Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo ý thứ 2
Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:
10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.
Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC
Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.
Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).
Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
* Dưới thời chính quyền của ông Biden, quan hệ Việt Nam - Mỹ ( Hoa Kì )tiếp tục trên đà phát triển, thể hiện rất rõ ở việc hai bên tiếp tục trao đổi, liên hệ với nhau ở cấp cao và các cấp trong ban ngành của nhà nước đối với hai bên.
- Trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp thì quan hệ kinh tế, thương mại hai nước vẫn tiếp tục hợp tác phát triển. Nếu như năm trước, thương mại hai chiều đạt hơn 90 tỉ USD, trong 6 tháng đầu năm nay, con số này là 53 tỉ USD.
- Mỹ tiếp tục hợp tác với Việt Nam về khắc phục hậu quả chiến tranh như tẩy độc sân bay Biên Hoà, tháo gỡ bom mìn và vừa rồi hai bên có bản ghi nhớ về hợp tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ Việt Nam. Tháng 7 vừa qua, tàu tuần duyên lớp Hamilton mà Mỹ chuyển giao cho Việt Nam đã cập cảng an toàn…
=> Mỹ luôn coi trọng và muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương và đa phương với Việt Nam. Mỹ tiếp tục khẳng định những nguyên tắc chỉ đạo quan hệ ví dụ như:
+ Nhấn mạnh tôn trọng thể chế chính trị của nhau
+ Mong muốn Việt Nam độc lập, vững mạnh và thịnh vượng.
+ Hợp tác cùng phát triển thông qua các lĩnh vực ( Văn hoá, kinh tế, chính trị...)
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn bộ lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ..
=> Mối quan hệ giữ Việt Nam và Hoa kì ở thời điểm hiện tại, nếu nhìn chúng về các khía cạnh đây là sự hợp tác một cách toàn diện, song phương, đa phương.
* Hoàn cảnh ra đời
+ Sau khi giành độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển
+ Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi.
+ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Sin-ga-po và Thái Lan.
* Mục tiêu của ASEAN
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
* Nguyên tắc hoạt động
Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả......
* Mối quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam
+ Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia kết thúc năm 1975, các quan hệ ngoại giao giữa ba nước Đông Dương và ASEAN đã được thiết lập.
+ 7/1992, Việt Nam gia nhập vào Hiệp ước Ba-li (1976). Đây là bước đi đầu tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á.
+ 26/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ bảy .
+ Từ khi gia nhập vào tổ chức ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trong trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của hiệp hội đồng thời tổ chức nhiều sự kiện quan trong như:
+ 12/1998 tổ chức thành công Hôi nghị cáp cao ASEAN 6 tại Hà Nội.
+ Từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2001 Việt Nam hoàn thành tốt vai trò chủ tịch ủy ban thường trực ASEAN.
+ 2010 Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch của ASEAN
+ 4/2010 tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN XVI tại Hà Nội
Chúc bạn học tốt !!
Em đồng ý với ý kiến: sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
Vì:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh
nhất trong thế giới tư bản, là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới.
+ Trong những năm 1945 – 1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới ( 56,47 % - 1948).
+ Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước tư bản lớn Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.
+ Nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng của thế giới, là chủ nợ duy nhất trên thế giới.
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất trong thế giới tư bản và độc quyền vũ khí hạt
Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau năm 1975 đã có những diễn biến đáng chú ý. Ban đầu, sau cuộc chiến tranh Việt Nam, quan hệ hai nước đóng băng và căng thẳng. Tuy nhiên, từ đầu thập kỷ 1990, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách cải cách và mở cửa kinh tế, mở ra cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ và thế giới.
Thời kỳ này, quan hệ giữa hai nước đã trải qua giai đoạn cải thiện và từ đó đã phát triển thành một quan hệ đối tác chiến lược đa dạng và bền vững. Hai nước đã hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, thương mại, an ninh, và văn hóa.
Cuối cùng, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tuyên bố trở thành "đối tác chiến lược" vào năm 2013, thể hiện sự thúc đẩy quan hệ hai nước đang cùng nhau phát triển. Quan hệ chính trị giữa hai nước đã trở nên ổn định và tốt đẹp, với các cuộc gặp gỡ cấp cao thường xuyên diễn ra và có những tiến bộ trong việc thúc đẩy hợp tác về an ninh và quốc phòng.