Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn tư liệu trên được ghi lại bởi người Trung Quốc. Qua việc tiếp xúc khi sinh sống và giao thương buôn bán, họ có những nhận xét về tính cách, bản chất của người dân Phù Nam ” mưu lược, nhưng tốt bụng và thật thà”. Nghề nghiệp chủ yếu là buôn bán các mặt hàng chủ yếu là vàng, bạc, lụa..
Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật, ... của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. Tuy đây chỉ là những hiện vật "câm", nhưng nếu biết khai thác, chúng có thể nói cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.
Một số tư liệu hiện vật:
Nhóm hiện vật lợp mái cung điện thời Lý được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng LongNgói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng LongXe tăng, máy bay, khẩu pháo và một số súng thần công còn được lưu giữ tại bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - HuếRìu đá, công cụ bằng đá- Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật… của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
- Một số ví dụ về tư liệu hiện vật:
+ Khu di tích: Hoàng thành Thăng Long; Thánh địa Mỹ Sơn, Kinh đô Huế; thành nhà Hồ…
+ Thạp đồng Đào Thịnh; trống đồng Đông Sơn; công cụ đồ đá Núi Đọ…
Trong thời Bắc thuộc, người Việt đã biết tiếp thu các yếu tố bên ngoài đến phát triển văn hóa dân tộc. Cụ thể là:
– Các sản phẩm thủ công được cải tiến một cách sáng tạo (vòi ấm trang trí hình đầu gà, viền ngoài khay gốm trang trí hoa văn kiểu văn hóa Đông Sơn…)
– Người việt giữ những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, tiếp nhận thêm nhiều lớp từ Hán và chữ Hán.
– Phật Giáo, Đạo giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên, phổ biến, sâu sắc.
- Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ. Các nguồn tài liệu này kể cho ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.
- Văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu cũng được coi là tư liệu chữ viết, vì:
+ Trên mỗi tấm bia đều có các bài văn thể hiện triết lí về dựng nước và giữ nước; bảo tồn văn hóa; triết lí phát triển giáo dục; quan điểm đào tạo nhân tài… của các triệu đại phong kiến Việt Nam => qua đó cung cấp nhiều tư liệu lịch sử quý giá và phong phú.
+ Bia đề danh tiến sĩ là nguồn sử liệu quí giá, giúp cho việc nghiên cứu về tiểu sử, hành trang của nhiều danh nhân Việt Nam, như Nguyễn Trãi - người được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hóa thế giới, Lê Quí Đôn, Lương Thế Vinh…
+ Chữ Hán khắc trên các bia, có niên đại rất cụ thể, phản ánh về thư pháp (cách viết chữ) của các thời liên quan. Vì vậy, có thể coi đây là căn cứ quan trọng để nhận diện tiến trình phát triển thư pháp chữ Hán của người Việt từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.
Diễn biến trận Bạc Đằng:
– Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông kéo vào nước ta theo đường biển. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền gấp rút chuẩn bị hoạch đánh giặc
– Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
– Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.
– Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.
– Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
– Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc thắng lợi.
- Đời sống vật chất của người Việt cổ:
+ Nguồn lương thực: gạo nếp, gạo tẻ, rau, muối, mắm cá…
+ Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa, lá, gỗ…
+ Phương tiện đi lại trên sông chủ yếu là thuyền.
+ Người Việt cổ ngày thường để tóc ngang vai, búi tó hoặc tết tóc kiểu đuôi sam. Nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất, nữ mặc váy, mặc yếm.
+ Vào dịp lễ hội, người Việt cổ có thể đội thêm mũ lông chim, đeo trang sức )vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai…).
Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ IV:
+ Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.
+ Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
+ Âm nhạc và múa phục vụ các nghi lễ tôn giáo đặc sắc
+ Nghệ thuật đặc sắc: tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi,...
+ Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc đặc sắc còn được bảo tồn đến ngày này (di tích Thánh địa Mỹ Sơn).
* Đời sống vật chất của cư dân Văng Lang, Âu Lạc thể hiện qua mặt trống đồng Ngọc Lũ:
- Thức ăn chính là gạo nếp, gạo tẻ (hình ảnh đôi nam – nữ đang giã gạo).
- Ở nhà sàn (hình ảnh chiếc nhà sàn)
- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, ghe (hình ảnh chiếc thuyền).
* Mục đích sử dụng chiếc muôi đồng và thạp đồng:
+ Chiếc muôi đồng: để múc cơm/ canh/ mắm/ thức ăn…
+ Thạp đồng: có thể được sử dụng để đựng lúa/ nước…
* Nguyên nhân cư dân Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn:
- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc làm nhà sàn ở những vùng đất cao ven sông, ven biển goặc trên sườn đồi. Họ làm nhà sàn để tránh thú dữ, ngập lụt vào mùa mưa; mặt khác, cũng có thể tận dụng mặt bằng bên dưới để phục vụ chăn nuôi.
Ngô Quyền đã cho cắm cọc dưới sông để khi thuỷ triều xuống, thuyền của địch sẽ bị cọc chọc thủng và từ đó diệt giặc sẽ trở nên dễ dàng hơn.