Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thành phần của không khí gồm: Nitrogen ( ni tơ ) chiếm 78%; oxygen ( oxi ) chiếm 21%; carbon dioxide chiếm 1%
Vai trò của không khí với sự sống:
- Là thành phần quan trọng trong quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật, ...
- Giúp điều hòa khí hậu, giúp bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Khí cacbonic trong không khí cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.
- Không khí giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ.
- Khi mưa dông có sấm sét, nitrogen trong không khí được chuyển hóa thành chất có chứa nitrogen có lợi cho cây cối (dạng phân bón tự nhiên).
Biện pháp bảo vệ môi trường:
- Trồng thật nhiều cây xanh.
- Phát triển năng lượng sạch.
- Không xả rác bừa bãi.
- Đi phương tiện công cộng để giảm bớt khí thải từ phương tiện giao thông cá nhân. ( Nhớ tích đúng cho mình nha ).
.Câu 11: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng carbon dioxide
B. Giảm bụi và khí độc, hấp thụ carbon dioxide (khí cacbonic) và cung cấp oxygen (oxi)
C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng oxygen.
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng carbon dioxide
Câu 12: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành hạt kín?
A. Bèo tấm. B. Nong tằm. C. Vạn tuế D. Rau sam.
Câu 13: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm, muỗi, lợn, cừu. B. Bò, châu chấu, sư tử, voi.
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ. D. Gấu, mèo, dê, bò.
Câu 14: Cho các loài động vật sau:
(1) Sứa (5) Cá ngựa
(2) Giun đất (6) Bạch tuộc
(3) Ếch (7) Tôm
(4) Cá sấu (8) Rùa
Loài động vật nào thuộc ngành động vật không xương sống?
A. (1), (3), (5), (7). B. (2), (4), (6), (8).
C. (3), (4), (5), (8). D. (1), (2), (6), (7).
Câu 15: Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên?
A. Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống.
B. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức.
C. Động vật giúp con người bảo về mùa màng.
D. Động vật giúp thụ phấn và phát tán hạt cây.
Câu 16: Con đường lây truyền nào sau đây không lây truyền bệnh lao phổi?
A. Tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh. B. Thông qua đường tiêu hóa
C. Thông qua đường hô hấp. D. Thông qua đường máu
Câu 17: Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus là?
A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.
B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ.
C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
D. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp.
Câu 18: Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?
A. Sốt, rét run, đổ mồ hôi.
B. Đau bụng, đi ngoài, phân lẫn máu và chất nhầy
C. Ho, đau họng, khó thở.
D. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ.
Câu 19: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?
A. Trùng loa kèn. B. Tảo lục
C. Trùng giày. D. Trùng biến hình
Câu 20: Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?
A. Nấm đùi gà. B. Nấm kim châm.
C. Nấm thông. D. Đông trùng hạ thảo.
- Tính chất vật lí của oxygen:
+ trạng thái khí, ko màu, ko mùi
+ ít tan trong nước
+ hóa lỏng - 183 độ C , hóa rắn - 218 độ C
+ ở trạng thái lỏng, rắn có màu xanh nhạt
+ nặng hơn không khí
Tầm quan trọng của oxygen:
+ hô hấp ( sinh vật sống )
+ đốt cháy
- Thành phần của không khí: 78% nitrogen; 21% oxygen; 1% carbon dioxide, hơi nước , các khí khác
Vai trò của không khí:
+ hô hấp
+ giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ
+ giúp điều hòa khí hậu
+ giúp bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh….
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:
+ khí thải ( nhà máy, phương tiện giao thông, sinh hoạt)
+ tự nhiên (cháy rừng, núi lửa)
+ rác thải
Hậu quả của ô nhiễm không khí:
+ làm giảm sức khỏe con người, đời sống thực vật, động vật
+ ảnh hưởng công trình xây dựng
+ gây biến đổi khí hậu ( hiệu ứng nhà kính, mưa acid, thủng tầng ozon)
Biện pháp:
+ nhà máy, phương tiện giao thông: xử lí khí thải trước khi thải ra môi trường
+ phương tiện giao thông công cộng, nhiên liệu sạch
+ vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác thải
+ trồng cây
+...
a: – Oxi là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí và ít tan trong nước.
Tham khảo:
- Tính chất vật lí: không có sự tạo thành chất mới:
+ Thể (rắn, lỏng, khí)
+ Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng
+ Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác
+ Tính nóng chảy, sôi của một chất
+ Tính dẫn nhiệt, dẫn điện
- Tính chất hóa học: có sự tạo thành chất mới
+ Chất bị phân hủy
+ Chất bị đốt cháy
Quan sát hình 29.4 ta thấy:
- Thực vật tiến hành quá trình quang hợp hấp thu khí CO2 và thải O2.
- Quá trình hô hấp của động vật cũng như các sinh vật khác hoặc các hoạt động đốt cháy nhiên liệu,… sử dụng khí O2 và thải khí CO2.
→ Vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu: Thực vật quang hợp giúp điều hòa lượng O2 và CO2 trong không khí.