K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2023

1. HCST em có thể xem lại trong SGK nhé. 
Đoạn văn trên viết về công việc của mỗi cô gái. Đây là công việc thường ngày của họ. 

2. 

Họ đều là những cô gái trẻ, có tinh thần yêu nước sâu sắc, không sợ gian nan, nguy hiểm, sẵn sàng cho công việc. Nhân vật Nho thì là một cô gái đáng yêu, thích ăn kẹo, nhẹ nhàng và gan dạ. Chị Thao là một cô gái trưởng thành, nhưng lại có nỗi sợ máu, sợ vắt... Còn nhân vật Thao là một cô gái với nhiều hoài niệm về mẹ, mái trường, quê hương, yêu những cơn mưa đá, thích hát, chu đáo...

23 tháng 2 2023

Đoạn cuối là nhân vật Phương Định em nhé, chị viết vội quá nên lại thành nhân vật Thao

"Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đất. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ".Câu 1: lười văn trên là lười kể của nhân vật nào trong tác phẩm? Viết về việc gì trong câu chuyện?Câu 2: Nếu các câu viết là:"Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phá hai quả bom dưới lòng đường. Chị Thao phá một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ." thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi ntn? Vậy, cách...
Đọc tiếp

"Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đất. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ".
Câu 1: lười văn trên là lười kể của nhân vật nào trong tác phẩm? Viết về việc gì trong câu chuyện?
Câu 2: Nếu các câu viết là:"Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phá hai quả bom dưới lòng đường. Chị Thao phá một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ." thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi ntn? Vậy, cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng đối với việc diễn tả ý và gợi cảm xúc ntn?
Câu 3: Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên họ là những người dũng cảm tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay.
Câu 4: Dựa vào văn bản "Những ngôi sao xa xôi", em hãy viết đoạn văn Tổng-Phân-Hợp( khoảng 12 ) để phân tích vẻ đẹp tâm hồn và tình đồng chí đồng đội của những cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường trên tuyến lửa Trường Sơn. Trong đoạn văn sử dụng thành phần biệt lập cảm thán và phép nối(gạch chân thành phẩn biệt lập cảm thán và pháp nối)

0
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi.QUẢ BÍ KHỔNG LỒHai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên:– Chà, quả bí kia to thật!Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:– Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.Anh kia nói ngay:– Thế...
Đọc tiếp

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi.

QUẢ BÍ KHỔNG LỒ

Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên:

– Chà, quả bí kia to thật!

Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:

– Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.

Anh kia nói ngay:

– Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.

Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:

-Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?

Anh kia giải thích:

– Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.

Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói lảng sang chuyện khác.

(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)

Truyện cười này phê phán điều gì? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?

1
10 tháng 6 2017

- Phê phán tính nói khoác, nói không đúng sự thật

- Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta: khi nói, nội dung lời nói phải nói đúng sự thật, không nói những điều mình không tin là đúng, không có căn cứ chính xác.

“…. Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả bom dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi nhừng gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thầy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ảnh mắt các...
Đọc tiếp

“…. Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả bom dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi nhừng gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thầy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ảnh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

Qủa bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng….

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng….”

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

b. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất của đoạn trích.

0
23 tháng 3 2022

Đoạn văn viết về:

- Công việc của tổ trinh sát mặt đường (gồm Nho, Phương Định và chị Thao là tổ trưởng) trên cao điểm của trọng điểm tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa, mà cụ thể trong đoạn trích trên là việc phá bom.

- Sự đáng sợ và vắng lạnh, có bóng dáng Tử thần trên cao điểm của trọng điểm tuyến đường Trường Sơn.

- Sự kiêu hãnh và tự tin, có lòng tự trọng cao của Phương Định khi không đi khom mà đàng hoàng bước tới phá bom, hoàn thành công việc, thông suốt tuyến đường Trường Sơn của mình, không run sợ và tự tin thể hiện bản thân trước mắt các anh cao xạ.

- Niềm tin lớn của Phương Định vào việc các anh cao xạ luôn dõi theo và đồng hành với cô trên bước đường chiến trận, nên cô không có gì phải sợ hãi, "đi khom" nữa.

 

 

QUẢ BÍ KHỔNG LỒ Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên:- Chà, quả bí kia to thật!Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:- Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.Anh kia nói ngay:- Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi...
Đọc tiếp

QUẢ BÍ KHỔNG LỒ

 

Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên:
- Chà, quả bí kia to thật!
Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
- Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
Anh kia nói ngay:
- Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.
Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:
- Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?
Anh kia giải thích:
- Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.
Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói lảng sang chuyện khác.
                                                                (Theo truyện cười dân gian Việt Nam)


Câu 1:

Câu chuyện trên có liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học? 
Câu 2:

Xác định một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên? Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp? 
Câu 3:

Theo em, câu chuyện trên nhằm phê phán điều gì?

0
29 tháng 4 2022

Hàm ý trong các câu văn đã cho là:

a) Xét các câu: "Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom." ta thấy Lê Minh Khuê đã diễn tả hàm ý của những câu văn đó vô cùng sâu sắc, thể hiện điểm nhìn chân thực của nhân vật Phương Định - nữ thanh niên xung phong trên trọng điểm Trường Sơn trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi". Hàm ý trong những câu văn đó là chỉ sự nguy hiểm của những quả bom và sự căng thẳng khi đối mặt với Tử thần định đoạt mạng sống trong mỗi nhiệm vụ phá bom của các cô gái thanh niên trinh sát mặt đường. Những câu văn ấy cũng đã gián tiếp thể hiện phẩm chất anh hùng của những chiến sĩ nữ với bao sự quả cảm, trách nhiệm dám đương đầu với sự sống, cái chết để thông mạch tuyến đường Trường Sơn cho bộ đội ta đánh thắng giặc Mỹ. Bom đạn đã tôi luyện những nét thiếu nữ trong sáng của các cô gái thành những tính cách anh dũng. Qua đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sáng tỏ một cách chân thực chiến trường kháng chiến chống Mỹ, từ ấy gián tiếp thể hiện vẻ đẹp của con người, thế hệ trẻ thời kì gian khổ, éo le và hướng người đọc đến trân trọng, ngợi ca, biết ơn, tự hào những người đem đến cho mình cuộc sống mới độc lập, tự do, hạnh phúc.

b) Xét các câu văn: "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!" ta đã thấy rõ hàm ý đầy huênh hoang, tự mãn của nhân vật Dế Mèn trong truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" viết bởi nhà văn Tô Hoài. Dế Mèn ở đây có hàm ý muốn chỉ mình là người số một trong thiên hạ, không ai bằng cậu ấy và cậu ấy cũng chẳng sợ, nể, tôn trọng ai. Dế Mèn cũng có ý ra oai, phô trương bản thân mình trước người khác, đề cao bản thân quá mức. Qua đó, nhà văn Tô Hoài tỏ ra xót xa, thương cảm cho một Dế Mèn ngày xưa, gián tiếp phê phán thói kiêu căng nơi mỗi người và hướng người đọc đến nhìn nhận lại, hoàn thiện bản thân để sống có ích cho mình và cho cộng đồng.

c) Xét các câu văn: "Anh ấy chỉ muốn cầm của người khác, chứ không chịu đưa cho ai cái gì." trong câu chuyện dân gian, nhân dân ta đã có hàm ý mỉa mai sâu sắc thói ích kỉ trong cuộc sống đời thường của chúng ta. Những câu văn đó có hàm ý nói rằng anh ta chỉ muốn nhận nhưng không muốn cho đi, chỉ muốn lợi lộc về bản thân mà không quan tâm đến người khác, sống chỉ nghĩ cho bản thân đáng chê trách. Qua đó, nhân dân ta muốn phê phán cả sự tham lam vì phải chăng "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình", hướng người đọc đến lối sống sẻ chia nhiều hơn để lan toả yêu thương, tình nhân đạo.

(những phần bôi đậm là ý chính ah)

28 tháng 1 2021

Đoạn thơ có cấu trúc song hành.

Cấu trúc thể hiện những biểu hiện của tình đồng chí khi người lính chia sẻ với nhau những thiếu thốn.

Cấu trúc : Song hành

Hiệu quả : Việc song hành giữa hành động và những việc làm của "anh", "tôi" như một sự liên kết, thể hiện mối quan hệ thân thiết, sự gắn bó, giống nhau từ hoàn cảnh đến đời sống. Qua đó thể hiện được tình đồng chí ngày càng thấm thía.