Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Đáp án A
Tuyên bố giao tranh với quỷ Ra-va-na để cứu Xi-ta vì danh dự của chàng bị xúc phạm (Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng của ta)
b, Đáp án C
Để giữ danh dự của dòng tộc cao quý, Ra-ma chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân (Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản vì mụ ta là vật để yêu thương)
+ Chàng cũng không chịu được khi nghĩ tới việc Xi-ta “bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na”, từ ghen tuông thành ngờ vực
c, Những từ ngữ lặp lại trong lời nói của Ra-ma chứng tỏ tâm trạng của chàng:
+ Ra- ma thẳng thắn, dứt khoát trong lời nói của bản thân
a, ý đúng: D
b, Hoàn cảnh tác động tới tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:
+ Ra-ma ở với tư cách chồng, tư cách đức vua, người anh hùng buộc Ra-ma dù yêu thương vợ vẫn phải giữ bổn phận người đứng đầu cộng đồng.
+ Thấy vợ với khuôn mặt bông sen đứng trước mặt lòng Ra-ma đau như cắt
+ Sợ tai tiếng, chàng nói với nàng những lời lạnh nhạt
+ Những lời chàng nói không phải nỗi lòng sâu kín của nàng.
- Xi-ta với tư cách là vợ Ra-ma, hoàng hậu của trăm dân:
+ Xi-ta như muốn giấu mình đi vì xấu hổ
+ Nàng khiêm nhường trước Ra-ma
+ Nàng muốn tự chôn vùi hình hài, thể xác của mình, nàng xót xa, tủi hẹn
- Nỗi đau của Xi-ta là nỗi đau đánh mất danh dự của con người trước cộng đồng
- Xi-ta thay đổi cách xưng hô từ thân mật tới xa cách: chàng – thiếp, Đức vua, Người- ta
- Xi ta bước vào ngọn lửa cầu xin thần lửa bảo vệ và chứng minh cho tấm lòng trong sạch của nàng.
- Các câu đúng: b, d, g, h
- Câu sai: a, c, e. Lỗi các câu này không phân định được
- Câu văn trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.
- Cách bác bỏ thuyết phục người đọc dựa trên cơ sở:
+ Lí lẽ: Than ôi! Người ta vẫn nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.
+ Dẫn chứng thực tế: hành động của Ngô Tử Văn được ngợi ca
a, Thuyết minh bằng chú thích
Câu “Ba –sô là bút danh” không sử dụng phương pháp định nghĩa, không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm, bản chất của nhà văn này
Phương pháp chú thích và định nghĩa:
- Giống: đều có cấu trúc A là B
- Khác nhau: - Phương pháp định nghĩa đòi hỏi khoa học, chính xác (yếu tố B phải đạt được hai yếu tố: đặt đối tượng định nghĩa vào loại lớn hơn; chỉ ra yếu tố nói đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt với các đối tượng cùng loại.
+ Phương pháp chú thích: sử dụng mềm dẻo, dễ, linh hoạt hơn
b, Thuyết minh bằng giảng giải nguyên nhân- kết quả
Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê, và nguồn gốc bút danh Ba-sô (được thuyết minh chủ yếu)
→ Phương pháp thể hiện mối quan hệ nhân quả, dù nguyên nhân được trình bày dài hơn thì nội dung thông báo chính vẫn là kết quả
- Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô
- Đoạn trích được trình bày hợp lí, hấp dẫn vì người viết sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh → hình ảnh hiện lên hấp dẫn, sinh động hơn
- Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em” có ý nghĩa vô cùng quan trọng với Na-đi-a. Bởi nó giúp cô cảm nhận được tình yêu mà chàng trai dành cho mình, cảm thấy băn khoăn, trăn trở. Cô gái sẵn sàng trượt tuyết – một công việc cô vốn vô cùng sợ hãi để được nghe lại câu nói đó nhiều lần.
- Cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống một mình để xác định những lời nói ngọt ngào ấy là “gió” hay anh nói. Nếu là “gió nói” thì đó chỉ là tiếng lòng, là khát khao được yêu thương của cô gái ấy. Cô thực sự mong mình muốn đó là những lời nói từ “anh” nhưng nỗi sợ quá lớn khiến cô không thể phân định đó là âm thanh từ đâu.
Chọn đáp án: B