Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Dịch nghĩa: Theo đoạn 1, những kĩ năng cơ bản nào trẻ em không được dạy mà vẫn học được?
A. nói chuyện, leo trèo, huýt sáo B. đọc, nói chuyện và nghe
C. chạy, đi, chơi D. nói chuyện, chạy và trượt tuyết
Giải thích: Thông tin nằm ở đoạn 1 “In the same way, children learn all the other things they learn to do without being taught — to talk, run, climb, whistle, ride a bicycle”
Đáp án A
Dịch nghĩa: Đoạn văn gợi ý là học nói và học đạp xe __________.
A. căn bản thì cũng giống như học các kĩ năng khác
B. quan trọng hơn các kĩ năng khác
C. căn bản là khác so với học các kĩ năng người lớn
D. không hẳn là những kĩ năng quan trọng
Giải thích: Thông tin nằm ở đoạn “In the same way, children learn all the other things they learn to do without being taught — to talk, run, climb, whistle, ride a bicycle”. Tác giá xếp các việc kia trong một nhóm những thứ phải học mà không cần được dạy.
Đáp án B
Dịch nghĩa: Tác giả cho rằng điều gì giáo viên đang làm nhưng thực sự thì họ không nên làm?
A. Khuyến khích trẻ chép bài người khác
B. Chỉ ra lỗi sai cho lũ trẻ.
C. Cho phép trẻ tự chấm bài
D. Đưa cho trẻ đáp án đúng.
Giải thích: Thông tin nằm ở đoạn 1 “But in school we never give a child a chance to find out his mistakes for himself, let alone correct them. We do it all for him”
Đáp án D
Dịch nghĩa: Từ “he” ở đoạn 1 liên quan đến __________.
A. người khác B. công việc của chính họ C. trẻ con D. một đứa trẻ
Giải thích: Thông tin nằm ở đoạn 1 “A child learning to talk does not learn by being corrected all the time. If corrected too much, he will stop talking. Ẹ notices a thousand times” – Một đứa trẻ học nói không phải bằng cách được chữa liên tục. Nếu bị sửa nhiều quá, nó sẽ không nói nữa. Nó nhận ra …. Như vậy, he ở đây thay cho đứa trẻ - a child.
Đáp án A
Dịch nghĩa: Tác giả lo rằng những đứa trẻ lớn lên sẽ trở thành những người lớn mà ________.
A. Không thể tự suy nghĩ
B. Quá phụ thuộc vào người khác
C. Không thể sử dụng những kĩ năng cơ bản
D. Qua khắt khe với bản thân
Giải thích: Tác giả phê bình việc chỉ ra lỗi sai của trẻ và sửa nó giúp trẻ. Như vậy có thể suy ra là nếu cứ tiếp tục như vậy thì khi lớn lên, không ai chỉ cho, nó sẽ không thể độc lập suy nghĩ. Dễ nhầm lẫn với B nhưng phương án B chỉ đúng khi còn nhỏ, nó phụ thuộc vào thầy cô và cha mẹ để giúp nó, còn khi trưởng thành thì kết quả là nó không suy nghĩ được, đáp án A.
Bài dịch
Hãy để trẻ em học cách tự đánh giá hoạt động của mình. Một đứa trẻ tập nói không học bằng cách lúc nào cũng được sửa lỗi sai. Nếu sửa quá nhiều, nó sẽ không nói nữa. Nó nhận ra những khác biệt trong ngôn ngữ nó sử dụng và ngôn ngữ những người xung quanh sử dụng hàng ngàn lần mỗi ngày. Dần dần, nó thay đổi để giống những người khác. Tương tự như thế, trẻ em học tất cả những điều mà chúng phải học để làm mà không hề được dạy - như là nói chuyện, chạy, leo trèo, huýt sáo, đi xe đạp - đối chiếu sự thể hiện của mình với cái của những người điêu luyện hơn và từ từ thực hiện những thay đổi cần thiết. Nhưng ở trường, chúng ta không bao giờ cho trẻ cơ hội để tìm ra những sai lầm của chính mình, để tự mình sửa chữa. Chúng ta làm tất cả cho lũ trẻ. Chúng ta hành động như thể chúng ta nghĩ rằng nó sẽ không bao giờ nhận ra lỗi sai nếu chúng ta không chỉ ra cho nó, hoặc nó sẽ không bao giờ sửa lỗi trừ khi nó bị bắt phải sửa. Chẳng bao lâu sau nó sẽ phụ thuộc vào giáo viên. Hãy để nó tự làm điều đó. Hãy để lũ trẻ tự tìm ra, với sự giúp đỡ của các bạn khác nếu nó cần, xem từ này nói gì, câu trả lời cho bài toán đó là gì, cho dù đó có phải là cách tốt nhất hay không. Nếu đó là một vấn để đúng hay sai, ví dụ như trong toán hoặc khoa học, hãy đưa cho đứa trẻ sách giải. Để cho trẻ tự chữa bài của chúng. Tại sao chúng ta, những giáo viên lại lãng phí thời gian cho những quyển sách bình thường hàng ngày như vậy? Công việc của chúng ta là giúp đỡ lũ trẻ khi chúng nói rằng chúng không thể tìm cách làm đúng. Hãy chấm dứt tất cả những thử ngớ ngẩn như điểm số, thi cử, chấm điểm. Hãy ném hết chúng đi, hãy để lũ trẻ học tất cả những gì mà một người có học phải học, cách để đánh giá mức độ hiểu biết, cách để biết xem chúng biết những gì và không biết những gì.
Hãy để chúng tiếp cận vấn để theo cách tốt nhất cho chúng, cộng thêm sự hỗ trợ từ giáo viên nếu chúng cần. Ý nghĩ về việc có một lượng kiến thức nhất định phải học ở trường để sử dụng trong suốt cuộc đời còn lại thật là vô lí trong một thế giới phức tạp và thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Những ông bố bà mẹ và giáo viên lo lắng cho rằng: “Nhưng nếu lỡ chúng không học được những thứ thiết yếu, những thứ mà chúng sẽ cần để bước vào đời?” Không cần lo lắng, nếu nó thật sự cần thiết, chúng sẽ ra thế giới bên ngoài kia và tự học được.
Đáp án B
Dịch nghĩa: Thi cử, điểm số, và chấm điểm nên bị bỏ đi vì sự tiến bộ của trẻ em chỉ nên được đánh giá bằng ______________.
A. cha mẹ B. chính những đứa trẻ C. giáo viên D. những người có học
Giải thích: Thông tin nằm ở đoạn 2 “let the children learn what all educated persons must someday learn, how to measure their own understanding, how to know what they know or do not know”
C
Theo đoạn văn, trẻ con:
A. không biết cách thể hiện cảm xúc.
B. lúc nào cũng vội vã.
C. thường không nghĩ rằng thời gian quan trọng.
D. thường vui vẻ.
Dẫn chứng: “The children will be unhappy because they don’t understand. For them, time is not important.”
Tạm dịch: Lũ trẻ sẽ không vui vì chúng không hiểu. Đối với chúng, thời gian không quan trọng.
Đáp án D
Dịch nghĩa: Tác giả nghĩ đâu là cách tốt nhất để trẻ học hỏi?
A. Bằng cách nghe diễn giải từ những người có kinh nghiệm.
B. Bằng việc mắc lỗi và nhờ người sửa chữa.
C. Bằng việc đặt ra thật nhiều câu hỏi.
D. Bằng việc sao chép những gì người khác làm.
Giải thích: Thông tin nằm ở đoạn 1 “children learn all the other things compare their own performances with those of more skilled people, and slowly make the needed changes”
Câu B dễ gây nhầm lẫn, ở bài viết, tác giả nói là để lũ trẻ tự sửa lỗi chứ không phải nhờ người khác sửa lỗi cho như ý B.
Cấu trúc have somebody do something/ have something done: nhờ ai làm gì