K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhà thơ dành tình cảm sâu sắc và chân thành nhất dành cho quê hương của mình. Điều ấy được thể hiện một cách gián tiếp qua khúc hát đồng quê và con người tại quê hương mình. Dù có bao khó khăn vẫn giữ trên môi nụ cười chân thật, chăm chỉ lao động không quản ngại gian lao. Khúc hát đồng quê như một sợi dây kết nối tác giả với những gì thân thương nhất nói riêng và cả quê hương nói chung. Mỗi lời thơ đều ươm đầy sự trân trọng và yêu mến dành cho nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

6 tháng 10 2023

lớp 9 học bài quê hương chưa????

banhqua

8 tháng 12 2017

không  biết 

8 tháng 12 2017

mk mới học lp 6 nên chưa biết đâu

1.Mượn lời nói với con, nhà thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào? 2.Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy. 3.Người cha nói với con về những đức tính cao...
Đọc tiếp

1.Mượn lời nói với con, nhà thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào?

2.Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.

3.Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của”người đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào?

4. Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì?

5.Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bừng hình ảnh của nhà thơ. (Gợi ý:  Người miền núi thường có cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ. Chẳng hạn bốn dòng thơ đầu bài, hay các câu: “ Đan lờ cài nan hoa- Vách nhà ken câu hát”, “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương…)

1
23 tháng 1 2018

1, Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.

- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.

2, Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ:

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương: con người và rừng núi quê hương. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".

3, Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" là:

- Dễ thương, giàu tình cảm (Người đồng mình thương lắm con ơi)

- Thủy chung, gắn bó với quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói)

- Hồn nhiên, mạnh mẽ (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc)

- Bản lĩnh, bền bỉ (Cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn - ... Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương)

- Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh (Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con)

Từ đó nhắc nhở con khi lên đường phải nhớ rằng "người đồng mình" yêu lắm, phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", và điều đặc biệt là không thể nhỏ bé, phải luôn đàng hoàng, bằng anh bằng em.

4, Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

5, Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.

27 tháng 7 2021

Tham khảo:

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào.(Câu ghép) Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Có lẽ, bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù (Câu thành phần biệt lập). Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

 

27 tháng 7 2021

Em tham khảo:

      Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Chắc hẳn, ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng,  những con người lao động cần cù, chịu khó. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động giúp người đọc hình dung rõ về tình cảm của tác giả với quê hương. 

Câu ghép + TPBL: In đậm nghiêng

28 tháng 5 2017

Qua lời nói chuyện với đứa con, người cha thể hiện tình cảm, suy nghĩ với quê hương, dân tộc

- Cuộc sống lao động cần cù tươi vui của người đồng mình được nhà thơ gọi lên qua những hình ảnh đẹp:

     + Đan lờ: dụng cụ đánh bắt cá của người miền núi

     + Cuộc sống hòa với niềm vui

     + Rừng núi quê hương thật mơ mộng và nghĩa tình, thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống

     + Người cha muốn cho đứa con biết quê hương là vùng quê giàu truyền thống văn hóa, nghĩa tình

     + Người cha tự hào nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt, về truyền thống cao đẹp của quê hương

     + Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình: chăm chỉ, kiên cường, giản dị…

→ Người cha thể hiện tình yêu và niềm tự hào của mình với quê hương, người đồng mình

8 tháng 11 2019

Mặc dù sáng tác cách nhau gần10 năm nhưng nổi bật trong hai bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thương con, thương cháu và yêu đất nước trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.

Trong bài thơ “Bếp lửa”, tình bà cháu đã được thể hiện qua hình ảnh bếp lửa. Khi “mẹ cùng cha công tác bận không về” thì người cháu phải “ở cùng bà”. Mặc dù cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng bà vẫn quyết tâm, lo lắng cho cháu, vẫn “kể cháu nghe” truyện, vẫn “chăm cháu học”, vẫn “dạy cháu làm”. Ngay cả khi “giặc đốt làng”, bà cũng “dặn cháu đinh ninh”  rằng nếu “có viết thư chớ kể này kể nọ”. Tình cảm của bà dành cho cháu gắn liền với những hy sinh thầm lặng của bà cho cách mạng, cho đất nước, thể hiện tình yêu cháu cũng như tình yêu đất nước sâu sắc. Hình ảnh ấy của người bà luôn được người cháu ghi nhớ từ khi còn nhỏ, cho tới khi đã lớn vẫn nhớ ơn bà của mình.

Nếu trong bài thơ “Bếp lửa” thể hiện tình cảm của bà qua hình ảnh bếp lửa thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm qua bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” lại bộc lộ tình cảm của người mẹ Tà Ôi qua những công việc và ước mơ của người mẹ. Cho dù phải “giã gạo”, “tỉa bắp”, phải “chuyển lán”, “đạp rừng” hay phải “giành trận cuối”, người mẹ Tà Ôi vẫn luôn địu con trên lưng. Tình yêu con của người mẹ đã được gắn liền với tình yêu “bộ đội”, tình yêu “làng đói” và tình yêu “đất nước”. Cùng với đó, những ước mong của mẹ từ việc mong con khoẻ mạnh rồi đến giàu có, sau cùng là sống trong đất nước tự do cũng đã thể hiện tình yêu con cũng như khát vọng tự do sâu sắc. Đặc biệt, bằng nghệ thuật ẩn dụ, hai câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi ; Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sử dụng để nói về tình cảm tha thiết của mẹ dành cho con. Người con chính là một thứ thiêng liêng, là nguồn sống và là niềm hy vọng của người mẹ Tà Ôi, là người mà mẹ luôn hy sinh và gửi gắm khát vọng.

  Như vậy, trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, qua bài thơ “Bếp lửa” và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, hai nhà thơ Bằng Việt và Nguyễn Khoa Điềm đã nêu bật lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn thương yêu, gửi gắm khát vọng cho con cháu gắn liền với tình yêu cách mạng, tình yêu đất nước.

mk sao chép trên google á

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Gia đình- chỉ một từ giảng đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ăm áp. Gia đình chính là nơi nâng niu, chăm sóc, dưỡng dục ta. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người. tình yêu thương mà gia đình dành cho ta chính là "sợi dây" tình cảm thiêng liêng nhất. Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm đc gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.

Chúc bạn học tốt

22 tháng 5 2021

THAM KHẢO

Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. "Sang thu" là một thi phẩm đặc sắc của ông. Với con mắt nghệ sĩ, tâm hồn nhạy cảm và ngòi bút tài hoa, Hữu Thỉnh đã có những cảm nhận mới mẻ trước sự biến chuyển của thiên nhiên đất trời lúc cuối hạ sang đầu thu. "Sang thu" ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết và mùa thu tới có những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận được. Ở bài thơ, có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ .Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian .Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm. Và không chỉ có thế ,cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng,thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn :
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về .
Sương thu đã được nhân hoá ,hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu ,gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu.Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mác ,bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả. Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà .

22 tháng 5 2021

trời đây là cái j đây bạn chẳng đúng cái j cả 

1 tháng 3 2017

Qua khúc hát ru ta thấy tình cảm của mẹ đối với con là tình yêu rộng lớn, đằm thắm

    + Người mẹ mong con được lớn lên và sống trong hòa bình, độc lập

    + Tình yêu thương dành cho con được bộc lộ qua lời ru ngọt ngào, tha thiết

- Mẹ giã gạo nên mơ con lớn “vung chày lún sân” giã hạt gạo trắng ngần

- Mẹ địu con ra trận, mẹ mơ thấy Bác Hồ, nghĩa là mơ đất nước thống nhất, mơ thấy con là công dân nước tự do

- Tình cảm, khát vọng người mẹ càng lớn rộng, ngày càng đi từ riêng đến chung, từ quê hương đến đất nước

- Khúc hát ru của người mẹ cũng thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

2 tháng 12 2023

Tìm từ ngữ diễn tả công việc của người mẹ qua từng khúc hát?