Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo em bộ gặm nhấm có những lợi ích và tác hại gì ?
Tác hại: -Ăn, gây thiệt hại và làm nhiễm bẩn thức ăn trên đồng, trong kho và toàn bộ chuỗi thức ăn trong nhà.
- Làm hư kết cấu tòa nhà, cầu, cống, hệ thống cáp bằng cách gặm nhấm và đào bới.
- Gây thiệt hại và nhiễm bẩn hàng hóa như bao bì, quần áo và bàn ghế.
- Mang theo nhiều sinh vật gây hại cho người.
Lợi ích : - Gặm nhiều đồ vật phá hủy nơi sống của một loài côn trùng nhỏ hay vi khuẩn nào đó.
chúng ta cần bảo vệ 1 số loài sâu bọ có ích vì chúng có thể:
+ làm thuốc chữa bệnh
+ làm thực phẩm
+ thụ phấn cho cây trồng
+ diệt các sâu bọ và là thức ăn cho 1 số động vật khác
+ làm sạch môi trường
chúng ta có thể bảo vệ côn trùng bằng cách:
+sử dụng thuốc trừ sâu đúng cách
+không bắt, giết các con côn trùng
- Theo em cần bảo vệ lớp sâu bọ . Vì bảo vệ sâu bọ có rất nhiều lợi ích .
vd:Nuôi ong mắt đỏ để diệt sâu đục thân .
- Chúng ta cần bảo vệ 1 số loài sâu bọ có ích vì nò có thể :
+ bắt sâu
+ Thụ phấn cho cây trồng
+Làm thuốc chữa bệnh
+ Làm thực phẩm
+ Diệt các sâu bọ và là nguồn thức ăn cho một số loài đv khác .
>CHÚC BẠN HỌC TỐT!!>!^_^
BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ ĂN THỊT
Câu 1: Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang trong đất, tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất, có chi trước ngắn,bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang ?
A. Chuột chù. B. Chuột chũi. C. Chuột đồng. D. Chuột nhắt.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ?
A. Răng hàm có 3, 4 mấu nhọn. B. Răng nanh lớn, dài, nhọn.
C. Răng cửa ngắn, sắc. D. Các ngón chân có vuốt cong.
Câu 3: Động vật nào dưới đây thuộc bộ Gặm nhấm ?
A. Chuột chũi B. Chuột chù. C. Mèo rừng. D. Chuột đồng.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây về chuột chũi là sai ?
A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn. B. Ăn sâu bọ. C. Đào hang bằng chi trước. D. Thuộc bộ Ăn sâu bọ.
Câu 5: Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang chủ yếu bằng răng cửa ?
A. Thỏ hoang. B. Chuột đồng nhỏ. C. Chuột chũi. D. Chuột chù.
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ?
A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn. B. Các ngón chân không có vuốt.
C. Răng nanh lớn, dài, nhọn. D. Thiếu răng cửa.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây về chuột đồng nhỏ là sai ?
A. Ăn tạp. B. Sống thành bầy đàn.
C. Thiếu răng nanh. D. Đào hang chủ yếu bằng chi trước.
Câu 8: Đặc điểm của chuột chù thích nghi với đào bới tìm mồi
A. Thị giác kém phát triển B. Khứu giác phát triển
C. Có mõm kéo dài thành vòi D. Tất cả các ý trên đúng
Câu 9: Động vật nào dưới đây không có răng nanh ?
A. Báo. B. Thỏ. C. Chuột chù. D. Khỉ.
Câu 10: Đặc điểm răng của bộ Ăn sâu bọ phù hợp ăn sâu bọ là
A. Các răng đều nhọn B. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm
C. Răng cửa lớn, răng hàm kiểu nghiền D. Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc
Câu 11: Loài nào dưới đây ăn thực vật
A. Sóc B. Báo C. Chuột chù D. Chuột đồng
Câu 12: Loài thú nào dưới đây không thuộc bộ Gặm nhấm ?
A. Thỏ rừng châu Âu. B. Nhím đuôi dài. C. Sóc bụng đỏ. D. Chuột đồng nhỏ.
Câu 13: Đặc điểm răng của Bộ Gặm nhấm là
D. Không có răng nanh B Răng cửa lớn, sắc
C. Răng cửa cách răng hàm khoảng trống hàm D. Tất cả các đặc điểm trên đúng
Câu 14: Động vật nào dưới đây thuộc bộ Ăn sâu bọ ?
A. Chuột chù và chuột đồng. B. Chuột chũi và chuột chù.
C. Chuột đồng và chuột chũi. D. Sóc bụng xám và chuột nhảy.
Câu 15: Đặc điểm răng của Bộ Ăn thịt phù hợp với chế độ ăn thịt là
A. Các răng đều nhọn B. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm
C. Răng cửa lớn, răng hàm kiểu nghiền D. Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc
Câu 16: Cách bắt mồi của hổ là
A. Tìm mồi B. Lọc nước lấy mồi C. Rình mồi, vồ mồi D. Đuổi mồi, bắt mồi
Tham khảo
VỀ TẬP TÍNH CỦA SÂU BỌ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: học sinh quan sát phát hiện một số tập tính của sâu bọ thể hiện trong tìm kiếm và cất giữ thức ăn trong sinh sản và trong quan hệ giữa chúng với con mồi hoặc kẻ thù.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát trên băng hình, kĩ năng tóm tắt nội dung xem.
3.Thái độ: GD ý thức học tập yêu thích bộ môn.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Máy chiếu băng hình.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức ngành chân khớp, kẻ phiếu học tập vào vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
A. Hoạt động khởi động:
Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành :
Theo dõi nội dung băng hình.
Ghi chép các diễn biến của tập tính sâu bọ.
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
Giáo viên phân chia các nhóm thực hành.
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: học sinh xem băng hình.
- Mục tiêu: học sinh quan sát phát hiện một số tập tính của sâu bọ thể hiện trong tìm kiếm và cất giữ thức ăn .
B1: Giáo viên cho học sinh xem lần thứ nhất toàn bộ đoạn băng hình.
B2: Giáo viên cho học sinh xem lại đoạn băng hình với yêu cầu ghi chép các tập tính của sâu bọ.
+ Tìm kiếm cất giữ thức ăn.
+ Sinh sản.
+ Tính thích nghi và tồn tại của sâu bọ.
- Học sinh theo dõi băng hình , quan sát đến đâu điền vào phiéu học tập đến đó.
- Với những đoạn khó hiểu học sinh có thể trao đổi trong nhóm hoặc yêu cầu GIÁO VIÊN chiếu lại.
Hoạt động 2: Thảo luận nội dung băng hình.
- Mục tiêu: học sinh quan sát phát hiện một số tập tính của sâu bọ thể hiện trong sinh sản và trong quan hệ giữa chúng với con mồi hoặc kẻ thù.
B1: Giáo viên dành thời gian để các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập của nhóm.
B2: Giáo viên cho học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên những sâu bọ quan sát đực?
+ Kể tên các loại thức ăn và cách kiếm ăn đặc trưng của từng loài?
+ Nêu các cách tự vệ tấn công của sâu bọ?
+ Kể các tập tính trong sinh sản của sâu bọ?
- Học sinh dựa vào nội dung phiếu học tập trao đổi trong nhóm tìm câu trả lời.
B3: Giáo viên kẻ sẵn bảng gọi học sinh lên chữa bài.
- Đại diện nhóm ghi kết quả trên bảng các nhóm khác nhận xét bổ sung.
B4: Giáo viên thông báo đáp án đúng, các nhóm theo dõi sửa chữa.
4. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Giáo viên nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- Dựa vào phiếu học tập giáo viên đánh giá kết quả học tập của nhóm.
5. Vận dụng tìm tòi mở rộng.
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Ngoài những tập tính trên em còn phát hiện thêm những tập tính nào khác ở sâu bọ?
6. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn lại toàn bộ ngành chân khớp
- Kẻ bảng tr.96,97 vào vở bài tập.
để thích nghi với tập tính rình mồi,mèo phải có những đặc điểm nào ?
giúp mình với ạ đang cần gấp!!!!
Chân có nệm thịt, vuốt cong, sắc thu vào nệm thịt.
Mèo có :
- Cơ chân linh hoạt
- Dưới bàn chân có đệm thịt
- Móng vuốt & răng nanh sắc nhọn
- Khả năng nhìn tốt vào ban đêm
- Tập tính nhanh nhẹn
- v.v...
Một số loài sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương em:
Ong, kiến, mối có tập tính sống thành xã hội, chúng có tập tính xây tổ, dự trữ thức ăn,....ve sầu có tập tính kêu kè và kêu gọi bạn đời,....
Địa phương em có biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường:
Nuôi ong mắt đỏ để diệt trừ sâu hại lúa.
Dùng kiến để diệt sâu hại cam, chanh.
Dùng bọ rùa để diệt rệp cây.
Trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.
Đặc điểm phân biệt giữa sâu bọ với các chân khớp khác:
Hô hấp bằng ống khí rất phát triển.
Cơ thể gồm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
là những đặc điểm phan biệt với các chân khớp khác.
chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường là:
Hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại, chỉ sử dụng các thuốc trừ sâu an toàn như: thiên nông, thuốc vi sinh vật...., bảo vệ sâu bọ có ích, dùng biện pháp vật lí, cơ giới để diết sâu bọ có hại
Sâu bọ có ích : ong mật , bươm bướm , tằm , bọ ngựa,chuồn chuồn .
Sâu bọ có hại : sâu róm, bọ rùa , cào cào , bọ hung , bọ cánh cứng .
Tham khảo:
Các tập tính của sâu bọ
- Tự vệ tấn công
- Dự trữ thức ăn
- Dệt lưới bẫy mồi
- Cộng sinh để tồn tại
Sống thành xã hội
Chăn nuôi động vật khác
Đực cái nhận bt nhau bằng tín hiệu
Chăm sóc thế hệ sau
Các tập tính của sâu bọ
- Tự vệ tấn công
- Dự trữ thức ăn
- Dệt lưới bẫy mồi
- Cộng sinh để tồn tại
Sống thành xã hội
Chăn nuôi động vật khác
Đực cái nhận bt nhau bằng tín hiệu
Chăm sóc thế hệ sau