Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đặt vấn đề: giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng ghen tị
- Giải quyết vấn đề:
+ Nêu khái niệm và các biểu hiện của lòng ghen tị.
+ Phân biệt giữa lòng ghen tị và sự thi đua."Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh."
+ Tác hại của lòng ghen tị. “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim.”
- Kết thúc vấn đề:
+ Khẳng định giữa “lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách” và giá trị lời khuyên của A-mi-xi.
+ Nêu ý thức trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
Trong xã hội hiện nay, con người chịu tác động từ nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách của chúng ta. Trong đó, có cả lòng ghen tị. Lòng ghen tị là một tật xấu và ta cũng có thể xem nó như một hiểm họa lớn đe dọa con người. Nó giống như một con rắn độc gặm mòn khối óc của con người, giết chết nhân cách, nhân phẩm của con người chúng ta.
Đời người thật ngắn ngủi phải không, vậy mà trong mỗi chúng ta dù là người tốt hay kẻ xấu tôi nghĩ cũng đôi lần bản thân mỗi chúng ta nảy nở, sinh ra trong mình lòng ghen tị.
Thật sự để nói về lòng ghen tị rất khó. Để hiểu, biết rõ về nó cũng không dễ dàng gì và để tránh xa nó lại là một vấn đề. Có thể nói lòng ghen tị sẽ ăn sâu vào con người mọi lúc, mọi nơi và nó không ngoại trừ ai cả. Bất kể ai nếu đã không chiến thắng nổi bản thân mình, dễ dàng gục ngã…đều là những nơi ở lí tưởng cho chúng trú ngụ. Lòng ghen tị cũng sẽ giống như con virut vậy, ăn dần, ăn mòn, ăn sâu vào trái tim, nhân cách của con người.
Trong chúng ta ai cũng muốn tránh xa vòng xoáy hư vô, hố đen của xã hội nhưng làm điều ấy thì thật khó. Có ai đã từng hỏi: “Lòng ghen tị xuất phát từ đâu?”. Đến nay đây vẫn là câu hỏi khó mà giải đáp chính xác. Tôi chỉ có thể nói rằng, nó từ cách bản thân ta nhìn nhận vấn đề, cách ứng xử trong các tình huống, do bản thân không biết mở rộng lòng, do sự đố kị, ghen ghét vì ai đó hơn ta cái gì… và còn nhiều nguyên nhân nữa.
Chúng ta, mỗi con người của xã hội hiện đại, những hạt mầm của đất nước phải biết nhìn nhận vấn đề này một cách thực tế. Bởi nó không hề đơn giản là lòng ghen tị mà còn sinh ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nữa.
Có nhiều người cho rằng: “Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng cách xa như giữa tật xấu và đức hạnh.” Điều này chưa hẳn đã chính xác. Một con người khi đã mang trong mình lòng ghen tị thì họ sẽ cố gắng, bằng mọi cách, mọi giá để đạt mục đích của họ dù đó là một việc làm sai trái. Họ sẽ không nhận thức hay suy nghĩ về hậu quả của những việc họ gây ra. Mẹ con nàng Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám là một ví dụ tiêu biểu cho lòng ghen tị. Vì lòng ghen tị mà làm biết bao nhiêu việc, gây nên bao nhiêu tội ác.
Trong thực tế cuộc sống hằng ngày, xung quanh chúng ta luôn có những lòng đố kị và đôi khi điều ấy được sinh sôi,nảy nở trong lòng ta từ bao giờ mà ta không hề hay biết. Rồi bất chợt đến một lúc nào đó ta nhận ra rằng nó đang ở trong ta và ta bối rối không biết nên dừng hay tiếp tục. Bởi con người ta một khi đã mang trong mình một lòng ghen tị thì bản thân họ rất khó phân biệt đâu là đúng và đâu là sai và đôi khi mặc dù họ biết sai nhưng vẫn làm.
Ta không thể nào thay đổi quá khứ nhưng tôi tin bản thân mỗi người chúng ta có thể nhận thức được và làm lại từ đầu. Tôi biết điều ấy không đơn giản như một câu nói nhưng tôi tin nếu chúng ta cố gắng thì chắc chắn sẽ được. Bạn không thể loại bỏ lòng ghen tị một cách nhanh bất ngờ nhưng bạn có thể dần dần loại bỏ nó và rồi một ngày nó cũng sẽ mất đi.
Cuộc sống là vậy,là con người ai cũng đôi lần nảy nở và sinh ra cho mình một lòng ghen tị nhưng cái quý là ta nhận thức được, biết điều khiển nó và loại trừ nó. Thời gian không quay lại, thực tại sẽ mãi là thực tại. Hãy sống tốt bạn nhé. Đừng để con virut, con sâu ấy ăn mòn trái tim ta. Tôi tin trên đời này không có kẻ xấu chỉ có những người không tự chủ được mình mà thôi.Tôi chỉ muốn nói với bạn rằng: “ Dẫu bạn là ai, người tôi ghét hay người tôi yêu thương, dẫu bạn đã làm gì, tôi cũng sẽ mãi luôn chờ đợi bạn với nhân cách và con người của chính bạn, đừng để lòng ghen tị giết chết nhân cách của bạn. Bạn nhé !!!”
Dàn ý chi tiết nha ( không biết e cần bài hay ý nên đưa ý để e làm nha).
Mở bài :
+ Dẫn dắt vào vấn đề " thi đua học tập của mình"
-- > Bài ca tươi đẹp của cuộc sống bao giờ cũng bắt đầu từ sự học tập . Hơn cả thế , xã hội ngày nay lại càng ngày càng phát triển khiến cho sự cạnh tranh trở nên càng ngày càng nhiều hơn .
+ Đó chính là hiện thân của " việc thi đua học tập " . Cả em cũng thế , em đã từng nghe 4 câu thơ khiến em học tập chăm chỉ và cố gắng hơn bao giờ hết:
"người người thi đua
nghành nghành thi đua
ta nhất định thắng lợi
địch nhất định thua".
Thân bài:
a . Làm rõ vấn đề , phân tích nó .
+ Phân tích thơ :
+" người người thi đua ", ngay từ câu thơ đầu tiên đã thể hiện sự cạnh tranh của mọi người trong việc " thi đua".
+ "nghành nghành thi đua
Ba câu thơ sau lại nêu lên việc ngành nào cũng có sự thi đua với nhau , cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng để ta có thể thoải mái vô tư sống .
"ta nhất định thắng lợi
địch nhất định thua"
-> khuyên nhủ ta , động viên ta nhất định phải cố gắng vượt qua sự khó khăn đi đến " thắng lợi " , " địch " ở đây là bản thân ý muốn nói ta chắc chắn phải chiến thắng bản thân , bỏ qua cám dỗ ,... để học hành , để vươn đến điều mình mơ ước .
b. Liên hệ thực tế việc thi đua học tập của bản thân:
+ Bản thân em cũng đang cố gắng học hành , thi đua với mọi người bằng tất cả , hết sức khả năng của mình .
+ Em sẽ cố gắng học tử tế , đoàng hoàng , đối với em : cảm giác biết và hiểu bài hơn các bạn rất vui .
+ Có lẽ cuộc đời học sinh thì học tập là điều quan trọng nhất hiện nay . Ta cần không ngừng học tập , hỏi ở mọi người xung quanh.
+ Việc thi đua chưa bao giờ là dễ dàng cả , nhất là đối với học sinh trong việc học tập , có lúc vui vì hơn vì thắng cũng có lúc buồn vì thua vì thiệt .
+ Thế nhưng , chưa bao giờ em cho phép bản thân mình buồn mà luôn lấy những điều đó để càng ngày càng cố gắng học tập , làm bàn đạp cho tương lai sáng lạng của mình sau này .
c. Liên hệ đến mọi người:
+ Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng tri thức và lành mạnh dù cho ở bất cứ nơi đâu đi nữa.
+ Chúng ta cần và nên càng ngày càng hoàn thiện bản thân.
+ Thi thoảng trong việc nào đó nhiều người làm hay ít người làm chắc chắn sẽ có sự " thi đua " với nhau vì thế . " Sự thi đua" cũng chính là bước đệm dắt ta đến giá trị cao đẹp của bản thân.
+ Là một học sinh , việc thi đua đối với em đó là trong học tập . Qua bài văn này em mong tất cả các bạn học sinh như em cũng cố gắng , ý thức hơn với việc học hành , cố gắng siêng năng.
+ Sự thi đua không xấu mà nó sẽ là cầu nối giữa mọi người với nhau , mọi người đem tài năng của mình ra để so tài , cùng nhau phát triển bản thân hơn , đất nước ta sẽ ngày càng phát triển hơn về nền văn minh nhân loại cũng như đời sống,..
Kết bài : ( tổng kết , e tự làm , khẳng định lại vấn đề bằng văn của mình nha).
a. Lỗi thiếu quan hệ từ.
Chữa: Nhà văn viết về những người sống quanh em.
b. Lỗi: Thừa quan hệ từ "qua".
Chữa: Phong trào thi đua 2 tốt đã cho thấy sự cố gắng của các bạn.
c. Lỗi: thừa quan hệ từ "như".
Chữa: Đằng xa vẳng lại tiếng cười, các em học sinh đi học về.
a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương theo Hoài Thanh là xuất phát từ tình yêu thương con người, sau đó mở rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài. Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ ấn độ thể hiện dụng ý của tác giả đó là khẳng định mối quan hệ giữa văn chương, nghệ thuật và đời sống. Văn chương được khơi gợi từ đời sống và vẻ đẹp chân thực giản dị của cuộc sống là nguồn cảm hứng lớn đối với thi nhân.
b. Tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương đó là: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, gợi cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương vừa có tác dụng khơi gợi, vừa có tác dụng cảm hóa, làm thay đổi con người, khiến con người sống nhân văn, nhân ái, chan hòa hơn.
c. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng sau đó đưa ra kết luận về nguồn gốc, công dụng của văn chương. Cách lập luận ấy vừa chặt chẽ, vừa thuyết phục người đọc. Khiến văn bản hấp dẫn và gây ấn tượng được với độc giả.
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên nhận được những lời quan tâm từ người khác. Những lời quan tâm này có thể đến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc người lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng đánh giá cao giá trị của những lời quan tâm này. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về giá trị của những lời quan tâm đối với mỗi người.
Đầu tiên, những lời quan tâm có thể giúp chúng ta cảm thấy được sự quan tâm và yêu thương từ người khác. Điều này giúp cho tâm trạng của chúng ta trở nên tốt hơn, giảm bớt căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống. Nếu chúng ta không nhận được sự quan tâm từ người khác, chúng ta có thể cảm thấy cô đơn và bị lãng quên.
Thứ hai, những lời quan tâm cũng có thể giúp chúng ta cảm thấy được động lực để tiếp tục phấn đấu và cố gắng trong cuộc sống. Khi chúng ta nhận được những lời động viên và khích lệ từ người khác, chúng ta có thể cảm thấy được sự động viên và tin tưởng vào khả năng của mình. Điều này giúp cho chúng ta có thêm động lực để vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
Cuối cùng, những lời quan tâm cũng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và những điểm mạnh, điểm yếu của mình. Khi người khác đưa ra những lời nhận xét và góp ý, chúng ta có thể nhận ra những sai sót và điều chỉnh để trở nên tốt hơn. Điều này giúp cho chúng ta phát triển bản thân và trở nên thành công hơn trong cuộc sống.
Tóm lại, những lời quan tâm đối với mỗi người có giá trị rất lớn. Chúng giúp cho chúng ta cảm thấy được sự quan tâm và yêu thương từ
Thi đua là mọi người cùng nhau tham gia một cuộc thi hay một phong trào nào đấy với tinh thần hăng hái.
Ganh đua là trong một cuộc thi mà những người tham gia luôn tỏ ra hiếu thắng ( hiếu chiến ) để giành được kỷ lục hơn người kia.
ko phải bn ơi
bài văn luôn cơ