Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- MB 1:
+ Giới thiệu trực tiếp ngắn gọn vấn đề, khái quát về tác phẩm, nội dung cần nghị luận
+ Ưu điểm: nhấn mạnh phạm vi vấn đề, nêu bật luận điểm quan trọng giúp người đọc tiếp nhận văn bản, nắm bắt cụ thể vấn đề
- MB 2:
+ Gợi mở vấn đề liên quan nội dung chính qua luận cứ, luận chứng
+ Ưu: giới thiệu tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho sự tiếp nhận
Đáp án: A
Truyện ngắn Số phận con người của Sô-cô-lốp là một cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Dung lượng tư tưởng của truyện khiến có người liệt nó vào loại tiểu anh hùng ca. Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực; sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tích cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô viết.
Giá trị nghệ thuật:
- Cách kể truyện giản gị nhưng chứa đựng sức khái quát rộng lớn, chân thực và sâu sắc
- Nhân vật được xây dựng và miêu tả sinh động, đặc sắc.
- Bút pháp hiện thực táo bạo
Đáp án cần chọn là: D
Nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê:
- Dựa vào hiện tượng tự nhiên: nếu tảng băng trôi trên đại dương thì chỉ có một phần nổi trên mặt nước và bảy phần chìm dưới mặt nước
- Nhà văn phải hiểu biết cặn kẽ về điều muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược bỏ
- Người đọc phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được “bảy phần chìm”, những hình tượnng, những hình ảnh,…giàu tính tượng trưng đa nghĩa.
Đáp án cần chọn là: D
Hêminguê lấy hình ảnh tảng băng trôi phần nổi ít ,phần chìm nhiều đặt ra yêu cầu đối với tác phẩm văn chương phải tạo ra “ ý tại ngôn ngoại” . Nhà văn không trực tiếp công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý . một trong những biện pháp chủ yếu thể hiện nguyên lí “Tảng băng trôi” là độc thoại nội tâm kết hợp dùng ẩn dụ, biểu tượng.
Đáp án:
- Đúng
- Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ thế kỉ XX, người góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều nhà văn trên thế giới. Nhiều tác phẩm của ông hiện nay được coi là những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mĩ
h, Luận điểm luận cứ thiếu chặt chẽ, lời lẽ chung chung.
Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Các tác phẩm hướng tới các giá trị chân – thiện- mĩ nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Từ thuở lọt lòng ta được nghe chuyện Thạch Sanh hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm, chân thật bị mẹ con nhà Lí Thông hãm hại, cuối cùng cũng được sống hạnh phúc bên công chúa. Cô Tấm sống đi chết lại nhiều lần để giữ hạnh phúc. Bên cạnh đó, những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước, gắn bó máu thịt với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha. Văn học dân gian tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật, làm tiền đề cho sự phát triển của văn học viết.
- Đúng
- Phạm Văn Đồng còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn. Trong vai trò của một người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ông luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến mặt trận văn hóa văn nghệ ở nước ta. Không chỉ đưa ra những ý kiến có ý nghĩa chỉ đạo đường lối phát triển của nền văn học nghệ thuật mới, Phạm Văn Đồng còn có nhiều bài nói, bài viết sâu sắc, mới mẻ, đầy hào hứng về tiếng Việt và về các danh nhân văn hóa Việt Nam như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh,..
Nguyên lí “tảng băng trôi” là cách viết mà yêu cầu nhà văn phải xây dựng nhiều biểu tượng, ẩn dụ (phần nổi của tảng băng) để tạo nên mạch ngầm văn bản (phần chìm của tảng băng). Nhà văn không trực tiếp làm cái loa phát ngôn cho tư tưởng của mình mà tự người đọc phải rút ra tư tưởng, ý nghĩa của tác phẩm.
Những phát biểu dưới nhiều hình thức khác nhau của Ernest Hemingway về sáng tác đã thực sự được các nhà phê bình nghiên cứu về sáng tác của chính tác giả, Harry Levin, Joseph Warren Beach rồi Frederic I Carpenter (1) tìm cách lý giải chiều thứ ba, thứ tư, thứ năm trong cấu trúc văn xuôi đa chiều của E.Hemingway là xuất phát từ chính ý kiến của tác giả về thứ “văn xuôi khó hơn rất nhiều so với thơ ca và chưa từng được viết ra nhưng có thể được viết ra và chẳng cần đến xảo thuật cùng sự đánh tráo nào cả” trong những ngọn đồi xanh châu Phi (Green Hills of Afica, 1935), và trong chính tác phẩm này cũng như trong các bài phỏng vấn, truyện ngắn, tiểu thuyết, cách E.Hemingway hay nhân vật của ông đánh giá thứ văn chương hùng biện hoặc nêu ý kiến về câu chữ… đã giúp cho các nhà phê bình, nghiên cứu định hướng trong quá trình nghiên cứu về phong cách E.Hemingway (2).
Những cách làm như thế là hoàn toàn sáng rõ về phương diện thao tác và phương pháp trong chừng mực nhà nghiên cứu tránh cắt xén và coi các phát biểu của tác giả chỉ đơn thuần là cái cớ mà những phát biểu là tuỳ thuộc cách biện giải của nhà nghiên cứu, mặc dù những phát biểu của nhà văn đôi khi không thể thâu tóm hết những vấn đề sáng tác của chính bản thân. Đó là chưa kể, đôi khi, cách nói của E.Hemingway lại mang tính đa nghĩa bất ngờ, ví dụ một đoạn trong những ngọn đồi xanh châu Phi:
“Hãy cho biết cái gì, những thứ thực tế và cụ thể ấy, gây hại cho nhà văn ?”
Tôi mệt mỏi về cuộc trao đổi đã ra chiều phỏng vấn. Thế nên tôi đẩy nó thành cuộc phỏng vấn cho xong chuyện và xin chào. Cần thiết phải đẩy một ngàn chuyện bất khả tri vào một câu trong lúc này, ngay trước bữa ăn trưa, là rất sinh tử:
“Chính trị, phụ nữ rượu chè, tiền bạc, tham vọng, và thiếu chính trị, phụ nữ, rượu chè, tiền bạc và tham vọng”. Tôi nói một cách sâu sắc.
Và sau khi đã đi trọn một đời văn, đã đạt đến đỉnh cao vinh quang của nghiệp văn, Hemingway nhìn lại sáng tác của mình mà đánh giá. Chính bấy giờ, trong bài phỏng vấn do Geoge Plimpton (3) ghi. Hemingway đã nói về hình ảnh “tảng băng trôi” một phần nổi bảy phần chìm như thứ nguyên lý (principle) sáng tác của ông, và từ đấy, “tảng băng trôi” trở đi trở lại trong nhiều bài viết về E.Hemingway, đặc biệt ở Việt Nam.
Chúng ta tiếp cận ý kiến này của E.Hemingway khi nghiên cứu về sáng tác của ông, theo chúng tôi, ít nhất xuất phát từ hai lẽ. Thứ nhất, những phát biểu của E.Hemingway về sáng tác và về sáng tác của chính mình sáng rõ một cách hàm ẩn vì thế đặc biệt cuốn hút các nhà nghiên cứu; hơn nữa vấn đề nguyên lý “tảng băng trôi” về thời điểm xuất hiện và về nội hàm của nó như mang ý nghĩa tổng kết sáng tác của nhà văn về phương diện lý luận. Thứ hai, điều này thực sự thú vị vì liên quan đến tiềm thức phương Đông về văn chương, là nguyên lý “tảng băng trôi” của E.Hemingway bất ngờ giống đến độ như trùng khít với quan niệm của chúng ta về văn chương (cổ), đặc biệt, về thơ, và chúng ta thường dành cho thơ: ý tại ngôn ngoại, điểm –diện, nhất điểm –vạn điểm, một góc – ba góc, quí hồ tinh bất quí hồ đa… Chính điểm thứ hai này dễ khiến chúng ta tiếp nhận nguyên lý “tảng băng trôi” của E.Hemingway một cách đơn giản. Chúng ta dễ dàng đẩy thao tác chọn lựa, thồi ảo trong quan niệm phương Đông (về thơ) vào thao tác loại bỏ (omit, eliminate) trong quan niệm của E.Hemingway về văn xuôi (prose) của ông. Từ đó các nhà nghiên cứu đi tìm những biểu hiện của nguyên lý này ở nhiều phương diện khác nhau: ngôn ngữ và giọng điệu của tác phẩm, vấn đề xây dựng hình tượng nhân vật… và coi những biểu hiện này chủ yếu thuộc phương diện hình thức nghệ thuật, thậm chí có lúc coi nguyên lý “tảng băng trôi” là một phương diện trong nhiều phương diện khác nhau của nghệ thuật văn xuôi E.Hemingway như “miêu tả tâm lý”, “bút phán đối thoại và độc thoại”… Những khám phá như vậy, ví dụ vấn đề liên văn bản, giọng điệu mỉa mai và tượng trưng, hiện tượng lặp từ hay hình ảnh, ngôn ngữ đối thoại giản dị, rời rạc…, là hoàn toàn xác đáng nhưng chỉ mới dừng lại ở cấp độ hình thức biểu hiện, “phương pháp viết” hay “quan niệm về sáng tạo nghệ thuật và biểu hiện”.
Chúng tôi quan tâm đến nguyên lý “tảng băng trôi” của E.Hemingway theo hướng khác như một đặc điểm thi pháp có tính hệ thống, quan niệm trong sáng tác của E.Hemingway chuyển tải quan niệm của nhà văn về con người và thế giới.
Điều khá hiểm hóc và tạo nhiều hiểu lầm lại xuất phát từ chính hình ảnh quá sáng rõ của bảy phần chìm và một phần nổi của “tảng băng trôi” và do đó dễ đẩy chúng ta đến khái niệm mạch ngầm văn bản theo hướng chúng tôi đã nói ở trên. Thực ra, trước khi phát biểu về nguyên lý “tảng băng trôi”, E.Hemingway đề cập đến chuyện quan sát của nhà văn nhân gợi lại chuyện ông gặp người phụ nữ có thai rồi ngay buổi chiều hôm ấy viết truyện ngắn. Những quả đồi tựa như những con voi trắng, bỏ cả cơm trưa. Sau đây là trọn đoạn trả lời (có đề cập đến nguyên lý “tảng băng trôi”) của E.Hemingway:
Phóng viên: Thế là khi ông không viết, ông vẫn là người quan sát, chờ đợi một thứ gì đó có thể sử dụng được.
E.Hemingway: Chắc vậy. Nhà văn mà không quan sát là hết đời. Nhưng anh ta không phải cố ra mà quan sát và không nên nghĩ là điều gì quan sát được sẽ hữu ích ra sao. Có thể là thời tập tễnh viết thì như vậy. Nhưng về sau thì mọi thứ anh ta nhìn thấy sẽ hoà vào kho dự trữ lớn những điều anh ta đang biết hoặc đã gặp. Nếu biết điều quan sát được chút gì lợi ích, tôi luôn luôn cố gắng viết theo nguyên lý tảng băng trôi. Có bảy phần tám tảng băng trôi dưới nước để cho (ĐNC nhấn mạnh) một phần lộ ra. Thứ gì anh ta biết có thể bỏ đi và điều đó chỉ làm tảng băng trôi của anh thêm mạnh mẽ. Đó là phần không lộ ra. Nếu nhà văn bỏ đi một vài thứ bởi vì anh ta không biết chúng thế là có một lỗ hổng trong câu chuyện.
Ông già và biển cả có thể dài trên một ngàn trang và có đủ mặt nhân vật trong làng cùng đủ mọi cách kiếm sống, ra đời, học hành, sinh con đẻ cái… Điều đó được hoàn tất một cách xuất sắc bởi những nhà văn khác. Trong chuyên viết lách anh thường phải quẩn quanh trong thứ đã được thực hiện thỏa đáng. Vì thế tôi phải cố gắng học làm một vài điều khác. Trước hết tôi phải cố gắng bỏ đi tất cả những thứ không cần thiết để chuyển tải kinh nghiệm đến người đọc, nhờ vậy sau khi bạn đọc nam nữ đã đọc được điều đó thì nó sẽ trở thành một phần kinh nghiệm của họ và như là thực sự xảy ra. Điều này rất khó làm và tôi đã cật lực thực hiện.
Bỏ qua chuyện ấy được thực hiện như thế nào, dẫu sao lần này tôi có được cơ may khó tin và có thể chuyển tải kinh nghiệm một cách trọn vẹn và đó là thứ kinh nghiệm mà chưa ai từng chuyển tải. Cơ may là thế này: tôi đã tóm được một người đàn ông đáng mặt và một đứa bé trai ngon lành và gần đây các nhà văn đã quên rằng vẫn đang có những thứ như thế. Cả biển cả cũng đáng được viết như người vậy. Thế là nơi đó tôi gặp may. Tôi đã từng gặp ông bạn cá đao và biết rõ điều đó. Thế là tôi bỏ đi. Tôi đã từng chứng kiến một đàn năm mươi con cá nhà táng trong cùng một luồng nước và có lần phóng lao vào một con dài 60 feet và để mất. Thế là tôi bỏ đi. Tất cả những câu chuyện biết từ cái làng chài tôi đều bỏ đi. Nhưng kiến thức là thứ làm nên phần chìm của tảng băng trôi.
Nguyên lý “tảng băng trôi” như vậy liên quan đến một loạt vấn đề: quan sát, kiến thức, kinh nghiệm, loại bỏ, tính dân chủ của sáng tác, lỗ hổng của tác phẩm… đặc biệt mối quan hệ giữa phần nổi với phần chìm. Thật ra tất cả những vấn đề ấy có mối quan hệ mật thiết trên cơ sở loại bỏ. Ít nhất, trong lần phỏng vấn này, Hemingway trước đó đã nói đến thao tác này trong mối quan hệ với kiến thức, lỗ hổng của tác phẩm, phần chìm, phần nổi: “Cái gì anh có thể bỏ được là anh biết rõ anh vẫn đưa được vào tác phẩm và chất của nó sẽ lộ ra. Khi nhà văn bỏ qua những thứ mà mình không biết thì chúng sẽ bài ra những lỗ hổng trogn tác phẩm”. Và sau đó: “Thứ gì anh biết anh có thể bỏ đi và điều đó chỉ làm tảng băng trôi của anh thêm mạnh mẽ. Đó là phần không lộ ra. Nếu nhà văn bỏ đi một vài thứ bởi vì anh ta không biết chúng thế là có một lỗ hổng trong câu chuyện”.
Cơ sở của “loại bỏ” là kiến thức, kiến thức viên mãn về một vấn đề nào đó trong kho dự trữ lớn lao mà nhà văn có được. Nếu không, sẽ không phải là phần chìm mà là lỗ hổng. Với thao tác lược bỏ này, E.Hemingway đặc biệt quan tâm đến phần chìm; trong khi đó với thao tác lựa chọn, chúng ta dễ hướng tới phần nổi. Điều này giúp lý giải hiện tượng ngôn ngữ trong tác phẩm E.Hemingway.
Trong bài phỏng vấn đã nêu, rất nhiều lần E.Hemingway đề cập đến kiến thức và nhiều dạng kiến thức: kiến thức xác thân, kiến thức riêng, kiến thức khách quan, kiến thức không thể giải thích được như thứ kinh nghiệm về gia đình, chủng loại đã bị quên lãng, đồng thời ông cho rằng hoạt động sáng tác (theo cách hiểu của chúng ta) là hoạt động phát minh (invent), làm ra (make) từ kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết về hiện thực, thế giới. Những điều đó cho chúng ta thấy rằng sáng tác và hoạt động sáng tác của E.Hemingway, nhìn từ góc nhìn của chính tác giả, gắn bó với nhận thức hiện thực và điều đó là nguyên tắc. Xuất phát từ việc loại bỏ những gì đã biết rõ về hiện thực, thế giới trên cơ sở toàn bộ những kiến thức kinh nghiệm, hiểu biết về thế giới, nguyên lý “tảng băng trôi” tạo nên một hiệu quả nghệ thuật trên người đọc, thực hiện quá trình dân chủ hoá hoạt động sáng tác và tiếp nhận khi chuyển tải kinh nghiệm như một quan niệm bản thân về thế giới đến người đọc. Và như thế bản thân hình ảnh “tảng băng trôi” (bảy phần tám dưới nước cho một phần lộ ra) kia không phải là hình thức biểu hiện như hiện tượng hàm súc là hình thức biểu hiện cảm xúc trong thơ (cổ) mà là hình thức cảm nhận (cảm thức) hiện thực, thế giới chủ yếu trong văn xuôi (của E.Hemingway).
Từ đây chúng ta có thể nhận ra mối quan hệ giữa thao tác lược bỏ với các biểu hiện của hình thức cảm nhận hiện thực hay cảm thức hiện thực (nguyên lý “tảng băng trôi”) của E.Hemingway. Đó là hiện tượng khoảng trắng trong đối thoại và độc thoại; hiện tượng lắp ghép, lặp lại, phiến đoạn trong kết cấu ở nhiều cấp độ; hiện tượng phi cốt truyện hay cốt truyện bên trong của cốt truyện; hiện tượng liên văn bản trong cách đọc văn bản tác phẩm; hiện tượng đa giọng một cách đặc biệt trong ngôn ngữ; hiện tượng chất thơ trong lời văn… Bởi vì những biểu hiện như vậy đều gắn bó với hình thưc cảm nhận hiện thực, con người: tảng băng trôi, bảy chìm một nổi. Con người cô đơn, xa lạ vừa như đang cố giấu mình vừa như đang tìm nhau; con người bao giờ cũng như vừa sống hết mình lại vừa phải nén lại, theo đuổi một điều gì rất riêng như một nỗi ám ảnh. Kiểu nhân vật con người ấy trong hiện tượng liên văn bản có khi là sự tiếp nối của một nhân vật, (4). Nhân vật luôn luôn đi trên đường trong từng tác phẩm và luôn luôn đi trên đường trong một chuỗi tác phẩm từ sự thúc đẩy của thứ tinh thần thời đại, làm một cuộc phiêu lưu mà cuộc đời là hành trình và là đích tới của nhân vật.
Trong bài viết ngắn này, chúng tôi chỉ nhằm làm sáng tỏ nguyên lý “tảng băng trôi” của E.Hemingway không thuộc phạm vi hình thức biểu hiện và là một hình thức cảm nhận hiện thực (cảm thức hiện thực), một đặc điểm thi pháp sang tính hệ thống và quan niệm trong sáng của E.Hemingway; chứ không đề ra mục tiêu lý giải, miêu tả và chứng minh những biểu hiện của hình thức cảm nhận hiện thực ấy cũng như mối quan hệ giữa những biểu hiện ấy với quan niệm về con người và thế giới của E.Hemingway. Nhưng những khái quát trên đây về những điểm vừa nêu có thể gợi lên những điểm đáng quan tâm, mới mẻ về thế giới nghệ thuật của Ernest Hemingway.
Dàn ý bài văn nghị luận về nét đặc sắc phát hiện từ thiên truyện, kịch bản văn học
- Giới thiệu được tác phẩm mới đang được công chúng quan tâm
- Tóm tắt được nội dung tác phẩm đó ( nội dung, chủ đề, đặc sắc nghệ thuật)
- Người đọc quan tâm tới vấn đề nào trong tác phẩm
- Nêu quan điểm cá nhân: đồng tình hoặc phản đối
Kết luận: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, phủ định sai lầm cần bác bỏ
Quan điểm sáng tác của Hê-minh-uê”
+ Dù viết về đề tài nào ông cũng nhằm mục đích: “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
+ Ông là người đề ra nguyên lí tảng băng trôi
Đáp án cần chọn là: D