K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2022

.... nhé vì chs hc

Nguyễn Huệ là tên thật của vua Quang Trung

21 tháng 5 2017

Đáp án B

Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế

4 tháng 12 2018

Đáp án là A.

18 tháng 12 2021

tham khao:

 

- Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau.

- Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, phát triển kinh tế, ổn định chính trị của các nước thành viên.

- Từ năm 1950, sau khi phục hồi, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc của Mĩ. Họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực, đặc biệt là Mĩ.

 

18 tháng 12 2021

TK:

Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:

- Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau.

- Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, phát triển kinh tế, ổn định chính trị của các nước thành viên.

- Từ năm 1950, sau khi phục hồi, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc của Mĩ. Họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực, đặc biệt là Mĩ.


 

2 tháng 5 2018

Vai trò của vua Quang Trung đối với nước ta:

- Thống nhất đất nước, xóa bỏ ranh giới đất nước.

Bảo vệ nên độc lập dân tộc.

- Lật đổ chế độ phong kiến Lê- Trịnh - Nguyễn.

- Đánh tan quân xâm lước Xiêm Thanh.

- Có nhiều chính sách đề xây dựng nền kinh tế đất nước, giữ gìn văn hóa dân tộc.

- Chính sách ngoại dao mềm dẻo, chính sách quốc phòng đúng đắn.

- Đẩy mạnh tình hình chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục đúng đắn,....

=> Vua Quang Trung đã đóng góp công lao to lớn cho sự nghiệp to lớn để xây dựng giữ gìn nước nhà.

2 tháng 5 2018

- Cuộc đời Nguyễn Huệ chỉ có 39 mùa xuân. Và đây là những mốc lớn trong sự nghiệp của người anh hùng:

- Năm 1771 - 18 tuổi, cùng anh chuẩn bị khởi nghĩa ở Tây Sơn.

- Năm 1775 - 22 tuổi, đánh thắng trận Phú Yên, mở đầu một binh nghiệp bách chiến bách thắng.

- Năm 1777 - 24 tuổi, 1782 - 29 tuổi, 1783 - 30 tuổi, chỉ huy tham gia những cuộc tiến công vào Gia Định, đánh đổ chế độ chúa Nguyễn.

- Năm 1785 - 35 tuổi, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Xiêm, lập nên chiến công Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Năm 1786 - 33 tuổi, đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên quy mô toàn quốc, chấm dứt tình trạng đất nước bị chia cắt thời Trịnh - Nguyễn, đặt cơ sở lập lại nền thống nhất quốc gia.

- Năm 1789 - 36 tuổi, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Thanh, lập nên chiến công Ngọc Hồi - Đống Đa hiển danh muôn đời.

- Năm 1789 - 1792, 36 - 39 tuổi, thiết lập một vương triều mới, ra sức xây dựng lại đất nước, củng cố độc lập dân tộc.

- Từ 1771 - 1792, từ 18 tuổi đến tuổi 38, trong 21 năm liền, Quang Trung Nguyễn Huệ đã cống hiến tất cả tài năng và nghị lực cho cuộc đất tranh vì lợi ích của nhân dân, "Tưới mưa dầm kẻo cùng dân sa chốn lầm than" (Hịch đánh Trịnh), "Quét trừ loạn lạc, cứu dân trong vòng nước lửa" (Chiếu lên ngôi), vì độc lập dân chủ và chủ quyền quốc gia, "Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ" (Hiệu dụ quân sĩ).

Nguyễn Huệ là người thủ lĩnh kiệt xuất nhất của phong trào Tây Sơn, đã đưa phong trào vượt qua mọi gian nguy thử thách, đạt tới đỉnh phát triển cao nhất của phong trào nông dân và phong trào dân tộc trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XVIII của đất nước. Từ một anh hùng nông dân, Nguyễn Huệ đã trở thành một anh hùng dân tộc có công lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc.

26 tháng 5 2019

Đáp án là D.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, từ hai nước đồng minh chống phát xít, Xô - Mỹ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, xuất phát từ việc tổng thống Mỹ Truman đưa ra học thuyết Truman cho rằng sự tồn tại của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội là nguy cơ lớn với Mỹ, do đó yêu cầu viện trợ 400 triệu USD cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ để biến hai nước này thành nơi chống Liên Xô, khởi đầu cho chiến tranh lạnh.

14 tháng 12 2018

Sau cách mạng Cuba ngày 01 tháng 01 năm 1959, Fidel Castro, một nhân vật bí ẩn đối với Liên Xô, trở thành Thủ tướng trong một nước Cuba mới. Từ sự lãnh đạo mới này, quan hệ giữa 02 quốc gia này đã chuyển thành đối tác chiến lược tin cậy trong khối cộng sản. Sau khi Liên Xô thiết lập lại mối quan hệ với Cuba sau giai đoạn gián đoạn, hàng loạt cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa Cuba và các quốc gia Cộng sản trong năm 1960, mở ra nhiều mối quan hệ mới với Cuba. Việt Nam thiết lập với Cuba vào ngày 2 tháng 12 năm 1960, sau cuộc tiếp xúc giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng và bộ trưởng ngoại giao Cuba Raúl García.

Cuba ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Trong cuộc chiến, Cuba đưa nhiều kỹ sư cầu đường xây dựng lại hệ thống đường xá bị tàn phá nặng nề, đưa các y bác sĩ cùng các loại thuốc men, dụng cụ y tế,... Cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam là nguồn cảm hứng cho nhiều lãnh đạo Cuba, một trong số đó là Che Guevara đã kêu gọi “phải tạo ra hai, ba, nhiều Việt Nam”. Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được kí kết, Fidel đã thăm vùng giải phóng của Việt Nam tại Quảng Trị và nhắc lại tuyên bố "Vì người Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".

Chiến tranh biên giới 1979 nổ ra, Cuba tuyên bố ủng hộ Việt Nam chống Trung Quốc bành trướng đồng thời tuyên bố gửi quân sang Việt Nam. Từ giai đoạn 1980-1990, Việt Nam bị cấm vận, Cuba là một trong số ít quốc gia viện trợ thuốc men, vacxin, lương thực cho Việt Nam. Sau khi mở cửa nền kinh tế Việt Nam được phát triển, Việt Nam lại trở thành quốc gia viện trợ cho Cuba, và là quốc gia tích cực kêu gọi Mỹ chống bao vây cấm vận Cuba. Việt Nam tiếp tục viện trợ lương thực, thực phẩm, máy móc, và trang thiết bị. Từ giai đoạn 2010-2020, Cuba mở cửa và cập nhật theo mô hình kinh tế thị trường của Việt Nam.