Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đông sang xuân đến mọi nhà
Trò chơi nhàn hạ đá gà giải khuây
Gặp nhau mới biết là hay
So tài cao thấp một vài đường thôi
Tiếng hô vang dậy ngập trời
Anh hùng tứ sứ khắp nơi tụ về

Thương sao mái ấm nhà em
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa
Mái nhà trú nắng sớm trưa
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn
Công cha vất vã không màng
Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau
Mở lời cất tiếng ngọt ngào
Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười
Đàn em học hỏi đùa chơi
Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy
Tình thân gắn kết đắp xây
Ông bà yên dạ thân gầy tâm an
Bà con hàng xóm trong làng
Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau
Bạn bè giữ mãi tình sâu
Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em
Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm
Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa
Đất trời thoáng rộng bao la
Em vui tất dạ lời ca thăng trầm
Đàn chim về tổ quây quần
Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn
Hoa cười lá vỗ khoe sương
Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn

Ru em ...câu hát mùa thu
Quê ta mùa gặt chim gù đồng xa
Nôi mây chở giấc mơ hoa
Mùa thu đang chín nắng pha sắc vàng.
Con sông nằm ngủ cạnh làng
Bờ tre quê mẹ dịu dàng ru sông
Bầu trời đã lót mây bông
Nào trăng hãy ngủ giữa lòng trời cao.
Sân nhà hoa mướp đơm sao
Có con bướm nhỏ chiêm bao trong vườn...
Ngày xưa ở chốn thiên đình
Có chú cuội nhỏ liếc tình thiên nga
Bấy giờ cuội tuổi mười ba
Chị hằng lên tám vẫn là trẻ con

- Ca dao: Là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học.
Các chủ đề đã học:
-Những câu hát về tình cảm gia đình
-Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
-Những câu hát than thân
-Những câu hát châm biếm
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
-Nội dung: Lời mẹ ru con, nói với con về công lao cua cha mẹ. Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ với con cái. Thể hiện lòng biết ơn sâu nặng và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.
-Nghệ thuật: So sánh ví von, phép đối xứng, âm điệu sâu lắng tình cảm
Ca dao là những bài hát dân gian. Khái niệm này đặt ca dao vào đúng môi trường diễn xướng, nghĩa là khi ấy, lời thơ và làn điệu của ca dao gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng nếu ta tách khỏi điệu hát thì ca dao là thơ và vì vậy ca dao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian.
Khi sưu tầm, các nhà nghiên cứu thường chỉ ghi chép phần lời thơ. Cũng vậy, khi học chúng ta cũng chỉ chú ý nhiều đến phần văn tự.

-Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
-Ai đưa con sáo sang sông,
Để cho con sáo sổ lồng bay ra.
-Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
-Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
-Chiều chiều em đứng vườn dâu ngó chừng.
Hai hàng nước mắt rưng rưng,
Chàng xa thiếp cách, ngang chừng muốn băng.
Phụ mẫu nhà la dức rầm rầm,
Cơm sao ngơ ngáo, làm không muốn làm.
Bởi chưng thiếp bắc chàng nam,
Giơ tay không nổi còn làm việc chi.
hiii
1. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
2. Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
3. Có cha mẹ mới có mình
Ở sao cho xứng chữ tình làm con.
4. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần.
5. Con người có cố , có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.

a)`thân em như hạt mưa sa
hạt vào đài các ,hạt ra ruộng cày.
c) thuộc thể thơ than thân
@Hoàng Hôn mình cần câu b) á chớ mấy câu kia mình biết rồi

Trong học tập việc xác định một mục đích học tập đúng đắn luôn là điều quan trọng và cần thiết. Để có được một kết quả học tập như mong muốn mỗi người học đầu tiên phải biết: mình học để làm gì? Sau đó mới là học như thế nào? Học để biết. Học để chung sống. Học để tự khẳng định mình. Xưa nay học không bao giờ là thừa vì tri thức của nhân loại không ngừng phát triền, chỉ có học ta mới tự bổ sung được kiến thức cho mình, bắt kịp với sự phát triển của thời đại, trở thành người có ích. Học tập giúp con người có đủ kiến thức, tri thức, phục vụ vào cuộc sống lao động sản xuất. Học là cách để con người hiểu biết về cuộc sống, rút ra được lối sống cần thiết phù hợp với đạo lý...
Ca dao là những bài thơ dân gian diễn tả đời sống tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động xưa ...
Cái này khó mà sáng tác đc bn ạ !