K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2023

Tham khảo!

Đặc điểm, ý nghĩa của mỗi hệ sinh thái:

- Hệ sinh thái rừng Cúc Phương:

+ Đặc điểm: Là hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa, xanh quanh năm, có quần thể động, thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi, có thể hình thành nên nhiều tầng tán, nhưng do địa hình dốc nên tầng tán thường không liên tục. Là nơi sinh sống của nhiều loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư và hàng ngàn loài côn trùng, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.

+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái rừng Cúc Phương là nơi dự trữ nguồn gene phong phú, bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học; đồng thời, cũng là nơi tham quan du lịch tạo sự phát triển kinh tế bền vững.

- Hệ sinh thái biển Nha Trang:

+ Đặc điểm: Là nơi có độ đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú của nhiều loài san hô, cá cảnh biển và các loài hải sản. Các loài thực vật, tảo, rong biển cũng góp phần tạo nên đa dạng sinh học.

+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái biển Nha trang là nơi dự trữ nguồn gen phong phú, có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người: tham gia điều hòa khí hậu, là nơi sống của nhiều loài sinh vật, cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị cho con người; đồng thời, cũng là nơi tham quan du lịch tạo sự phát triển kinh tế bền vững.

- Hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đặc điểm: Là nơi canh tác đa dạng nhưng chủ yếu dựa trên nền lúa, đây là hệ sinh thái được duy trì dưới tác động thường xuyên của con người.

+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp tạo đà cho sự phát triển kinh tế; ngoài ra, hệ sinh thái này cũng có vai trò quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học,…

24 tháng 7 2023

Cấu trúc cơ bản của 1 hệ sinh thái gồm 2 thành phần chính: Thành phần vô sinh, thành phần hữu sinh

- Thành phần vô sinh: các đặc điểm, yếu tố môi trường sống

- Thành phần hữu sinh: 

+ Sinh vật sản xuất: Các sv có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ - tảo, thực vật

+ Sinh vật tiêu thụ: Các sv không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ - đông vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, động vật ăn tạp

+ Sinh vật phân giải: Các sv có khả năng phân giải các chất hữu cơ tự nhiên hoặc từ xác sv thành các chất vô cơ đơn giản hơn - vi khuẩn phân giải, nấm, giun đất,...

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Biện pháp để bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên và ý nghĩa của mỗi biện pháp:

Biện pháp

Ý nghĩa

 

Tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy.

Giúp vị thành niên chủ động, có quyết định và hành vi đúng về sức khỏe sinh sản.

Nâng cao sức khỏe, vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lí.

Giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Không nên quan hệ tình dục.

Tránh mang thai ngoài ý muốn, phá thai, mắc bệnh lây truyền qua đường sinh dục và vi phạm pháp luật.

Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website không phù hợp.

Tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Có hành vi đúng mực với người khác giới, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Giúp giữ tình bạn trong sáng; giảm nguy cơ bị xâm hại.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Các cơ quan của hệ hô hấp

Đặc điểm

Chức năng

Mũi

Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông mũi và lớp mao mạch dày đặc.

Giúp ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi.

Họng

Có tuyến amidan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limpho.

Dẫn khí và làm sạch không khí.

Thanh quản

Có nắp thanh quản, có thể cử động để đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn.

Dẫn khí, phát âm, ngăn thức ăn không rơi vào đường hô hấp khi nuốt thức ăn.

Khí quản

Có cấu tạo với các vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục.

Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phế quản

Cấu tạo bởi các vòng sụn, chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong các phế nang của phổi. Ở phế quản nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ.

Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phổi

Có xoang màng phổi chứa dịch và áp suất âm bao quanh giúp phổi không bị xẹp. Gồm nhiều phế nang, phế nang được bao bọc bởi hệ thống mạch máu dày đặc.

Là nơi thực hiện trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.

24 tháng 7 2023
 Thành phần của máu  Đặc điểm cấu tạo  Chức năng 
 Huyết tương  Gồm nước, chất dinh dưỡng và chất hòa tan khác  Vận chuyển các chất
 Tiểu cầu  Không nhân Tham gia vào quá trình đông máu 
 Bạch cầu  Có nhân, không màu Tham gia bảo vệ cơ thể 
 Hồng cầu  Hình đĩa, lõm hai mặt, không nhân, màu đỏTham gia vận chuyển chất khí (O2, CO2)
3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Tập thể dục thể thao (TDTT) giúp cho

hệ thần kinh linh hoạt hơn do TDTT làm tăng lượng tăng lưu lượng máu và O2 tới não.

tăng sức khỏe hô hấp: do TDTT tăng thể tích khí O2 khuếch tán vào máu và tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp.

duy trì cân nặng hợp lý nhờ tăng phân giải lipid

tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ: do TDTT kích thích tái tạo tế bào cơ, tăng hấp thụ Glucose và sử dụng O2 và tăng lưu lượng máu đến cơ nên 

cơ tim và thành mạch khỏe hơn: Do tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn

khớp khỏe hơn: Do màng dịch tiết chất nhờn đầy đủ, dây chằng vững chắc, dẻo dai hơn nên 

tăng khối lượng và kích thước xương: do TDTT giúp kích thích các tế bào tạo xương sụn ở đầu xương

24 tháng 7 2023

HST đồng cỏ Mộc Châu

Thành phần hữu sinh:

+ Nhánh 1: Sinh vật sản xuất

Nhánh con 1a: Cỏ bò

Nhánh con 1b: Dương xỉ

+ Nhánh con 2: Sinh vật tiêu thụ

Nhánh con 2a: Bò

Nhánh con 2b: Sâu ăn lá

+ Nhánh con 3: Sinh vật phân giải

Nhánh con 3a: Vi sinh vật phân giải

Nhánh con 3b: Giun đất

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Nguyên nhân gây bệnh về phổi và đường hô hấp: Không khí bị ô nhiễm, có chứa nhiều bụi mịn, vi sinh vật, virus hoặc các chất có hại,… xâm nhập vào đường dẫn khí và phổi là nguyên nhân chính dẫn dến các bệnh về phổi và đường hô hấp.

- Các biện pháp phòng chống bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình:

+ Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày: đánh răng 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng theo chu kì 3 tháng, xúc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lí vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.

+ Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.

+ Ăn uống đủ chất, hợp lí, không ăn quá nhiều đồ lạnh, cay, cứng,… kết hợp với luyện tập thể dục thể thao phù hợp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

+ Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.

+ Tiêm vaccine phòng bệnh.

+ Có biện pháp phòng tránh thích hợp khi tiếp xúc với người mắc các bệnh về phổi và đường hô hấp dễ truyền nhiễm.

+ Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.

+ ….

22 tháng 7 2023

1 HST hoàn chỉnh bao gồm 2 thành phần chính: Thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh

- Thành phần vô sinh: Các nhân tố vô sinh (ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật,...)

- Thành phần hữu sinh:

+ Sinh vật sản xuất là sinh vật có khả năng dùng quang năng tổng hợp chất hữu cơ như thực vật, tảo,...

+ Sinh vật tiêu thụ là các sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ như động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, động vật ăn tạp,...

+ Sinh vật phân giải là những sinh vật có khả năng phân giải xác và các thành phần chất thải sinh vật thành chất vô cơ như nấm, vi khuẩn phân giải,...

5 tháng 9 2023

Câu 1 tham khảo!

Ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng,…) thực phẩm đóng gói:

- Hạn sử dụng: Giúp người tiêu dùng biết được thời gian sản phẩm có thể giữ được giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn. Không nên sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng.

- Giá trị dinh dưỡng: Giúp người tiêu dùng xác định được hàm lượng, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm để lựa chọn đúng nhu cầu.

- Thông tin nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ: Giúp người tiêu dùng xác định rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hướng dẫn sử dụng: Giúp người tiêu dùng bảo quản và chế biến đúng cách, giữ được các chất dinh dưỡng có trong sản phẩm.

5 tháng 9 2023

Câu 2 tham khảo!

 

- Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

+ Ngộ độc thực phẩm cấp tính gây rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy; rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, tê liệt các chi,…

+ Có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau một thời gian như ung thư, rối loạn chức năng không giải thích được, vô sinh, gây quái thai,…

- Các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh trên:

+ Biện pháp lựa chọn thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm tươi, an toàn, nguồn gốc rõ ràng.

+ Biện pháp bảo quản thực phẩm: Lựa chọn các phương pháp bảo quản an toàn, phù hợp cho từng loại thực phẩm như: những thực phẩm dễ hỏng như rau, quả, cá, thịt tươi,… cần được bảo quản lạnh; không để lẫn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín;…

+ Biện pháp chế biến thực phẩm: Chế biến hợp vệ sinh như ngâm rửa kĩ, nấu chín, khu chế biến thực phẩm phải đảm bảo sạch sẽ, thực phẩm sau khi chế biến cần được che đậy cẩn thận,…