K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2021
Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em. 

Trong văn bản gốc có đến 54 điều và 29 quyền trong một ngôn ngữ rất phức tạp và chắc chắn không dễ hiểu với trẻ. UNICEF, tổ chức về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc, tóm lược văn bản 20 trang này trong 10 quyền cơ bản:

  • Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệt tôn giáo, nguồn gốc và bình đẳng giới;
  • Quyền có tên gọi và quốc tịch;
  • Quyền về sức khỏe và y tế;
  • Quyền được giáo dục và đào tạo;
  • Quyền giải trí, vui chơi và tiêu khiển;
  • Quyền tự tìm hiểu thông tin, quyền phát biểu, quyền được lắng nghe và tụ họp;
  • Quyền riêng tư và sự giáo dục không bạo lực trong ý nghĩa của bình đẳng và hòa bình;
  • Quyền được trợ giúp ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp và thảm họa, và được bảo vệ khỏi sự tàn ác, bỏ bê, lạm dụng, khai thác và bách hại;
  • Quyền có 1 gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có một chỗ trú ngụ an toàn;
  • Quyền được chăm sóc cho trẻ em khuyết tật.

Trong thực tế điều này có nghĩa rằng trẻ em có quyền được sống trong 1 môi trường an toàn mà không bị phân biệt đối xử. Trẻ em có quyền tiếp cận nước, thức ăn, được chăm sóc y tế, giáo dục và có tiếng nói trong các quyết định có ảnh hưởng đến hạnh phúc, phúc lợi của trẻ.

5 tháng 6 2021

-thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em

Bởi lẽ, trẻ em là mầm non tương lai của xã hội. Đồng thời “do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”[1]

– Công ước liên hợp quốc là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển toàn diện, giúp cho trẻ em được sống trong hạnh phúc, ấm no

Với 54 điều khoản khái quát toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống của trẻ và đặt ra các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa mà tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều được hưởng. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý 04 điều khoản sau:

+ Không phân biệt đối xử (Điều 2)

+ Lợi ích tốt nhất của trẻ (Điều 3)

+ Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống (Điều 6)

+ Quyền được lắng nghe (Điều 12)

Những điều này được coi là những “Nguyên tắc chung” và giúp diễn giải tất cả các điều khác và đóng vai trò cơ bản trong việc hiện thực hiện tất cả các quyền trong Công ước dành cho tất cả trẻ em.

Theo đó, tất cả các hành động của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trẻ em cần tính đến đầy đủ lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nhà nước phải đem lại cho trẻ em sự chăm sóc đầy đủ trong trường hợp cha mẹ hoặc những người khác có trách nhiệm không làm được việc ấy (Điều 3). Các quốc gia thành viên phải thi hành tất cả những biện pháp lập pháp, hành pháp chính thích hợp để thực hiện những quyền của trẻ em được thừa nhận trong Công ước (Điều 4).

– Là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền trẻ em

Pháp luật có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ quyền con người. Mặt khác, công ước là văn bản có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và thực hiện trên

18 tháng 3 2018

Tức là quyền bảo vệ cho 3 vd , quyền sống còn cho 3 vd , quyền tham gia cho 3 vd , quyền ohats triển cho 3 vd

19 tháng 3 2018

-Quyền sống còn: được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe, có nơi ở.

-Quyền bảo vệ: không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng để làm điều xấu

-Quyền phát triển: được vui chơi, tham gia các hoạt động văn hoá, được học tập chu đáo.

-Quyền tham gia: được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Còn có thể giao lưu với các bạn nhỏ khác.

4 tháng 5 2018

gồm có

quyền được bảo vệ

quyền được sống còn

quyền được tham gia

quyền phát triển

quyền được sống còn vì nếu ko sống thì sao làm các quyền khác tính mạng là quan trọng

8 tháng 5 2018

Gồm có:

+ Quyền được bảo vệ

+ Quyền được sống còn

+ Quyền được tham gia

+ Quyền phát triển

Quyền được sống còn vì nếu ko sống thì sao làm các quyền khác tính mạng là quan trọng

26 tháng 4 2017

Công ước LHQ về quyền trẻ em thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của Cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và đồng cảm. Nó giúp trẻ em có cuộc sống tốt đẹp và gieo vào cho các em về sự tin tưởng về mọi người xung quanh và nỗ lực cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức để trở thành một người công dân tốt, xây dựng đất nước ta ngày càng văn minh hơn.

Chuk bn hok tốt!ok

29 tháng 4 2017

cái này bn tự làm ah

3 tháng 12 2018

2.Thực hiện trật tự an toàn giao thông :

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.

An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.
Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông canh phòng, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của. Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.

Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiếu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời. Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên.
Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn mình an toàn.

Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng.

“Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.

3 tháng 12 2018

Bạn giúp mik luôn bài 1 nhé

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
16 tháng 7 2021

TT

 

Hành vi

 

Thực hiện quyền trẻ em

Xâm phạm quyền trẻ em

1

Tổ chức việc làm cho trẻ em gặp khó khăn.

X

 

2

Thường xuyên tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ em. 

X

 

3

Ngược đãi trẻ em. 

 

X

4

Bắt trẻ em bỏ học để đi lao động kiếm tiền. 

 

X

5

Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6. 

X

 

6

Lôi kéo trẻ tham gia vào các tệ nạn xã hội.

 

X

16 tháng 7 2021

Trong các hành vi sau, hành vi nào đã thực hiện quyền trẻ em, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em? 

TT

 

Hành vi

 

Thực hiện quyền trẻ em

Xâm phạm quyền trẻ em

1

Tổ chức việc làm cho trẻ em gặp khó khăn.

      X

 

2

Thường xuyên tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ em. 

      X

 

3

Ngược đãi trẻ em. 

 

       X

4

Bắt trẻ em bỏ học để đi lao động kiếm tiền. 

 

       X

5

Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6. 

       X

 

6

Lôi kéo trẻ tham gia vào các tệ nạn xã hội.

 

       X

3 tháng 5 2022

a/ Hành vi của ông A đã xúc phạm danh dự,nhân phẩm.Hành vi  này vi phạm quyền được bảo vệ  trong 4 nhóm quyền đc quy định trong công ước Liên Hợp Quốc 

b/Em cách ứng xử:

+Em nên báo cảnh sát

+..................................

11 tháng 12

    A) Hành vi của ông A đánh đập con trai mình khi say rượu là hành vi bạo lực gia đình, vi phạm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực của trẻ em theo Công ước LHQ.

    B) Khi chứng kiến, em nên báo cáo sự việc cho người lớn hoặc cơ quan chức năng và hỗ trợ tinh thần cho trẻ em, giúp trẻ cảm thấy an toàn.

26 tháng 2 2018

Cái này có ở trong nội dung bài học nhé bạn !!!!