp hòa bình, bằng mọi cách tránh bạo lực, đổ máu không đáng có với quân Pháp. Làm cho nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới qua đó hiểu biết sâu hơn về tình hình Việt Nam, về Chính phủ Hồ Chí Minh. Đồng thời củng cố vững chắc về mặt pháp lý Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đối với trong nước, bằng việc ký hiệp định, ta hạn chế được rất nhiều kẻ thù của cách mạng (quân Tưởng và bọn tay sai, quân Anh, Nhật). 
Đặc biệt, chúng ta đã tạo ra tình thế hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng non trẻ, thi hành ráo riết các biện pháp nhằm xây dựng chế độ mới, trong đó tập trung diệt giặc đói và giặc dốt thành công. Khối đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường. Chính quyền nhà nước được củng cố, như ban hành Hiến pháp 1946, thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Lực lượng vũ trang được đẩy mạnh xây dựng, quân đội quốc gia chính thức được thành lập, từ 5.000 quân lúc Cách mạng tháng Tám mới thành công đã phát triển lên 8 vạn, du kích tự vệ tới gần 1 triệu, các ngành quân nhu, quân giới, quân y được thành lập.
Như vậy, tuy việc ký Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước này chưa làm thỏa mãn ý nguyện của Chính phủ và toàn thể nhân dân Việt Nam, nhưng đó thật sự là sự tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tình thế lúc bấy giờ. Sự mềm dẻo trong sách lược, cứng rắn trên nguyên tắc, Hiệp định Sơ bộ là bước đi cần thiết, hy sinh không gian để đổi lấy thời gian, biến thời gian thành lực lượng vật chất, củng cố thực lực một cách toàn diện để đối phó với kẻ thù chính là thực dân Pháp khi chúng không có lực lượng Đồng minh tại chỗ hỗ trợ. Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch về sự nhân nhượng có nguyên tắc. Việc ký Hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9/1946 thể hiện sự nhạy bén, tư duy sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơ sở để chúng ta có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai chứ không phải tư tưởng “sợ Pháp” hay đầu hàng thực dân Pháp như một số phần tử phản động đang ra sức xuyên tạc, vu cáo nhằm hạ thấp vai trò của Đảng, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.

1 tháng 4 2021

dài qué

 

4 tháng 4 2022

m là đứa nào khai gaaaa 🥲

3 tháng 5 2017

Đáp án B