Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: B
Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa đã có tác động mạnh đến khả năng đầu tư phát triển kinh tế của nước ta. Đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ,…
Đáp án cần chọn là: C
Thời gian qua, nước ta đã thực hiện chính sách Đổi mới nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nhờ đó các thành phố đô thị được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng -> tạo ra nhiều việc làm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ -> từ đó thu hút đông đảo dân cư và nguồn lao động về đây, đời sống nhân dân được nâng cao => Thúc đẩy đô thị hóa phát triển mạnh mẽ.
=> Như vậy, nguyên nhân chủ yếu làm cho quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển là nhờ quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh.
Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta ?
a) Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta
- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70.4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 89% ngân sách Nhà nước.
- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo một động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động
- Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả như : vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội...
b) Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa
- Lao động nông nghiệp giảm dần, chuyển sang các ngành có năng suất cao, kỹ thuật tiên tiến làm cơ sở của kinh tế đô thị .
- Cơ cấu nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tạo sức hút đối với dân cư, nâng cao vai trò của đô thị.
- Sự nâng cấp và hiện đại hóa các ngành thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở sẽ có điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hóa
a) Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta
- Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp
- Tỉ lệ dân thành thị tăng
- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
b) Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế
- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của các vùng trong nước (khu vực đô thị đóng góp 70.4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước)
- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng; lực lượng lao động đông và có trình độ, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
Ở nhiều thành phố nước ta hiện nay, đặc biệt là các thành phố lớn, đô thị hoá đã gây ra rất nhiều khó khăn về: giải quyết việc làm, các vấn đề xã hội, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (nước thải, rác thải, cấp nước ngọt sinh hoạt, ô nhiễm không khí), nạn kẹt xe, việc quản lí trật tự xã hội....
Quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển chủ yếu là do quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh. Đô thị hóa ở nước ta chủ yếu gắn với quá trình công nghiệp hóa, các đô thị có hoạt động kinh tế gắn với công nghiệp - dịch vụ
=> Chọn đáp án A