K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2022

  -Qua văn bản" ánh trăng'' cho biết tác giả là Nguyễn Duy

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ

- Quê quán: Xã Đông Vệ huyện Đông Sơn(nay là phường Đông Vệ-Thanh Hóa)

 

- Sự nghiệp sáng tác:

    + Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba

    + Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc.

    + Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí

    + Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật

    + Những tác phẩm tiểu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “ Bụi”, “Mẹ và em”…

- Phong cách sáng tác: Thơ Nuyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.

     +) BỐ CỤC CHIA LÀM 3 PHẦN:

- Đoạn 1 (3 khổ thơ đầu): Kí ức về vầng trăng trong quá khứ của tác giả và vầng trăng trong hiện tại

- Đoạn 2 (Khổ 4): Tình huống bất ngờ khiến kí ức ùa về

- Đoạn 3 (2 khổ cuối): Sự hối hận của tác giả vì đã lãng quên vầng trăng

- Nhận xét : Bố cục bài thơ theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.

  - Thời điểm ra đời của bài thơ : sau đại thắng mùa xuân 1975, người lính từ chiến khu trở về thành phố.

                               BÀI LÀM

 Trăng với tôi như một người bạn tri kỉ, cùng đi qua những thăng trầm cuộc đời. Trăng không chỉ là trăng mà còn là đồng, là sông, là bể, là những gì gần gũi, thân thuộc nhất gắn liền với tuổi thơ hồn nhiên, mơ mộng nơi thôn dã. Nhưng khi hòa bình lập lại, tôi về thành phố sống, từ đó quen với những tiện nghi cuộc sống với ánh điện, cửa gương mà quên mất đi vầng trăng tình nghĩa. Khi mất điện, tôi bật tung cửa sổ, vẫn vầng trăng ngày nào, vẫn tròn vẫn sáng. Trăng không hề thay đổi, chỉ có lòng người đổi thay. Trong phút chốc bao kí ức chiến đấu năm xưa ùa về, tôi nhận ra mình đã quá vô tình với vầng trăng ấy.

 

 

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
16 tháng 11 2022

Chào bạn! Với chuỗi câu hỏi này, bạn có thể tham khảo một vài ý sau nhé!

1. Tác giả bài thơ Ánh trăng là Nguyễn Duy.

2. Một số nét về nhà thơ Nguyễn Duy.

- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.

- Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam.

- Ông làm thơ từ rất sớm: Tre Việt Nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa..., Đò Lèn,...

3. Bố cục của bài thơ

- Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Vầng trăng quá khứ gắn bó với tuổi thơ.

- Phần 2 (2 khổ thơ tiếp): Vầng trăng hiện tại và sự bội bạc của con người trong cuộc sống hiện đại.

- Phần 3 (2 khổ cuối): Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.

--> Bố cục phù hợp đi theo mạch cảm xúc, suy ngẫm của tác giả.

4. Hoàn cảnh sáng tác

Ánh trăng được viết năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm, lúc này những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị.

5. Tưởng tượng mình là nhân vật và viết đoạn văn. Với yêu cầu này, trước hết bạn cần sẽ phải xác định viết đoạn văn về nội dung gì nhé!

24 tháng 11 2018

* Đặt vấn đề: Luận điểm cơ bản “Lớp trẻ ... kinh tế mới” (3 cầu đầu)

* Giải quyết vấn đề:

- Luận cứ 1: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.

   + Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.

   + Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người lại càng nổi trội.

- Luận cứ 2: Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

   + Một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.

   + Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp ; đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế trí thức.

- Luận cứ 3: Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế trong thế kỷ mới.

   + Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.

   + Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.

   + Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại thường đố kỵ nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.

   + Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kỳ thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”.

* Kết thúc vấn đề:

Những yêu cầu đối với thế hệ trẻ : Bước vào thế kỷ mới, mỗi người Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

25 tháng 3 2018

Bài thơ có bổ cục ba phần:

- Phần 1 (hai khổ đầu): vầng trăng gắn liền với những ngày nghèo khó của tuổi thơ

- Phần 2 (3 khổ thơ tiếp): Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa con người với vầng trăng

- Phần 3 (2 khổ cuối): Sự thức tỉnh của con người

Khổ thơ thứ 4 là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc khi đối diện với vầng trăng. Con người nhìn lại, tự soi chiếu vào mình, đó cũng là chủ đề tác giả muốn thể hiện trong tác phẩm

- Bài thơ được trình bày không theo thời gian tuyến tính, nhân vật trữ tình từ hiện tại nhớ về quá khứ

18 tháng 7 2017

c, Bố cục 3 phần cân đối

Mở bài (từ đầu… đáng trân trọng

Thân bài: đoạn 2, 3, 4, 5

Kết bài: đoạn còn lại

3 tháng 11 2017

- Tóm tắt hệ thống luận điểm của bài:

• Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.

• Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống con người nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.

• Văn nghệ có khả năng cảm hóa, có sức lôi cuốn thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động con người qua những rung cảm sâu xa.

- Nhận xét về bố cục bài nghị luận: bố cục chặt chẽ, luận điểm logic, mạch lạc, giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên, vừa bổ sung giải thích cho nhau.

30 tháng 5 2019

a, Bài thơ là lời của người cháu về bà, tình cảm tha thiết yêu thương bà đã dành cho cháu trong tuổi thơ.

b, Bài thơ có bố cục bốn phần:

- Khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà

- Bốn khổ thơ tiếp theo: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa

- Hai khổ tiếp: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà

- Khổ cuối: Tình cảm của người cháu dành cho bà khi cháu trưởng thành, đi xa nhà

2 tháng 3 2020

1. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận.

2. Đó là khúc ca lao động và tác giả thay lời những người ngư dân.

Câu thơ có từ hát được dùng nghệ thuật ẩn dụ:  “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.

21 tháng 12 2017

- Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm logic, mạch lạc, vừa có sự tiếp nối bổ sung, giải thích cho nhau

   - Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn nhận thức mới mẻ, tư tưởng, tình cảm của cá nhân, nghệ sĩ

   - Tiếng nói của văn nghệ cần thiết với cuộc sống con người, trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến

   - Văn nghệ có sức mạnh cảm hóa, sức lôi cuốn kì diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người bằng rung cảm sâu xa