Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc.
- Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần 1.
- Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa: Minh chứng cho truyền thống giữ nước của dân tộc có từ rất lâu, từ đó củng cổ lòng yêu nước của mọi người.
Là một nhà văn, nhà báo lỗi lạc của nhân dân Xô Viết, I-li-a Ê-ren-bua (1891-1962) là tác giả của rất nhiều bài phóng sự, kí sự, chính luận mang tính chiến đấu cao. Những bài báo của ông nổi tiếng vì luôn sôi nổi tinh thần yêu nước, thổi bùng lên ngọn lửa quyết chiến quyết thắng bọn phát xít hung tàn. Bài báo “Thử lửa” ra đời tháng 6 -1942, thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức (1941 - 1945), đã truyền đi câu nói nổi tiếng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Tinh thần yêu nước là một khái niệm rất trừu tượng được nhà văn thể hiện bằng những hình ảnh hết sức cụ thể, đầy sức hấp dẫn: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển”. Hình ảnh đơn giản như một quy luật tất yếu của tự nhiên. Còn con sông Von-ga thì không đơn giản chỉ là của tự nhiên, đối với người Nga nó là linh hồn vĩ đại của Tổ quốc.
Và khi nhà văn so sánh hình ảnh ấy với “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” thì ta bỗng thấy quan niệm về lòng yêu nước của nhà văn chính xác và cụ thể biết bao! Bởi vì biển cả bao la đến đâu, con sông dài rộng như thế nào cũng đều bắt nguồn từ dòng nước nhỏ trên đỉnh núi cao. Lòng yêu nước cũng vậy: Tình yêu nước vĩ đại bao nhiêu cũng đều được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất: lòng yêu nhà. Vậy thì ai mà chẳng có trong mình cái cội nguồn yêu nước đó, bởi vì ai mà chẳng có gia đình, có người ruột thịt để yêu thương và tình yêu thương đó nảy nở từ thuở lọt lòng, rồi nó lớn lên và bất diệt trong mỗi con người cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Gia đình lại không thể tách rời làng xóm, quê hương. Nói đến làng xóm quê hương là nói đến biết bao hình ảnh thân thuộc gắn bó với ta suốt cuộc đời. Người nông thôn thì yêu đồng ruộng, con trâu, cây đa, bến nước, yêu “chùm khế ngọt”, “con diều biếc”.... Người thành phố thì yêu tiếng tàu điện leng keng, tiếng rao hàng, tiếng xe cộ, yêu mùi thơm từ những cây hoa ven rừng, ánh sáng dìu dịu của ngọn đèn soi đường ca đêm,... Từ những tình cảm nhớ thương những hình ảnh bình dị ấy lòng yêu Tổ quốc nảy nở, phát triển trong lòng ta như dây leo bám rễ vào đất mà ra lá, trổ hoa.
Cám ơn nhà văn đã cho ta nhận ra cái cội nguồn giản dị mà sâu thăm của lòng yêu mrớc. Gia đình, làng xóm, miền quê là cái nôi ấu thơ của mỗi con người, nơi đây có những con người, cảnh vật gắn bó như máu thịt trong ta. Nếu không da diết nhớ thương “canh rau muống”, “cà dầm tương”, không nhớ cảnh “tát nước đầu đình” thì sao tình yêu mênh mông đất nước lại đau đáu trong tim. Nếu không yêu gia đình, bè bạn thì sao có được tình yêu với “trăm nơi”?
Ta mới thấm thìa làm sao khi hình ảnh “bến nước, gốc đa” “căn nhà không... gió lung lay”, “tiếng gà trưa” và hình ảnh “tay bà khum soi trứng”.... lại làm nên sức mạnh cho những người chiến sĩ ngoài mật trận. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, lũ giặc tàn phá những gì ta hằng yêu thương, ta càng thấy sức mạnh của lòng yêu nước tiềm ẩn trong mỗi con người! Ta chiến đấu để bảo vệ gia đình, quê hương, bảo vệ Tổ quốc. Biết bao người đã hi sinh cuộc đời minh cho đất nước mãi mãi yên bình. Để có được đất nước Việt Nam thoát đói nghèo, vươn lên cùng thế giới đã có bao người hao tốn công sức, trí tuệ, mồ hôi. nước mắt và có khi cả tính mạng nữa.
Cũng là những công dân, công dân tương lai của đất nước, chúng em thề hiện lòng yêu nước bằng những tình cảm và hành động thiết thực. Chúng em yêu thương, kính trọng vâng lời ông bà, cha mẹ; yêu mến, kính trọng thầy cô, thương bạn bè, yêu mái trường. Để trở thành những công dân yêu nước, chúng em còn cần cố gắng chăm học, chăm làm, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ và tích cực tham gia các hoạt động xã hội như giữ sạch đường phố, thăm hỏi, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ,... Như vậy là em đã vun đắp cho lòng yêu nước phát triển và ngày càng vững mạnh, mai sau trở thành những công dân có đức có tài đề đem lòng yêu nước thực hành vào công cuộc xây dựng và bảo vệ “Non nước nghìn thu”.
Trên bất cứ xứ sở nào, lòng yêu nước cũng là một tình cảm thiêng liêng, cao quý và dân tộc nào cũng có lòng yêu nước nồng nàn, nhất là những dân tộc đã trải qua những cuộc “Thử lửa” như các dân tộc của nước Liên Xô vĩ đại và dân tộc Việt Nam nhỏ bé mà anh hùng! Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã cho chúng ta một cảm nhận thực chất như một sự khám phá ý nghĩa đích thực của lòng yêu nước. Lòng yêu nước lớn lao đó lại có sự bắt đầu từ những tình cảm dung dị, nhỏ bé; hệt như trường giang, biển cả lại bắt nguồn từ những giọt nước của một con sông lặng lẽ luồn rừng, gom nước đi ra. Hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng của ông, chúng em càng yêu hơn gia đình, làng xóm, và hiểu được ta phải xây dựng, rèn luyện lòng yêu nước từ đâu và những gì để chuẩn bị hành trang tiến vào tương lai.
Đáp án: A
→ Truyện Con rồng cháu tiên là câu chuyện giải thích về nguồn gốc ra đời, lý giải sự hình thành của nhà nước Văn Lang, đồng thời thể hiện niềm tự hào về dân tộc.
Những văn bản thể hiện tập trung truyền thống yêu nước | Những văn bản thể hiện tập trung lòng nhân ái |
Buổi học cuối cùng | Bức tranh của em gái tôi |
Cây tre Việt Nam | Buổi học cuối cùng |
Lượm | |
Vượt Thác | |
Đêm nay Bác không ngủ | |
Lòng yêu nước | |
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ |
ủa buổi học cuối cùng thể hiện lòng nhân ái chỗ nào z??????
xnoisi là gì
Snoisi là nói