K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2

Phương pháp chiết cành là một kỹ thuật nhân giống thực vật thông qua việc tạo rễ trên một đoạn cành của cây mẹ mà không cần cắt bỏ hoàn toàn, giúp cây con có đầy đủ đặc điểm di truyền của cây mẹ. Quy trình chiết cành cây ăn quả gồm các bước chi tiết như sau:

1. Chọn cây mẹ và cành giống

-Chọn cây mẹ khỏe mạnh: Cây mẹ phải có sức khỏe tốt, không có bệnh tật, khả năng sinh trưởng tốt để đảm bảo cành chiết có chất lượng cao.

-Chọn cành chiết: Chọn cành trưởng thành, khỏe mạnh, không quá non cũng không quá già (thường chọn cành 1-2 năm tuổi), có chiều dài từ 20-30 cm, không có dấu hiệu bệnh tật.

2. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu

-Dụng cụ: Dao sắc, kéo, bọc nilon, dây thun, bình xịt nước, đất ủ (hoặc xơ dừa, đất tơi xốp), thuốc kích rễ (nếu cần).

-Vật liệu: Dùng đất tơi xốp hoặc xơ dừa làm chất nền để rễ phát triển, nilon hoặc bao bọc kín để giữ ẩm cho cành chiết.

3. Cắt và xử lý cành chiết

-Cắt cành chiết: Cắt cành mẹ, sau đó tách cành chiết dài khoảng 20-30 cm.

-Xử lý cành chiết: Dùng dao sắc để tạo một vết cắt dọc trên thân cành (vết cắt theo chiều dài từ 5-10 cm) ở phần giữa cành. Sau đó, dùng kéo hoặc dao cắt sạch lớp vỏ của cành tại vết cắt để lộ phần thịt gỗ.

-Xử lý thuốc kích rễ: Nếu cần, có thể sử dụng thuốc kích rễ bôi vào phần vết cắt để kích thích quá trình ra rễ.

4. Bọc cành chiết và giữ ẩm

-Bọc nilon: Quấn nilon hoặc túi nilon xung quanh vị trí đã làm vết cắt, tạo thành một khoang kín, giữ cho môi trường ẩm ướt.

-Chèn đất vào khoang chiết: Cho đất tơi xốp (hoặc xơ dừa) vào khoang nilon, đảm bảo có đủ ẩm để cành chiết phát triển rễ. Cố định phần bao nilon với dây thun hoặc dây buộc để giữ kín.

5. Chăm sóc cành chiết

-Giữ ẩm: Vị trí chiết cần được duy trì độ ẩm, tránh khô hoặc quá ướt. Bạn có thể phun nước lên bề mặt nilon để duy trì độ ẩm cho cành.

-Che chắn ánh sáng trực tiếp: Đặt cành chiết ở nơi có ánh sáng nhẹ, không quá mạnh, tránh làm mất nước quá nhanh.

-Kiểm tra định kỳ: Sau khoảng 3-4 tuần, kiểm tra cành chiết, nếu có rễ mới mọc ra thì cành đã phát triển tốt.

6. Tách cây con ra khỏi cây mẹ

-Tách cành chiết: Khi cây con đã có bộ rễ đầy đủ và phát triển mạnh, có thể cắt cành chiết ra khỏi cây mẹ.

-Chuyển cây con: Sau khi tách, cây con được trồng vào chậu hoặc khu vực đất mới, tiếp tục chăm sóc cho đến khi cây con phát triển ổn định.

7. Chăm sóc cây con

-Tưới nước: Tưới nước đầy đủ để cây con không bị khô hạn trong giai đoạn đầu.

-Bón phân: Bón phân để cung cấp dưỡng chất cho cây con phát triển tốt, đặc biệt là các loại phân hữu cơ hoặc phân vi lượng.

1 tháng 1 2024

Mình ko ngại các câu trả lời copy từ các trang khác nhưng mình muốn các câu trả lời tương đối đầy đủ và gần với sách giáo khoa

14 tháng 12 2022

Phương pháp nhân giống phổ biến hiện nay là chiết và ghép

Biện pháp kĩ thuật của của phương pháp

  -Ghép mắt (ghép cành): Dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt, chồi, cành) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép)...
  -Chiết cành: Bóc khoanh vỏ của cành, bó đất. Sau thời gian khi cành ra rễ,cắt khỏi cây mẹ đem trồng xuống đất.

29 tháng 11 2021

Tham khảo

 

* Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt :

- Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.

- Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.

- Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm.

Do đó người ta dùng phương pháp giâm, chiết, ghép với cây ăn quả vì :

* Những ưu điểm của phương pháp giâm cành.

- Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

- Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả.

- Thời gian nhân giống nhanh.

- Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu

* Những ưu điểm của phương pháp chiết cành

- Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

- Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.

- Thời gian nhân giống nhanh.

- Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

* Những ưu điểm của phương pháp ghép

- Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.

- Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.

- Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

- Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ.

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

- Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.

- Cókhả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ.

15 tháng 12 2021

batngo còn cái nịt

3 tháng 7 2019

Gieo hạt: xoài, chôm chôm, vải…

Chiết cành: chôm chôm, vải

Giâm cành: chôm chôm, vải

Ghép: vải.

[Trường mình công nghệ 9 học trồng cây ăn quả mà mình lại bị mất sách, mai lại kiểm tra nên giúp mình làm mấy câu hỏi với ( mình có tra trên mạng nhưng không đầy đủ bằng trong sách ]1.Nêu đặc điểm thực vật của cây ăn quả?2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp nào? Với loại cây gì? ( Cái này ở địa phương các bạn cũng được để mình tham...
Đọc tiếp

[Trường mình công nghệ 9 học trồng cây ăn quả mà mình lại bị mất sách, mai lại kiểm tra nên giúp mình làm mấy câu hỏi với ( mình có tra trên mạng nhưng không đầy đủ bằng trong sách ]

1.Nêu đặc điểm thực vật của cây ăn quả?

2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp nào? Với loại cây gì? ( Cái này ở địa phương các bạn cũng được để mình tham khảo)

3. Em hãy nêu kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi? Hãy kể tên 1 số giống bưởi mà em biết?

4. Phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với môi trường và con người ?

5. Hãy nêu kĩ thuật trồng cây nhãn? Kể tên một số giống nhãn mà em biết.

(Các bạn có thể chụp lại trong sách giáo khoa rồi đăng lên cũng được, không phải gõ đâu)

2
27 tháng 12 2016

1.Đặc điểm thực vật của cây ăn quả:

-Rễ: Chủ yếu là rễ cọc gồm 2 loại rễ:

+Rễ cái: to,khỏe,đâm sâu xuống đất từ 1-10m giúp cây đứng vững và hút nước,chất dinh dưỡng nuôi cây.

+Rễ con: nhỏ,nhiều,mọc ra từ rễ cái, lan trên mặt đất có độ sâu từ 0,1-1,0m.Rễ con hút nước,chất dinh dưỡng cho cây.

-Thân:

Thân cây ăn quả chủ yếu là thân gỗ, cứng,cao, nhiều cành

Hỏi đáp Công nghệ

-Hoa: Cây ăn quả có 3 loại hoa:

+Hoa cái:Nhụy phát triển

+Hoa đực:Nhị phát triển

+Hoa lưỡng tính: Có cả nhụy và nhị phát triển

-Qủa và hạt:

+Có 2 loại quả: quả thịt,quả hạch

+Số lượng,màu sắc của hạt tùy thuộc vào từng loại hạt

27 tháng 12 2016

2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp:

-Giâm,chiết,ghép: Loại cây:xoài,nhãn,bưởi,chanh,quất,....

-Gieo hạt:xoài,nhãn,vải,bưởi,chanh,quất,mít,.....

Chúc bạn thi tốt!!!!!