RỪNG ĐƯỚC
Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.
Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.
Nguyễn Thi
Câu 2: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác?
A. Mọc thưa thớt B. Cây cong queo C. Cây đước mọc dài tăm tắp.
Câu 3: Cây đước mọc thế nào?
A. Chen nhau B. Lưa thưa C. Cả A và B
Câu 4: Đước mọc ở đâu?
A. Núi B. Đồi C. Vùng đất ngập nước
Câu 5: Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào?
A. Thuỷ triều lên B. Thuỷ triều xuống C. Cả A và B
Câu 6: Những buổi triều lên, lũ trẻ làm gì?
A. Ngồi ngắm rừng đước B. Bắt vọp, bắt cua C. Cả A và B
Câu 7: Từ nào sau đây là từ trái nghĩa với từ Khổng lồ” có trong bài.
A. Cao vút B. dài C. Nhỏ xíu
Câu 8: Cặp quan hệ từ có trong câu: “Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc.”là:
A. Tuy- nhưng B. Tuy - không C. Nhưng - không
Câu 9: Từ được lặp lại trong câu: “Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.” có tác dụng liên kết câu là:
A. Đước, B. Cây C. Mọc
Câu 10: Từ nối trong: “Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.” là:
A. Những B. Rồi C. Cả A và B
Câu 11: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài?
A. So sánh B. Nhân hoá C. So sánh, nhân hoá
Câu 12: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu: “Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.”
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Cả A và B
Câu 13: Cặp quan hệ từ: Tuy – nhưng biểu thị:
A. Điều kiện- kết quả B. Giả thiết – kết quả C. Quan hệ tương phản
Câu 14: Từ “nó” trong câu thứ 3 được dùng để thay thế cho từ nào trong bài?
A. Chúng tôi B. Đước C. Cây đước, đước
Câu 15: Ta có thể thay thế từ ‘ nó” bằng từ nào dưới đây?
A. Chúng nó B. Chúng ta C. Chúng
Quả đất <=> Trái Đất
quả đất