K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2016

chang co j khac nhau

12 tháng 4 2016

Rừng tự nhiên hình thành do sự sinh sôi tự nhiên của các loại cây từ năm này qua năm khác mà thành. Rừng tự nhiên có mật độ cao, đặc biệt là rừng nhiệt đới với nhiều tầng thực vật cao thấp khác nhau. Rừng tự nhiên có nhiều loại cây cùng chen nhau tồn tại, có cây cố vươn cao lấy sáng, có cây toả bộ rễ thật rộng, thật sâu để hút dinh dưỡng nhưng cũng có loài lại cộng sinh trên nhữung cây lớn mà sống. Ngoài ra, rêu phong, địa y, nấm, măng phát triển rất mạnh. 
Rừng tự nhiên còn là nơi cư trú và sinh sống của rất nhiều loại động vật hoang dã khác nhau như thú, chim, rùa, rắn... 
Rừng tự nhiên thường do nhà nước quản lý và chỉ được khai thác theo sự cho phép của cơ quan chức năng của nhà nước. Thường thì các rừng tự nhiên hiện nay đều trong dạng bảo tồn cấm khai thác. 

-Rừng trồng :nó không tự nhiên mà có. Rừng trồng do qui hoạch hoặc do nhu cầu kinh tế mà người ta trồng nó. Rừng trồng có mật độ thưa, không có nhiều tầng thực vật, thường người ta phải bón phân, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng trồng. Rừng trồng không có hoặc có rất ít động vật sinh sống. Nếu có cũng thường là do người trồng nuôi chúng. 
Rừng trồng thường do cơ quan kinh tế hoặc chủ đầu tư là chủ sở hữu. 
Rừng trồng được khai thác theo tuổi từng loại cây và mục đích sử dụng. Nếu trồng lấy gỗ thì cần lâu năm để cây cao và đường kính lớn. Nếu trồng làm nguyên liệu giấy thì có thể khai thác sau 3 năm. 
Có nhiều loại rừng trồng khác nhau như rừng phòng hộ để bảo vệ đất, chống lụt lội, lấn biển... 
Rừng cây lâm nghiệp như rừng cao su, rừng thông, rừng tràm, rừng tre... 

26 tháng 1 2016

1. Vai trò:

 Nước ta với ¾ diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Vì vậy, rừng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn cho vùng đồng bằng.

2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có, nhưng đang bị suy thoái.

a. Biến động diện tích rừng ở nước ta

- Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng lên 12,7 triệu ha (2005) so với 7,2 triệu ha

 (1983), nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

            - Năm 1943, loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng), hiện còn rất ít.

            - Diện tích rừng tuy có tăng, nhưng hiện tại phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được. Có tới 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

            b. Nguyên nhân

            - Do khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu.

            - Chặt phá rừng lấy củi đốt.

            - Du canh, du cư, mở rộng diện tích canh tác.

- Đốt rừng làm rẫy, một phần diện tích rừng bị phá để ấy đất trồng cây công nghiệp.

c. Phân loại

- Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh, có tác dụng rất lớn đối với việc điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. Dọc theo dải ven biển miền Trung rất dài là các cánh rừng chắn cát bay, còn ven biển Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có các dải rừng chắn sóng.

- Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên …, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dữ trữ sinh quyển, các khu bảo tồn văn hóa, lịch sử  và môi trường.

- Rừng kinh doanh, sản xuất là rừng phục vụ cho nhu cầu sản xuất cho nền kinh tế.

3. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

Bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.

            a. Ngành trồng rừng

- Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung.

- Chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bồ đề, nứa…), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa…

            b. Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

- Mỗi năm, nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 10 triệu cây nứa.

            - Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán.

- Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.

- Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển chủ yếu với sự giúp đở của Thụy Điển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (tỉnh Đồng Nai).

24 tháng 4 2016

địa lý 8 mà sinh 6 học chút ít rồi

25 tháng 4 2016

+Rừng giúp ích cho người Việt Nam chống giắc ngoại xâm là:

-Rừng cho chúng ta vũ khí để đánh giặc

-Rừng làm nơi ẩn nấp chống kẻ thù 

+Chúng ta cần phải làm những việc như sau để tồn tại rừng và phát triển là:
-Tuyên truyền mọi người hưởng ứng phong trào trồng cây gây rừng

-Nhắc nhở người dân không chặt phá rừng trái phép

-Xử lí các nghi phạm chặt phá rừng 

-Chăm sóc rừng

25 tháng 4 2016

Cảm ơn Trịnh Thành Công rất nhiều!

19 tháng 4 2016

Sinh học nhé ! Lộn chủ đề

28 tháng 4 2016

Vì rừng amazon là lá phổi xnh của thế giới nên nếu khai thác rừng amazon bừa bãi thì sẽ ảnh hưởng đến khí hậu của toàn cầu nên phải đặt vấn đề khai thác  hợp lí rừng amazon

 

2 tháng 5 2016

A-ma-dôn là khu vực giàu có về tài nguyên, lá phổi của cả thế giói, là vùng dự trữ sinh học quý giá.

Việc khai thác rừng A-ma-dôn quá mức, thiếu quy hoạch, khoa học sẽ làm cho tài nguyên của vùng cạn kiệt, môi trường bị huỷ hoại, sẽ ảnh hưởng nặng nề đến khí hậu của vùng và toàn cầu

10 tháng 4 2016

Là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Đó là từ sáng nha bn.

22 tháng 3 2016

-Nếu không có cây xanh nhiệt độ trái đất sẽ nóng lên.

-Nếu chặt phá cây rừng thì nhiệt đọ trái đất sẽ tăng (nóng) lên. Và điều đó sẽ ảnh hửng xấu đến đời sống của sinh vật, khiến cho chúng không thể phát triển, chết dần, chết mòn,..

( nghĩ ra được bn thì nói bn hihi hì hì...)

26 tháng 4 2016

-Nhiệt độ Trái Đất không có cây xanh,Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết.

-Vì Khồng có cây xanh mực nước biển dân cao gây ra đại dương lấn chìm đất liền.

26 tháng 1 2016

Nền nông nghiệp cổ truyền.

Nền nông nghiệp hàng hóa.

- Quy mô sản xuất nhỏ

- Mức độ tập trung thấp

- Chủ yếu sử dụng sức người và động vật

 

- Kĩ thuật thổ sơ, lạc hậu

- Năng suất lao động thấp

- Hiệu quả thấp trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp

- Không quan tâm đến thị trường

- Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính

 

- Phân bố ở nhiều nơi ở nước ta

- Tập trung vào các vùng còn gặp nhiều khó khăn.

- Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng

- Quy mô sản xuất tương đối lớn

- Mức độ tập trung cao

- Tăng cường sử dụng các loại máy móc, vật tư nông nghiệp

- Kĩ thuật tương đối tiên tiến

- Năng suất lao động cao

- Hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp

- Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa

- Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa, liên kết nông – công nghiệp

- Phân bố ở một số vùng

- Tập trung vào các vùng có nhiều điều kiện thuận lợi.

 

- Người sản xuất quan tâm nhiều đến lợi nhuận

26 tháng 1 2016

Một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá:

Nền nông nghiệp cổ truyền

Nền nông nghiệp hàng hóa

-Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

- Sản xuât quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc

- Năng suất lao động thấp

- Năng suất lao động cao

- Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính

- Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông - công nghiệp

- Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng

- Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-phan-biet-mot-so-net-khac-nhau-c95a9516.html#ixzz3yLR3asOP