Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Sự di chuyển của các phân tử nước và chất tan qua màng bán thấm:
- Nước di chuyển được qua màng bán thấm và di chuyển từ nơi có thế nước cao (nồng độ chất tan thấp) đến nơi có thế nước thấp (nồng độ chất tan cao).
- Chất tan không di chuyển được qua màng bán thấm.
b) Thẩm thấu là sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau, để duy trì trạng thái cân bằng.
c) Những đặc điểm giống và khác nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu:
- Giống nhau:
+ Đều là sự vận chuyển thụ động theo chiều grdient nồng độ.
+ Đều không tiêu tốn năng lượng.
+ Đều dẫn đến sự cân bằng nồng độ các phân tử trong một môi trường nhất định.
- Khác nhau:
Khuếch tán | Thẩm thấu |
- Là sự di chuyển của các phân tử rắn, lỏng, khí theo chiều gradient nồng độ. | - Là sự di chuyển của phân tử nước từ nơi có thế nước cao sang nơi có thế nước thấp. |
- Không cần màng bán thấm. | - Cần màng bán thấm. |
- Diễn ra trong môi trường lỏng và khí. | - Diễn ra trong môi trường lỏng. |
Phân biệt cấu tạo lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn:
+ Lưới nội chất hạt: là hệ thống xoang dẹp thông với nhau và thường thông với màng nhân, có đính nhiều hạt ribosome.
+ Lưới nội chất trơn: là hệ thống xoang hình ống thông với nhau, không có đính hạt ribosome.
Những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen là:
+ Đều là polysaccharide những hợp chất có cấu trúc đa phân
+ Các đơn phân glucose kết hợp với nhau bằng liên kết glycoside
+ Được hình thành do qua nhiều phản ứng ngưng tụ.
Những đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon:
+ Tinh bột: mạch phân nhánh bên
- Điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen:
+ Đều có cấu trúc đa phân mà đơn phân là glucose.
+ Mạch đều có sự phân nhánh (glycogen phân nhánh mạnh hơn).
+ Đều có chức năng dự trữ năng lượng.
- Điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon là:
+ Tinh bột có 2 dạng cấu trúc xoắn hoặc phân nhánh. Nhìn chung, các loại tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh.
+ Cellulose có dạng mạch thẳng, không phân nhánh, nhiều phân tử cellulose liên kết với nhau thành bó sợi dài nằm song song.
Có cấu trúc vững chắc là thành phần cấu tạo thành tế bào thực vật.
- Sự liên quan giữa cấu trúc đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose:
+ Tinh bột là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ dài hạn ở thực vật vì tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh, % tan trong nước không nhiều (khó sử dụng) phù hợp với thực vật có đời sống cố định, ít tiêu tốn năng lượng hơn động vật.
+ Glycogen là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ ngắn hạn ở động vật, một số loài nấm vì glycogen có cấu trúc phân nhánh nhiều, dễ phân hủy phù hợp với động vật thường xuyên di chuyển, hoạt động nhiều, đòi hỏi nhiều năng lượng hơn.
+ Cellulose được tạo nên từ những phân tử đường glucose liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng, không phân nhánh, tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc phù hợp để trở thành thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật cứng chắc.
- Nucleotide được cấu tạo từ ba thành phần là base nitrogen, đường 5 carbon và acid phosphoric. Base nitrogen liên kết với pentose qua liên kết N – Glycoside tạo thành nucleoside, acid phosphoric kết hợp với pentose trong nucleoside qua liên kết ester.
- Nucleic acid được chia thành hai loại là deoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA).
- DNA được cấu tạo từ bốn loại nucleotide là A, T, G, C; còn RNA được cấu tạo từ A, U, G, C.
Các biến thể mới của SARS-CoV-2 sai khác nhau với chủng virus ban đầu về tổng số lượng ở các đột biến đặc trưng, trong đó có đột biến gene S – gene tạo gai glycoprotein, dẫn đến có sự thay đổi về lớp vỏ và sự lây truyền, khả năng chống lại kháng thể của virus hiệu quả hơn.
- Nguyên tử carbon có vai trò quan trọng trong việc tham gia cấu tạo nên các đại phân tử như protein, carbohydrate, lipid, nucleic acid, từ đó nguyên tố này trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào.
- Sở dĩ, nguyên tử carbon có vai trò quan trọng như vậy là do cấu trúc đặc biệt của nguyên tử này: Carbon có bốn electron ở lớp ngoài cùng (có hóa trị bốn) nên có thể cho đi hoặc thu về bốn electron để có đủ tám electron ở lớp ngoài cùng, do đó, nó có thể hình thành liên kết với các nguyên tử khác (C, H, O, N, P, S). Nhờ đó, carbon có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.
Có 2 loại lưới nội chất là lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt. Hai loại lưới nội chất này có đặc điểm khác nhau là:
- Lưới nội chất hạt có ribosome đính bên ngoài, có chức năng tổng hợp các loại protein tiết ra ngoài tế bào hoặc các protein cấu tạo nên màng sinh chất và protein trong lysosome.
- Lưới nội chất trơn không có ribosome đính bên ngoài mà chứa nhiều enzyme tổng hợp lipid, chuyển hóa đường và khử độc cho tế bào.