K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2016

Ai cũng biết, cuộc đời đau khổ chẳng phải là phần riêng dành cho ai, nhưng những người chịu đựng nhiều hơn cả vẫn là phụ nữ và nỗi đau của họ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng. Những nhà thơ trong xã hội phong kiến đã thấu hiểu tất cả những nỗi đau đó bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung và cuộc đời riêng; và bằng tiếng thơ, muốn nói lên những tiếng nói chia sẻ với họ.

Trong lịch sử văn học dân tộc, có lẽ Xuân Hương là người đầu tiên dám cất lên tiếng nói khẳng định tài năng trí tuệ của người phụ nữ, nói lên ước vọng được khẳng định mình. Và cao hơn hết chính là tư tưởng nhân đạo trong thơ Xuân Hương đem lại cho đến nay vẫn còn giá trị.

Có thể nói, tuy chưa phản ánh được những mâu thuẫn lớn của thời đại, chưa có tầm nhìn xa để thấy hết những đau khổ và khát vọng của con người, song những tác phẩm đó cũng  đã  đóng  góp cho nền  thơ ca dân tộc một tiếng thơ hết sức độc đáo.

Ngày nay, cuộc sống đã đổi thay nhiều, xã hội đã công bằng hơn với người phụ nữ. Nhưng có những nỗi đau khổ đã trở thành hằng số muôn đời của người phụ nữ và đâu đó xung quanh ta vẫn còn nhiều mảnh đời chị em bất hạnh. Vì vậy, mà những tác phẩm trên vẫn còn vẹn nguyên giá trị và sức sống. Đọc những tác phẩm ấy, không chỉ là để đồng cảm, để sẻ chia mà còn là chiêm nghiệm, suy ngẫm.

7 tháng 9 2016

mik cảm ơn bn nhìu nhak.

14 tháng 9 2016
Những nội dung than thân, châm biến trong các bài ca vẫn còn trong xã hội ngày nay
Những dẫn chứng:
Tiêu biểu la học sinh đi học về không giúp mẹ làm việc
Có nhiều thanh niên hay uống rượu chè hút thuốc
 
16 tháng 9 2018

Những nôị dung than thân, châm biến trong các bài ca dao trong xã hội còn tồn tại cho đến ngày nay.

Những dẫn chứng là:

* Bạo lực gia đình

* Con cái cãi cha, cãi mẹ

* Những người mê tín, dị đoan

Mik chỉ bt mỗi thế thôi!!!

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

23 tháng 9 2016

Những nội dung than thân, châm biếm trong các bài ca dao đã và đang sử dụng trong xã hội ta ngày nay. Ví dụ:

* Than thân: Gánh cực mà đỗ lên non, Cong lưng mà chạy,cực còn theo sau.

*Châm biếm: Con mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đàng xa Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.

 

18 tháng 9 2016
- Đều hướng đến châm biếm những hạng người đáng chê cười về tính cách, bản chất.
- Đều sử dụng một số hình thức gây cười.
- Đều tạo được những tiếng cười sảng khoái cho độc giả
18 tháng 9 2016

1.

Truyện cười và cả 4 bài ca dao trên có những điểm tương đồng đó là: Đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm, đả kích. Biện pháp nghệ thuật phóng đại là biện pháp chủ đạo để tăng ý nghĩa gây cười và nhấn mạnh bản chất của đối tượng. 
 

19 tháng 12 2016

1. đều mang tính chất mua vui, phê phán cái xấu khiến người đọc bị lôi cuốn theo, hình ảnh thực tế khong hoang tưởng, viển vông

2. những câu than thân , châm biến vẫn còn sử dụng trong xã hội đặc biệt là các cụ già trong dòng họ gia đình, vì họ là người đã trải qua nhiều thứ và vẫn theo lời nói ngày xưa.

-Khái niệm:

 + Than thân và châm biếm:

* Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.

- Phân tích bài ca dao 2 và 3

+Bài ca dao 2:

*Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.

Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

+ Bài ca dao 3:

- Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.

- Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được dạt, được tấpvào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.

-  3 câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ '' thân em''

                                     - Thân em như hạt mưa sa

                                  Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

                                      -Thân em như hạt mưa rào 

                              Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

                                     - Thân em như trái bần trôi

                                Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).

 

20 tháng 2 2018

Ca dao thực sự là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát trong ca dao Việt Nam phong phú vô cùng nhưng chủ yếu vẫn là tiếng hát lao động và tiếng hát tâm tình.

Qua ca dao, ta thấy được nỗi vất vả nhọc nhằn của người lao động nông thôn:

Lao xao gà gáy rạng ngày

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu

Bước chân xuống  cánh đồng  sâu

Mắt nhấm, mắt  mở đuôi trâu ra cày.

Ca dao vốn phát sinh từ công việc lao động, rồi lại phục vụ lao động, nên nó thực sự là tiếng hát của nhân dân lao động. Phải là người lao động thực sự mới có thể hiểu hết được nổi vất vả của công việc đồng áng:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Và từ nỗi vất vả nhọc nhằn ấy người dân lao động đã hiểu rõ giá trị mồ hôi công sức mà họ đổ xuống để có được hạt lúa vàng. Cho nên họ đã nhắc nhở:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Câu ca đao đã giúp ta thêm kính trọng mồ hôi nước mắt của người làm ra hạt lúa, đồng thời lên tiếng phán xét nghiêm khắc đối với bản chất ăn bám, coi khinh lao động của bọn người “ngồi mát ăn bát vàng”. Qua đó ta thấy rằng, tiếng hát ca dao không bao giờ là của hạng người “ăn trên ngồi trốc”.

Cuộc sống của nhân dân lao động xưa là cuộc sống đầu lắt mặt tối, một nắng hai sương, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời”, một cuộc sống lao động vất vả, nhưng tâm hồn họ rất trong sáng và rộng mở, họ luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sông chân chính của mình. Người lao động phải đổ “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" nên họ tin rằng:

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Hay:

Công lênh chẳng quản bao lâu

 Ngày nay nước bạc,ruộng sâu cơm vàng.

Chính vì lạc quan, tin tưởng trong lao động nên người dân lao động luôn hăng say với công việc của mình:

Hai cô tát nước bên đàng

 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Còn gì đẹp hơn bức tranh cô thiếu nữ tát nước dưới đêm trăng? Tâm hồn trong sáng của cô hòa với ánh trăng, trăng tan vào nước như những giọt mồ hôi của cô thấm mát từng gốc lúa củ khoai. Phải tinh tế vô cùng người nghệ sĩ quần chúng mới thấy được vẻ đẹp hào phóng của công việc lao động cùng như tâm hồn người lao động.

Trên đường về quê Bác, câu hò xưa lại vẳng vào tâm trí chúng ta:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Từ tình yêu quê hương trong cảnh trí, ca dao, Việt Nam còn ca ngợi những con người xây dựng và làm chủ quê hương ấy. Tình cảm đồng bào trong ca dao Việt Nam rộng lớn vô cùng:

Nhiều điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hay:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Tình bè bạn của người lao động Việt Nam chỉ có thể sánh với vầng trăng tròn dịu hiền, với bầu trời cao mênh mông, xanh thẳm:

Bạn về có nhhớ  ta chăng

Ta  về nhớ bạn như trăng nhớ trời.

Đứng trước tình cảm làm cha làm mẹ những thi sĩ quần chúng đã gửi vào tâm hồn chúng ta những vần điệu tha thiết:

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.

Con ơi cho trọn hiếu trung 

Thảo ngay mọt dạ kẻo uổng công mẹ thầy.

Thật vô cùng cảm động trước sự mong ước đơn sơ nhưng chính đáng và sâu sắc của những trái tim làm mẹ, làm cha.

Cuộc sống có thể hết sức vất vả, nhưng tinh vợ chồng của người lao động vẫn keo sơn:

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chun vợ húp gật đầu khen ngon.

Tình yêu chân chính là cội nguồn của sự thủy chung không gì lay chuyển được:

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

Tinh cảm nam nữ trong tiếng hát của người lao động cũng là một tình cảm lành mạnh, trong sáng và dạt dào:

Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

“Lửa mới nhen’’ nhất định sẽ bùng lên ngọn lửa, “trăng mới mọc” sẽ còn lên cao, sáng tỏ, “đèn mới khêu" thì nguồn sáng mới bắt đầu. Tất cả những tình cảm lành mạnh ấy đều được “nhắn nhe” từ buổi gặp gỡ ban đầu:

Đường  xa thì thật là xa

Mượn mình làm mối cho ta một người

Một người mười chín đồi mươi

Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.

Nói chung tình cảm của người dân Việt Nam vốn phát sinh từ lao động nên rất tế nhị và chân chính.

Cuộc sống của nhân dân Việt Nam gắn chặt với lao động sản xuất. Từ lao động, ca dao ra đời và phục vụ lại lao động. Do đó nó chính là tiếng hát thực sự của người lao động. Tâm hồn của người lao động Việt Nam trước nỗi vất vả nhọc nhằn của cuộc sống là một tâm hồn trong sáng, rộng mở, tràn đầy niềm tin tưởng lạc quan. Ca dao ca ngợi lao động chính là ca ngợi con người lao động có tình cảm sâu sắc, tế nhị, phong phú và chân tình. Tha thiết yêu ca dao là tha thiết yêu con người lao động

21 tháng 2 2018

mik cần các pạn tự làm

28 tháng 8 2016

Bài 1 : 

a)

Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng  nam khinh  nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi:
 
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
 

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

phan tich than em nhu trai ban troi

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số  phận?

 
 
Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân. Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ.
 
Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng  đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề.
 
Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thìa và rung động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa
 
18 tháng 9 2016

Biện pháp nghệ thuật là gì vậy bạn?

18 tháng 11 2021

:D

18 tháng 11 2021

Hôm nay có bài kiểm tra

Đứa ngồi bàn dưới thì ca, thì cười

Những đứa bàn trên trót lười

Tối về không học, điểm mười vụt bay

Thân em như trái bần trôi

Kiểm tra liên hồi biết tấp vào đâu

11 tháng 3 2018

  Mình đã từng làm qua bài này.Mình có dàn ý đây,bạn đọc nhé! 
MB:Văn chương là 1 điều vô cùng quan trọng của cuộc sống.Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc sống của chúng ta.Văn chương là nguồn gốc của tình cảm và lòng vị tha.Văn chương còn góp phần xây dựng cho con người những tình cảm tốt đẹp.Ý nghĩa này cũng đc nhà văn Hoài Thanh nói tới trong bài Ý nghĩa văn chương(hình như tên này do người soạn sách đặt) nằm trong tác phẩm :Thi nhân Việt Nam. 
TB:Thế nào là văn chương? 
-Văn là gì?Văn là vẻ đẹp 
-chương là gì?Chương là vẻ sáng 
Dẫn chứng:Lời của người ta, rực rỡ bóng bẩy, tựa có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương(Phan Kế Bính) 
-Nghĩa rộng:bao gồm cả văn học, sử học,triết học,... 
-Nghĩa hẹp:Vẻ đẹp của nghệ thuạtcủa câu thơ, câu văn,... 
*Nguồn gốc của văn chương: 
-Là lòng thương người 
-Thương cả muôn vật muôn loài 
-là hiện thực cuộc sống của chúng ta 
*Tác dụng của văn chương: 
(Đoạn :Văn chương là hình dung sự sống muôn hình vạn trạng...Văn chương còn tạo ra sự sống...Rộng rãi thêm trăm nghìn lần)(Đoạn này sgk lớp 7 có đó) 
-VĂn chương khơi dậy những xúc cảm cao thượng trong mỗi chúng ta 
-Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sốngtinh thần nhân loại 
KB:Đặc sắc nghệ thuật trong văn bản Ý nghĩa văn chương chính là cách lập luận chặt chẽ, khoa học,kết hợp nhuần nhuyễn với xúc cảmn tinh tế của tác giả.Ta có thể thấy thái đọ và tình cảm của tác giả đc bộc lộ rõ trong bài văn này.Ông rất am hiểu văn chương và đã dùng lí lẽ để bày tỏ quan điểm của mình.Qua quá trình lập luận, phân tích, thái đọ của ổngtc sau như 1:Trân trọng và đề cao giá trị của văn chương.Tác giả khẳng định thế giới văn chương thậtkì diệu và rộng lớn, có sức hấp dẫn muôn đời đối với con người.Nếu như trên thế giới ko có văn chương thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt và bực bội đến như thế nào nữa.Gọn lại, văn chương là 1 yếu tố vô cùng quan trọng của cuộc sống. 
Chúc bạn làm bài đạt điểm cao!