Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO
Sự suy giảm diện tích rừng A-ma-dôn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường toàn cầu: Làm cho nhiệt độ toàn cầu nóng lên, lượng mưa giảm đi đáng kể. Ngoài ra còn gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu và giảm đi một lượng lớn ô-xy.
tham khảo
VẤN ĐỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở RỪNG A-MA-DÔN
1. Khái quát về rừng A-ma-dôn
- Vị trí:
+ Nằm ở phía bắc của Nam Mỹ.
+ Tiếp giáp: phía bắc giáp sơn nguyên Guy-a-na, phía tây giáp dãy An-đét, phía nam giáp sơn nguyên Bra-xin và phía đông giáp Đại Tây Dương.
- Diện tích: khoảng 6 triệu km².
- Hệ sinh thái:
+ Phong phú và đa dạng nhất thế giới.
+ Thực vật: nhiều loài như nguyệt quế, cọ, keo, cao su, nhiều cây gỗ quý (gụ, tuyết tùng,...),...
+ Động vật (hơn 2 000 loài): nhiều loài động vật hoang dã gồm báo đốm, hươu đỏ,... nhiều loài động vật gặm nhấm và một số loại khỉ,...
2. Các hoạt động khai thác, sử dụng thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn
- Khai thác khoáng sản: Trong khu vực rừng A-ma-dôn rất giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là vàng, đồng,...
=> Ngành khai thác mỏ phát triển.
- Sản xuất nông nghiệp: Với diện tích rộng, đất đai màu mỡ, mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Xây dựng thủy điện: do có các con sông lớn (sông A-ma-dôn, sông A-ra-goay-a,...) bắt nguồn từ các dãy núi và sơn nguyên cao đổ về phía Đại Tây Dương => thuận lợi để xây dựng các đập thủy điện lớn.
Ví dụ: Đập thủy điện Belo Montre dài 6 km với công suất 11 233 MW (đập thủy điện lớn thứ 3 thế giới) sẽ cung cấp điện cho 23 triệu hộ gia đình trong khu vực và tạo ra hàng trăm ngàn việc làm cho người dân địa phương.
3. Ảnh hưởng của các hoạt động khai thác, sử dụng thiên nhiên đến rừng A-ma-dôn
- Việc khai thác mỏ bất hợp pháp cũng đã kéo theo nạn phá rừng, làm ô nhiễm sông ngòi, đe dọa cuộc sống của hàng trăm cộng đồng bản địa. Bên cạnh đó, việc sử dụng thủy ngân trong sản xuất, khai thác khoáng sản cũng đang làm ô nhiễm nặng nề nguồn nước.
- Rừng đang bị tàn phá với tốc độ khủng khiếp do việc chuyển đổi thành đồng cỏ chăn nuôi và đất trồng thức ăn cho gia súc.
- Chặt phá rừng khiến hơn 10 000 loài động và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.
- Việc xây dựng các đập thủy điện khiến môi trường sinh thái rừng A-ma-dôn bị phá hủy và nhiều người dân địa phương bị mất nhà cửa.
4. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên trong rừng A-ma-dôn
- Thiết lập các cơ sở để lực lượng chức năng có mặt thường trực quản lí hoạt động khai thác khoáng sản, tịch thu hàng hóa bất hợp pháp, kiểm soát các tuyến đường và bảo vệ rừng.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Giáo dục người dân cách làm nông và chăn nuôi bền vững.
Sự phân hóa tự nhiên được thể hiện theo chiều bắc-nam, đông-tây, chiều cao.
Rừng A-ma-dôn là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, được gọi là “lá phổi xanh” của thế giới với nhiều động, thực vật phong phú và đa dạng.
Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên rừng A-ma-dôn hiện nay:
* Hiện trạng và nguyên nhân
- Diện tích rừng A-ma-dôn đang bị suy giảm (Năm 2016, mất khoảng 3,4 triệu ha rừng và năm 2020 mất khoảng 2,3 triệu ha rừng).
=> Nguyên nhân: Rừng A-ma-dôn được khai thác và sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông và phát triển thủy điện trong lưu vực sông.
- Hoạt động khai thác quá mức gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, là một trong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu.
- Cháy rừng làm suy giảm số lượng loài động, thực vật của rừng.
* Giải pháp
Năm 2019, các quốc gia trong khu vực đã kí Hiệp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn với nhiều biện pháp:
- Hạn chế khai thác gỗ;
- Trồng lại rừng;
- Đẩy mạnh vai trò của cộng đồng bản địa trong phát triển bền vững;
- Hỗ trợ về tài chính để thực hiện các cam kết và sáng kiến bảo vệ rừng,…
- Nhận xét: trong giai đoạn 1970 - 2019, diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giảm 0.61 triệu Km2.
- Nguyên nhân của việc suy giảm diện tích rừng A-ma-dôn:
+ Con người khai thác rừng để lấy gỗ, lấy đất canh tác; khai thá khoáng sản, làm đường giao thông…
+ Cháy rừng.
- Một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn:
+ Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng;
+ Trồng và phục hồi rừng;
+ Tuyên truyền bảo vệ rừng cho người dân bản địa
- Vị trí của rừng nhiệt đới A-ma-dôn trên bản đồ:
- Đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn:
+ S: 5,5 triệu km2 (rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới).
+ Rừng trải rộng trên nhiều quốc gia, chủ yếu ở Bra-xin (60% diện tích).
+ Mức độ đa dạng sinh học rất cao:
Rừng gồm 5 – 6 tầng cây với các cây vượt tán có thể cao trên 50 m, bên dưới là các cây gỗ lớn, cây bụi thấp cùng hệ thống dây leo chằng chịt.
Thành phần loài động, thực vật hết sức phong phú, đa dạng với hàng triệu loài côn trùng; hàng nghìn loài chim, thú, bò sát và hàng chục nghìn loài thực vật.
- Rừng A-ma-dôn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu.
Các biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới A-ma-dôn của các nước trong khu vực hiện nay:
- Hạn chế khai thác gỗ;
- Trồng lại rừng;
- Đẩy mạnh vai trò của cộng đồng bản địa trong phát triển bền vững;
- Hỗ trợ về tài chính để thực hiện các cam kết và sáng kiến bảo vệ rừng,…
Đặc điểm rừng nhiệt đới A-ma-dôn:
- là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, diện tích 5,5 triệu km2 và trải rộng trên nhiều quốc gia.
- được gọi là “ lá phổi xanh” của thế giới.
- có hệ sinh thái phong phú nhất thế giới với nhiều loài chim, thú, bò sát quý hiếm và hàng triệu côn trùng
Rừng nhiệt đới A-ma-dôn có vai trò sinh thái rất quan trọng:
- Rừng A-ma-dôn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, cung cấp 20% khí oxy cho toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất. Bên cạnh đó, rừng cũng hấp thụ một lượng đáng kể khí CO2 (khoảng gần 2 tỷ tấn/năm) – CO2 là khí gây hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ Trái Đất ngày càng nóng lên.
- Rừng A-ma-dôn đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu. Rừng ảnh hưởng đến tốc độ gió, lượng mưa và sự hòa trộn của các hợp chất trong khí quyển.
- Rừng A-ma-dôn là nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu với thành phần loài thực, động vật hết sức phong phú và đa dạng (hàng triệu loài côn trùng, hàng nghìn loài chim, thú, bò sát và hàng chục nghìn loài thực vật).