K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2017

Phải yêu nước của mình

Phải yêu tiếng nói đất nước mình

Dù ra sao thì vẫn không khuất phục trướ kẻ thù

20 tháng 2 2017

Là một chàng dế thanh niên cường tráng, Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm. Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang, gọi anh ta là Dế Choắt bởi anh ta rất ốm yếu. Mèn đã trêu chọc chị Cóc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú.

20 tháng 2 2017

cảm ơn bạn nhìu oaoaoaoaoaoa

26 tháng 2 2017

Bài cây tre Việt Nam SGK lớp 6 tập 2 sách mới nha các bn. Cho mk xin lỗi, sơ xuất quá! Hiii hiiileuleuleuleuleuleu

5 tháng 3 2017

DỄ ỢT AK NHG DÀI LẮMbanhquaok

5 tháng 5 2017

cai j

5 tháng 5 2017

thế nào là VB nhật dụng

9 tháng 4 2017
GỢI Ý 1 TÍ:
"Một hôm nào đó
Như bao hôm nào...''

Những câu thơ cuối bài gợi cho lòng ta cảm giác sâu sắc về Lượm. Lao nhanh wa mặt trận, Lượm vụt chạy trên mặt trận như 1 mũi lao thẳng tiến về phía trước. Khuôn mặt bầu bĩnh, đôi măt tròn to lộ rõ vẻ tinh nghịch hiên ngang như nói lên rằng:''lá thư đề thượng khẩn thì ắt là có chuyện o hay, cần mau đưa lá thư này đến nơi các chú bộ đội thôi'' Lòng kiên cường vượt khổ ngại, lo cho mọi người, o nề nguy hiểm cận kề, tiếng bom đạn réo rắt,khói mù mịt Lượm o sợ mà vẫn cố gắng tiến bước. Đi wa con đường làng vắng vẻ, đi ẩn mình dưới những bông lúa đang mùa đơm bông, từng bông lúa như đang lo sợ về 1 điều gì đó,lo cho sự an nguy của Lượm. nắng vàng mịn như rót mật xuống cánh đồng dập dờn bông lúa uốn câu. Chiếc đâu nghiêng nghiêng nhấp nhô trên sóng lúa mênh mông, Lượm tự nhủ vs mình rằng:''sắp đến nơi rùi mình cố gắng thêm chút nữa thui''. Bỗng loè chớp đỏ, Lượm ngã xuống, 1 dòng máu tươi trào ra, Lượm đã trúng đạn. Em đã đi vào giấc ngủ say nồng, trên chiếc giường êm ái còn thơm mùi lúa non thanh khiết, gió hiu hiu thổi, ánh nắng vàng rọi chiếu trên khuôn mặt của lượm, tay em còn nắm chặt bông lúa, o gian tĩnh lặng. Lượm đã ngã xuống, những bông lúa tấu lên khúc nhạc ru lượm vào giấc ngủ ngàn thu. Lượm đã ra đi hi sinh vì độc lập tổ quốc. Còn vang vọng đâu đây tiếng cười đùa tinh nghịch của lượm, còn lại đâu đây chú bé lượm vs chiếc cái xắc xinh xinh vụt wa mặt trận đầy bom đạn. Dù đã hi sinh nhưng hình ảnh em còn mãi vs quê hương đất nước và trong lòng mọi người, linh hồn em đã hoá thân vào vs thiên nhiên đất nước. Dù thế thì tác giả cg o bùn vì cái chết đó là vinh quang là lòng can đảm ju nc mà chúng ta cần noi theo.

9 tháng 4 2017

gianroigianroikhocroigianroigianroi Help me

3 tháng 10 2017

Trả lời:

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

Chúc bạn học tốt!

3 tháng 10 2017

nhanh nhanh đang cần gấp hihigianroi

25 tháng 10 2017

* Chi tiết đặc sắc:

+) Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đmạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.

+) Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình, muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

25 tháng 10 2017

ban oi the con su ra doi cua thach sanh

31 tháng 3 2017

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.

Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.

Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.

31 tháng 3 2017

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Bà ngoại của em.

- Hoàn cảnh sống của bà...

2. Thản bài:

* Tả bà:

+Ngoại hình:

- Tuổi tác, hình dáng, gương mặt...

+Tính nết:

- Siêng năng, cần cù, giàu tình thương đối với con cháu.

(Thể hiện qua lời nói và hành động).

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em rất yêu quý, kính phục bà.

- Mong có dịp được ở lâu bên bà.

2 tháng 4 2017

Công việc thường ngày của em đơn giản lắm. Sớm mai thức dậy, đánh răng, rửa mặt. Sau đó, ăn cơm rồi đi học. Em học ở trường từ lúc 7h đến 10h 30p. Tiếp đó lại đi về nhà. Em ăn cơm và lên giường đi ngủ. Khoảng 1h30p, em thức dậy, lau mặt rồi lại đi học (có ngày lại đc nghỉ ở nhà). Em học buổi chiều từ 2h đến 4h30p. Học xong, em lại về nhà. Em giúp mẹ cắm cơm. Kế tiếp, cả nhà em cùng ăn cơm vui vẻ. Sau đó, em xem TV khoảng 20p. Lúc 19h20, em học bài đến 9h. Rồi em lại lên giường đi ngủ. Một ngày của em là vậy đó

4 tháng 10 2017

Soạn bài: Chữa lỗi dùng từ

I. Lặp từ

Câu 1+2: Phân biệt giữa phép lặp và lỗi lặp:

a. Từ "tre" được điệp lại 7 lần, "giữ" 3 lần, "anh hùng" 2 lần. Đây là phép lặp có chủ đích nhằm làm tạo nhịp điệu cho lời văn, gợi hình ảnh, nhấn mạnh sức mạnh của tre.

b. Lặp là lỗi lặp thừa từ ngữ (truyện dân gian) làm cho câu văn không trôi chảy, gây cảm giác nặng nề.

Câu 3: Chữa lỗi lặp từ

- Bỏ từ ngữ lặp, viết lại câu, ví dụ: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc nó hay Em rất thích đọc truyện dân gian vì loại truyện này có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

- Thay thế từ ngữ lặp bằng các đơn vị đồng nghĩa, ví dụ: Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc thể loại này.

II. Lỗi lẫn lộn các từ gần âm

Câu 1:

(a): Từ dùng sai là từ thăm quan

(b): Từ dùng sai là từ nhấp nháy

Câu 2: Nguyên nhân dùng sai là do lẫn lộn với các từ gần âm

- Trường hợp (a) này người sử dụng lẫn 2 từ thăm quantham quan (nghĩa là tận mắt xem xét để mở rộng hiểu biết hay thưởng thức).

- Trường hợp (b) này người sử dụng lẫn với từNhấp nháy - mở ra lại nhắm lại liên tiếp, hoặc chỉ ánh sáng lúc loé lên, lúc tắt liên tục; mấp máy chỉ chuyển động khẽ, liên tiếp.

Câu 3: Sửa lại:

- Thay từ thăm quan thành tham quan

- Thay từ nhấp nháy thành mấp máy

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:

Cả ba câu đều mắc lỗi: lỗi lặp thừa từ.

Sửa lại:

(a): Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng rất lấy làm quý mến bạn ấy.

(b): Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp.

(c): Quá trình vượt núi cao cũng làm con người trưởng thành.

Câu 2: Các câu đều mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm

- Hãy so sánh để phân biệt ý nghĩa của các từ gần âm, dễ nhầm lẫn:

+ linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khả năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.

+ bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.

+ thủ tục / hủ tục: thủ tục chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.

- Chữa lại là:

+ Thay linh động bằng sinh động

+ Thay bàng quan bằng bàng quan

+ Thay thủ tục bằng hủ tục

4 tháng 10 2017

Hãy so sánh hiện tượng lặp trong đoạn văn (1) và câu (2):

(1) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(2) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.

Gợi ý: Ở trường hợp (1), lặp được sử dụng có chủ đích, từ “tre” được điệp lại 7 lần là phép lặp nhằm làm tạo nhịp điệu cho lời văn, gợi hình ảnh, nhấn mạnh sức mạnh của tre. Ở trường hợp (2), lặp là lỗi lặp thừa từ ngữ (truyện dân gian) làm cho câu văn rườm rà, gây cảm giác nặng nề.

b) Chữa lỗi lặp từ

+ Bỏ từ ngữ lặp, viết lại câu, ví dụ: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc hay Em rất thích đọc truyện dân gian vì loại truyện này có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Thay thế từ ngữ lặp bằng các đơn vị đồng nghĩa, ví dụ: Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc thể loại này.

2) Lỗi lẫn lộn các từ gần âm

a) Mặt âm thanh, hình thức cấu tạo và mặt ý nghĩa của từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Dùng từ chính xác cũng có nghĩa là phải đảm bảo mối quan hệ giữa các mặt này. Phải phân biệt được các đơn vị từ gần âm để tránh nhầm lẫn. Bởi vì âm sai thì cái được biểu đạt (ý nghĩa) cũng không thể chính xác.

b) Trong các câu sau, từ nào dùng không đúng? Hãy chỉ ra nguyên nhân dẫn đến việc dùng sai và sửa lại cho chuẩn xác.

- Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.

- Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.

Gợi ý:

- Phân biệt hai từ thăm quantham quan: trong tiếng Việt không có từ thăm quan, trường hợp này người sử dụng lẫn với từ tham quan (tận mắt xem xét để mở rộng hiểu biết hay thưởng thức).

- Phân biệt hai từ nhấp nháymấp máy: Nhấp nháy – mở ra lại nhắm lại liên tiếp, hoặc chỉ ánh sáng lúc loé lên, lúc tắt liên tục; mấp máy chỉ chuyển động khẽ, liên tiếp. Như vậy ở đây phải dùng mấp máythay cho nhấp nháy.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:

a) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.

b) Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.

Gợi ý:

- Câu (a), lỗi lặp thừa từ, chữa: Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng quý mến.

- Câu (b), lỗi lặp thừa từ, chữa: Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp.

- Câu (c), lỗi lặp thừa từ, chữa: Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.

2) Tìm, chỉ ra nguyên nhân và chữa các lỗi về dùng từ trong các câu sau:

a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

b) Có một số bạn còn bàng quang với lớp.

c) Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…

Gợi ý: Các câu đều mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm

- Hãy so sánh để phân biệt ý nghĩa của các từ gần âm, dễ nhầm lẫn:

+ linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khă năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.

+ bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.

+ thủ tục / hủ tục: thủ tục chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.

- Chữa lại là:

+ Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

+ Có một số bạn còn bàng quan với lớp.

+ Vùng này còn khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…