Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Biện pháp thủ công: gồm các biện pháp bẫy đèn, dùng tay hoặc dụng cụ thô sơ để bắt sâu bọ, thả bả độc.
*Ưu điểm:
- Dùng dụng cụ đơn giản
- An toàn với môi trường và các sinh vật sống xung quanh
*Nhược điểm:
- Chỉ sử dụng có hiệu quả khi cây trồng vừa bị bệnh và số lượng nhiễm bệnh ít
- Chỉ sử dụng trên diện tích đất nhỏ
2. Biện pháp hóa học:
- Là biện pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt sâu bệnh
*Ưu điểm:
- Thực hiện nhanh ít tốn công, mang lại hiệu quả cao
- Chỉ sử dụng diện tích đất rộng
*Nhược điểm:
- Gây độc cho môi trường và sinh vật sống xung quanh
- Dùng dụng cụ phức tạp
3. Biện pháp sinh học:
- Là biện pháp dùng các loại sinh vật hoặc các chế phẩm sinh học để tiêu diệt sâu bệnh hại
*Ưu điểm:
- Dụng cụ đơn giản
- An toàn với môi trường và sinh vật sống xung quanh
*Nhược điểm:
- Mang lại hiệu quả chậm, cần phải phun xịt nhiều lần
- Chỉ có hiệu quả khi cây trồng vừa bị sâu bệnh
4. Biện pháp kiểm dịch thực vật:
- Là biện pháp kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm nông lâm nghiệp khi đưa chúng từ vùng này sang vùng khác
*Ưu điểm:
- Giúp ngăn chặn nghững dịch bệnh nguy hiểm
*Nhược điểm:
- Sử dụng máy móc phức tạp và nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật cao
Mình học vnen nên biết:
Vai trò với môi trường sinh thái | Vai trò với sinh hoạt sản xuất |
Thu nhận khí CO2 và thải ra khí O2 | Cung cấp gỗ để sản xuất đồ gỗ, đồ mĩ nghệ |
Tạo chất hữu cơ, tăng độ phì nhiêu | Là nơi du lịch sinh thái, tham quan cảnh |
Chống xói mòn đất, tạo nguồn nước ngầm | |
Chắn cát, chắn gió, bão, bảo vệ đê biển | |
Là nơi cư trú của động vật |
- Vai trò với môi trường sinh thái:
+Thu nhận khí cacbonic và thải ra khí oxi
+ Tạo chất hữu cơ, tăng độ phì nhiêu cho đất
+Chóng xói mòn đất, tạo nguồn nước ngầm
+Chắt cát, chắt gió bão, bảo vệ đê biển,..
+Là nơi cư trú của động vật.
- Vai trò với sinh hoạt, sản xuất:
+Cung cấp gỗ để sản xuất ra đồ mĩ nghệ, làm nhà, sản xuất giấy,...
+Cung cấp dược liệu quan trọng và dự trữ nhiều nguồn gen quý.
+Là nơi du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh thiên nhiên.
Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót. Vì phân lân phân, hữu cơ là loại phân khó tan người ta dùng bón lót để cây hút chất dinh dưỡng từ từ.
ảnh đẹp đó e
1. Đất trồng là bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất.Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. 2. Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Có 3 nhóm : Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh. Bón phân làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản
* Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại?
- Vì nếu phòng là chính, thì sẽ ít tốn công, ít sâu bệnh, cây sinh trưởng và phát triển tốt, giá thành thấp.
-Tại sao trong phòng trừ sâu bệnh cây trồng nên sử dụng tổng hợp các biện pháp? +Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại một cách hợp lý. +Nhằm phát huy tối đa các ưu điểm và hạn chế nhược điểm của từng biện pháp.
Bài tập 2:(*Đề* Làm biếng qá a~ bạn tự viết nha :) )
-Nguyên nhân làm cho tôm nhà bác Hà chết là do bác Hà không tuân thủ đúng theo quy định nuôi. Như là:
+ Không tẩy dọn ruộng trước khi thả tôm vào.( làm việc đó để tiêu diệt những sinh vật gây hại cho tôm
+ Bác Hà không kiểm tra màu nước để xem xét tình hình
+ Không cải tạo, xử lí tốt ruộng nuôi....
+ Vệ sinh tẩy trừ ruộng trước khi cho nước sạch vào(việc này có tác dụng diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho Tôm, làm giảm độ chua của nước , giâm hiện tượng tôm nổi đầu,...)
+......
-Biện pháp khắc phục:
+ Vệ sinh tẩy trừ ruộng trước khi cho tôm vào
+ Thường xuyên kiểm tra màu nước
+ Tẩy dọn ruộng sạch sẽ,...
+ ....
Bài tập 3:
+Sên vét bùn đáy ao còn lại khoảng 10 – 15 cm bùn non, tu sửa bờ ao, lấp các lỗ moi,…
+ Dọn sạch cỏ cây quanh bờ để ao thông thoáng
+Dùng dây thuốc cá để diệt tạp và bón vôi để diệt giáp xác, lượng vôi bón 7 – 10 kg/100m2
+ Bón vôi để ổn định pH (tùy theo độ pH đất) và diệt các mầm bệnh, phơi nắng 1 – 3 ngày
-Gây màu :
+ Dùng bột đậu nành và bột cá mỗi loại 0,5kg/100m2 trộn và rãi đều khắp đáy ao. Hoặc có thể bón phân urea kết hợp với phân lân, mỗi loại 0,5kg/100m2
+ Tiến hành bơm nước, nước bơm vào được lọc qua lưới lọc. Mực nước đạt 0,3 – 0,4m thì thả giống trứng nước và trùng chỉ để gây thêm một số thức ăn tự nhiên cho cá bột. Sau một ngày tiếp tục bơm nước vào đạt 0,7 – 0,8 cm thì thả giống. Sau đó tiếp tục cấp nước cho đến khi đủ yêu cầu
- Chọn giống:
+ Cá bơi lội nhanh nhẹn
+ Màu sắc tươi sáng không bị dị hình
-Thả giống
+ Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên ngâm bịch đựng giống trong nước khoảng 15 – 20 phút để cân bằng nhiệt độ trước khi thả.
+Cá Tra sắp hết hoặc hết noãn hoàng, mật độ 250 – 400 con/m2.
- Chăm sóc và quản lí:
+ Thời gian đầu cá ăn thức ăn tự nhiên nhưng nguồn thức ăn đó không đủ vì thế nên bổ sung thêm một số thức ăn khác cho cá.
+ Trong 10 ngày đầu tiên sau khi thả cá, cá sẽ sử dụng lượng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao, chúng ta phải thường xuyên bổ sung thêm trứng nước, trùng chỉ đồng thời cho ăn thêm thức ăn tự chế như dùng 20 lòng đỏ trứng gà + 200 gam bột đậu nành xay nhuyễn, nấu chín và rải đều khắp ao, mỗi ngày cho ăn 4 – 5 lần.
+ Sau 10 ngày tập cho ăn thức ăn công nghiệp để hạn chế gây ô nhiễm môi trường nuôi, chọn thức ăn phù hợp với cỡ miệng của cá.
+ Trong quá trình nuôi thường xuyên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất.
+ Định kỳ một tuần luyện cá một lần cho cá quen dần với điều kiện chật hẹp
- Gieo vãi:
+ Ưu điểm: Nhanh, ít tốn công, gây lãng phí hạt giống.
+ Nhược điểm: Số lượng hạt nhiều khó chăm sóc.
- Gieo hàng, gieo hốc:
+ Ưu điểm: Chăm sóc dễ dàng, ít lãng phí hạt giống.
+ Nhược điểm: Tốn nhiều công.