K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Quê hương tôi có cây bầu cây nhịTiếng đàn kêu tích tịch tình tang...Có cô Tấm náu mình trong quả thịCó người em may túi đúng ba gang....Quê hương tôi có bà Trưng bà TriệuCưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiếnHưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.Quê hương tôi có hát xoè, hát đúmCó hội xuân liên tiếp những đêm chèo.Có Nguyễn Trãi, có Bình Ngô đại cáoCó Nguyễn Du và có một Truyện...
Đọc tiếp

Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...
Có cô Tấm náu mình trong quả thị
Có người em may túi đúng ba gang.
...
Quê hương tôi có bà Trưng bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.

Quê hương tôi có hát xoè, hát đúm
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.
Có Nguyễn Trãi, có Bình Ngô đại cáo
Có Nguyễn Du và có một Truyện Kiều

1) Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào?
2) Nêu nội dung chính của đoạn thơ
3) Em hiểu như thế nào về những câu thơ:

“Quê hương tôi có bà Trưng bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.”

2
29 tháng 1 2022

1. Thơ mới 8 chữ

6 tháng 2 2022

1) Đoạn thơ trên thuộc thể thơ tự do.
2) Nội dung chính của đoạn thơ: Gợi về những câu chuyện cổ tích xa xưa, nhưng vị anh hùng dân tộc. Qua đó, thể hiện tinh thần kháng chiên, truyền thống yeu nước chống giặc ngoại xâm.

3)Những câu thơ trên là niềm tự hào của tác giả đối voi các vị anh hùng dân tộc đã giành lại độc lập dân tộc. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trước sự xâm lược của quân giặc. Qua đó, để lại nhiều bài học sâu sắc để thế hệ trẻ cta noi gương và cố gắng gìn giữ, phát huy giá trị cao cả, thiêng liêng này.

 

        (1)  Quê  hương  tôi  có  cây  bầu  cây  nhị                Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...                Có cô Tấm náu mình trong quả thị                Có người em may túi đúng ba gang...         (2) Quê hương tôi có bà Trưng bà Triệu               Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.                Ông Lê Lợi đã trường kì kháng chiến                Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.         (3) Quê hương tôi có hát...
Đọc tiếp


        (1)  Quê  hương  tôi  có  cây  bầu  cây  nhị 
               Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang... 
               Có cô Tấm náu mình trong quả thị 
               Có người em may túi đúng ba gang...
         (2) Quê hương tôi có bà Trưng bà Triệu
               Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung. 
               Ông Lê Lợi đã trường kì kháng chiến 
               Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.
         (3) Quê hương tôi có hát xoè, hát đúm 
               Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo. 
               Có Nguyền Trãi, có Bình Ngô đại cáo 
               Có Nguyễn Du và có một Truyện Kiều.

                                                       (Trích Bài thơ quê hương, Nguyễn Bính)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết  một đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng) bày tỏ  tình cảm của mình đối với di sản tinh thần của dân tộc và với quê hương?  

 

0
I. Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang... Có cô Tấm náu mình trong quả thị Có người em may túi đúng ba gang.   Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ, Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi. Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ, Một dây trầu...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...

Có cô Tấm náu mình trong quả thị

Có người em may túi đúng ba gang.

 

Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ,

Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.

Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,

Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

         (Trích Bài thơ quê hương - Nguyễn Bính)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy chỉ ra những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích trên. (1.5 điểm)

Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ.  (1 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) nêu nhận xét của anh (chị) về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc. (2 điểm) 

33
16 tháng 5 2021

1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: biểu cảm.

2.- "Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

       Tiếng đàn kêu tính tịch tình tang..." (Truyện cổ tích "Thạch Sanh")

   -"Có cô Tấm náu mình trong quả thị" (Truyện cổ tích "Tấm Cám")

   -"Có người em may túi đúng ba gang."(Truyện cổ tích "Cây khế") 

   -"...Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi." (Truyện cổ tích "Sự tích trầu      cau")

3.Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là: điệp cấu trúc "Quê hương tôi         có..."

   Tác dụng:

   -Nghệ thuật: Làm cho lời thơ hài hòa cân đối,giàu giá trị gợi hình gợi            cảm cho đoạn thơ, gây hứng thú cho bạn đọc.

   -Nội dung:

    +Tác giả làm nổi bật lên giá trị của những câu chuyện cổ, những câu ca        dao tục ngữ,đồng thời khẳng định vai trò và ý nghĩa của văn học dân          gian nước nhà, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: yêu công          lí,chuộng hòa bình chính nghĩa;tình nghĩa thủy chung; nghĩa tình.

    +Bên cạnh đó chúng ta cần tự hào và giữ gìn những truyền thống quý          báu đó,học tập để trau dồi kiến thức và nhân cách.

4.     Văn học dân gian đối vs mỗi nhà văn, nhà thơ... là nguồn mạch cảm xúc, là sản phẩm tinh hoa của dân tộc Việt được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, đc chọn lọc từ những từ ngữ trau chuốt, đc gọt dũa cẩn thận từ bao đời nay.Song ai cũng có thể tham gia được,ai cũng được sửa chữa để tác phẩm được hay hơn,đầy đủ, phong phú hơn.Văn học dân gian là kho tí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người,có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc.Đoạn thơ trên là vậy, nó mang đến cho tác giả tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng; đồng thời cũng là niềm tự hào trước những giá trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của cội nguồn.Bản thân mỗi chúng ta ai cũng tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa đó, và cần giữ gìn nó vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người.

 

17 tháng 5 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…

Câu 3: Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…” Tác dụng: - Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ. - Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.

Câu 4: Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:…Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có.Vậy nênLưu Cung tham công nên thất bại,Triệu Tiết...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

…Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cứ còn ghi.

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

 

1. Trong đoạn trích, Nguyễn Trãi đã đưa ra những cơ sở nào để khẳng định nền độc lập, chủ quyền của nước ta? Nêu nhận xét của em về những cơ sở đó.

2. Tìm và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?

3. Bày tỏ cảm nghĩ của em về đoạn văn trên (học sinh có thể gạch ý)

0
(1)  Quê hương tôi có cây bầu cây nhị      Tiếng " đàn kêu tích tịnh tình tang"      Có cô Tấm náu mình trong quả thị      Có người em may túi đúng ba gang(2)  Quê hương tôi có bà Trưng,bà Triệu       Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa trả thù chung        Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,       Hưng Đạo Vương đã mở ra hội Diên Hồng(3)   Quê Hương tôi có hát xòe,hát đúm        Có hội...
Đọc tiếp

(1)  Quê hương tôi có cây bầu cây nhị

      Tiếng " đàn kêu tích tịnh tình tang"

      Có cô Tấm náu mình trong quả thị

      Có người em may túi đúng ba gang

(2)  Quê hương tôi có bà Trưng,bà Triệu

       Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa trả thù chung 

       Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,

       Hưng Đạo Vương đã mở ra hội Diên Hồng

(3)   Quê Hương tôi có hát xòe,hát đúm

        Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo 

        Có Nguyễn Trãi có" Bình Ngô Đại Náo"

        Có Nguyễn Du và có" Truyện Kiều"

câu 1:nêu nội dung của đoạn thơ trên

câu 2:Hãy chỉ ra:ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1)

câu 3: Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghê thuật của đoạn thơ

câu 4: Tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc thể hiện qua đoạn thơ ( trình bày thành đoạn văn từ 5 đến 7 câu văn )

câu 5: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học nhân gian (trong chương trình ngữ văn 10 mà em vừa mới học)( dài khoảng 20 dòng )

0
22 tháng 4 2018

Ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ có đặc điểm là sự phân chia thành các vế câu đều đặn, có sự đối ứng chỉnh

Sự phân chia hai vế câu vừa cân đối, vừa có sự gắn kết với nhau, hoặc từ loại, về ý nghĩa khiến cho câu văn hài hòa với nhau

b, Ở trong ngữ liệu 3, câu 2, 4 đều tồn tại phép đối. Phương thức đối từ loại:

Khuôn trăng/ nét ngài; đầy đặn/ nở nang…

- Ở ngữ liệu 4, phép đối được xây dựng theo kiểu đối ý, đối thanh

c, Phép đối trong “Hịch tướng sĩ”:

“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Trong Bình Ngô đại cáo:

    + Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm

    + Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phơi

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

- Truyện Kiều

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thương mình xót xa

Râu hùm, hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

d, Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa, diễn đạt nội dung nào đó.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

     Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại, nêu cao lòng tự hào và niềm hân hoan vô hạn trước thắng lợi của chính nghĩa, ca ngợi tài năng lãnh đạo và khí phách hào hùng của dân tộc. Văn bản có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Bài thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

- Biện pháp liệt kê: lòng tự hào và niềm hân hoan; tài năng lãnh đạo và khí phách hào hùng; lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

- Biện pháp liệt kê trên nhằm làm nổi bật, nhấn mạnh giá trị nội dung của Đại cáo bình Ngô.

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.Người chiến sĩ nào...
Đọc tiếp

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)

Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích?

1
25 tháng 9 2017

Nêu hai biện pháp tu từ :

- Lặp cấu trúc (điệp ngữ).

- Đối lập (tương phản).