Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1:Trình bày quyết định của kì hộp thứ nhất Quốc hội khóa VI
......
Quốc hội khóa VI, kì họp thứ nhất đã có những quyết định quan trọng:
- Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
- Quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.
- Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu ban dự thảo Hiến pháp.
- Ở địa phương: tổ chức thành ba cấp chính quyền: cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương. Ở mỗi cấp chính quyền có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
câu 2: Nêu kết quả của chiến thắng điện phủ trên không
* Diễn biến:
- Để xoay chuyển tình thế trên chiến trường và trên bàn hội nghị, Mĩ đã tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác trong 12 ngày đêm (từ ngày 18 đến ngày 29 - 12 - 1972).
- Với tinh thần bất khuất, quyết đánh quyết thắng, Đảng và nhân dân ta đã đánh trả Mĩ những đòn đích đáng.
* Kết quả và ý nghĩa:
- Kết quả: quân ta bắn rơi được 81 máy bay, bắt sống 43 phi công Mĩ, đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của chúng, lập nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
- Ý nghĩa: “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranhh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973).
câu 3:Nêu ý nghĩa lịch sử hiệp định pa-ri
......................................................................................................................................................................
..Hiệp định Paris năm 1973: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm. Hiệp địnhParisi về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là sự kiện lịch sửquan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đi đến thắng lợi hoàn toàn........................................................................................................................................................................................
câu 4: thông qua các bài lịch sử lớp4 và lớp 5, em hãy cho biết vì sao nhân dân ta giành thắng lợi trong công cuộc dựng và giữ nước?
............................................................................................
Nhân dân ta giành thắng lợi trong công cuộc giữ nước và dựng nước vì những lí do:
- Nhân dân đoàn kết, dũng cảm, không quản khó khăn, gian khổ, có niềm tin vào chiến thắng tất yếu
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
- Sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới
............................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
1. Nội dung liên quan đến phần lịch sử lớp 4
1.1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN)
a) Sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
Trên bước đường phát triển của xã hội, các cư dân nguyên thuỷ từng bước tiến xuống vùng châu thổ các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã. Bằng sức lao động sáng tạo của mình, trên cơ sở những nền văn hoá đồ đá đã đạt được, họ khai phá đất đai, tiếp tục phát triển nghề nông trồng lúa nước cùng kĩ thuật luyện kim, xây dựng xóm làng định cư và từng bước liên hệ, gắn bó với nhau đạt đến một trình độ phát triển nhất định của phân công lao động và bắt đầu có sự phân hoá giàu nghèo. Một tổ chức chính trị : Nhà nước với tên gọi Văn Lang (khoảng thế kỷ VI – V TCN) đã hình thành. Chẳng bao lâu sau, sự kết hợp mới giữa hai khối tộc người Lạc Việt và Tây Âu tạo nên một nhà nước mới mang tên Âu Lạc.Sự kiện lớn lao này xảy ra vào khoảng các thế kỷ IV – III TCN, đồng thời báo hiệu sự hình thành của một nền văn minh. Các nhà sử học gọi nền văn minh đó là văn minh Văn Lang - Âu Lạc hay thời Hùng Vương – An Dương Vương hoặc văn minh sông Hồng.
b) Nội dung của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
+ Về đời sống kinh tế : Nghề chính là trồng lúa nước. Có lẽ thời kỳ này người dân đã biết dùng sức kéo của trâu bò để cày bừa đồng ruộng. Trong khi số đông tập trung vào sản xuất nông nghiệp thì một số người có khả năng về sáng tạo thủ công nghiệp đã tập trung vào nghề luyện kim đồng thau và sáng tạo ra nghề rèn sắt. Sự phát triển của nghề luyện kim đã tạo điều kiện sản xuất hàng loạt công cụ cần cho sản xuất nông nghiệp, vũ khí, đồ trang sức v.v... Bên cạnh nghề nông và nghề luyện kim, các nghề khác như chế tác đá, làm gốm, nghề mộc và xây dựng, đánh cá, nuôi tằm, kéo tơ, dệt vải lụa, chăn nuôi v.v... tiếp tục phát triển.
+ Về tổ chức chính trị – xã hội : Thời Văn Lang - Âu Lạc nhà nước còn rất sơ khai : có một người đứng đầu nhà nước (Vua) và vài người giúp việc (Lạc hầu). Cả nước có 15 bộ, mỗi bộ có một Lạc tướng cai quản. Mỗi bộ gồm nhiều công xã (làng, chạ) do Bộ chính quản lí. Cư dân gọi chung là người Lạc Việt bao gồm các tộc người Việt – Mường, Tày cổ, Môn – Khơme.Các vua (Hùng Vương, An Dương Vương) các Lạc hầu, Lạc tướng hợp thành lớp người thống trị, giàu có, giữ chức vụ theo chế độ cha truyền con nối. Nhà nước chỉ trông coi việc chung. Mọi công việc cụ thể trong sản xuất và sinh hoạt đều do làng, chạ giải quyết.
+ Văn hoá tinh thần : Qua các di vật thời Văn Lang - Âu Lạc, đặc biệt các hoa văn trên trống đồng, chúng ta hình dung thời đó ông cha ta thờ thần Mặt Trời, ăn ở giản dị, có những hội hè như bơi trải, hội ra quân, múa hát. Cuộc sống tinh thần nhìn chung giản dị, thanh bình và phong tục riêng đã được định hình.
1.2. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ năm 179 TCN đến năm 938)
Mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ nước ta có thể có những điểm riêng về chi tiết. Song nhìn chung, chúng đều có những nét chung như sau :- Biến nước ta thành quận, huyện của chúng. Lúc đầu chúng vẫn giữ các Lạc tướng người Việt song sau đó từ châu đến huyện đều do người Hán cai trị.- Di cư người Hán đến ở lẫn với dân ta, bắt người Việt sửa đổi phong tục, tập quán giống như người Hán.- Chúng bóc lột dân ta chủ yếu bằng cống nạp các sản vật quý. Ngoài ra chúng còn đặt ra nhiều loại tô thuế và lệ phu dịch.
1.3. Buổi đầu độc lập
Trong buổi đầu độc lập, lịch sử đặt ra hai yêu cầu : một là thống nhất đất nước để làm cơ sở cho sự ổn định và phát triển ; hai là chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập của quốc gia.- Công lao thống nhất đất nước thời kì này thuộc về Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh người ở động Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình). Ông là một người cương nghị, mưu lược và có chí lớn. Tại Hoa Lư, ông đã xây dựng được một lực lượng vũ trang khá mạnh và nhân dân trong vùng đều theo phục. Ông lại liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu để tăng cường thêm thế lực. Sau khi Trần Lãm chết, ông trở thành người cầm đầu một lực lượng vũ trang lớn mạnh. Đến cuối năm 967, loạn Mười hai sứ quân bị dập tắt và đất nước trở lại thống nhất.- Trong buổi đầu độc lập, dân tộc ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
1.4. Nước Đại Việt
a) Thời Đại Việt, thời kì lịch sử bắt đầu từ năm 1009 (với sự thành lập của triều đại nhà Lý) đến năm 1858 (với sự kiện thực dân Pháp tiến hành cuộc xâm lược nước ta). Đây cũng là cách gọi có tính quy ước của các nhà sử học. Chẳng hạn, thời nhà Nguyễn không lấy tên nước là Đại Việt mà là Đại Nam.Thời Đại Việt là thời kì độc lập lâu dài của nước ta. Thời kì này tồn tại dưới các triều đại phong kiến sau đây :
- Triều đại nhà Lý (1009 – 1225)
- Triều đại nhà Trần (1226 – 1400)
- Triều đại nhà Hồ (1400 – 1406)
- Triều đại nhà Hậu Lê (1428 – 1527)
- Triều đại nhà Mạc (1527)
- Chiến tranh Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn phân tranh (1527 – 1786)
- Triều đại Tây Sơn (1786 – 1802)
- Triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945)
2. Nội dung liên quan đến phần lịch sử lớp 5
2.1. Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945)
Thời kì từ khi mở đầu cuộc xâm lược nước ta của thực dân Pháp (1858) đến cách mạng tháng Tám 1945 có thể chia thành 3 giai đoạn :
- Giai đoạn cuối thế kỷ XIX (1858 – 1895) : Lịch sử giai đoạn này đặt ra hai đòi hỏi chủ yếu cần phải giải quyết : Chiến hay hoà ; duy tân hay thủ cựu ? Đây là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau, có đổi mới đất nước mới đủ sức đánh đuổi quân xâm lược và ngược lại có đánh đuổi được quân xâm lược mới có điều kiện đổi mới đất nước.Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân kiên quyết đứng lên chống giặc. Khi triều đình còn chống giặc thì nhân dân đi theo triều đình để chống giặc. Khi triều đình nhu nhược, đầu hàng nhân dân ta vẫn cương quyết kháng chiến. Đã có nhiều cuộc khởi nghĩa đáng kể trong giai đoạn này. Một trong các cuộc khởi nghĩa đó là do Trương Định lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa của Trương Định mà tiếp nối là người con Trương Quyền đã làm cho quân Pháp ở Nam Kì phải kinh sợ.Bên cạnh phong trào chủ chiến của nhân dân và một số quan lại triều đình còn có một phong trào cổ động cho tinh thần duy tân đất nước của một số trí thức thời đó mà tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ.Trong khi phong trào chống Pháp của nhân dân liên tục nổi dậy và những đề nghị duy tân đất nước được đệ trình lên triều đình thì nhà Nguyễn thi hành một đường lối rất nhu nhược trước vận mệnh sống còn của dân tộc và cự tuyệt những đề nghị cải cách, khăng khăng duy trì chính sách cai trị cũ. Chính vì lẽ đó mà nước ta đã bị rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX.
- Giai đoạn đầu thế kỉ XX : Vào đầu thế kỉ XX, ngọn cờ giải phóng dân tộc của giai cấp phong kiến đã hoàn toàn mục rỗng. Trong bối cảnh có những ảnh hưởng của xu hướng tư sản từ bên ngoài tràn vào, một số nhầ nho yêu nước đã tiếp thu và tiến hành cuộc vận động giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ mang màu sắc tư sản. Trong phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX có nhiều nhân vật lịch sử chủ trương phương pháp cách mạng của mình tiêu biểu là xu hướng nâng cao dân trí, dân quyền của Phan Chu Trinh và bạo động của Phan Bội Châu.Trong thời điểm này đã xuất hiện một con người vĩ đại Nguyễn Tất Thành mà sau này là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh. Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành cũng xuất phát từ truyền thống yêu nước mà tìm đường cứu nước. Nhưng cái khác của Nguyễn Tất Thành so với các bậc tiền bối là dịnh hướng và phương thức đi tìm đường cứu nước. Người không sang phương Đông mà sang phương Tây, không đi với tư cách của một chính khách mà là tư cách người thợ. Chính sự khác biệt đó đã giúp cho người có điều kiện đến được với Chủ nghĩa Cộng sản và trở thành người cộng sản. Ngày 5 tháng 6 năm 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ bến Nhà Rồng, đã đánh dấu mốc mở đầu con đương cứu nước của Người.
- Giai đoạn từ 1930 đến 1945: Giai đoạn này được mở đầu bằng sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3 – 2 – 1930). Đây là quá trình từ một người cộng sản Nguyễn Ái Quốc (1920), đến một tổ chức cộng sản chưa hoàn chỉnh – Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội (1925), đến một tổ chức hoàn chỉnh - Đảng Cộng sản Việt Nam. Quá trình này diễn ra quanh co và khúc khuỷu, nhưng với xu thế của thời đại và uy tín của lãnh tụ Nguyễn Ái Quuóc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời. Sự kiện này là một trong những sự kiện đánh dấu sự chấm dứt thời kì song song tồn tại hai con đường cứu nước : tư sản và vô sản. Từ đậy, Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.Từ 1930 đến 1945 là thời kì vận động cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường của giai cấp vô sản. Trong giai đoạn này có nhiều cao trào cách mạng đáng lưu ý : cao trào 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh, cao trào dân tộc dân chủ 1936 – 1939, cao trào vận động cách mạng tháng Tám 1941 – 1945 và cách mạng tháng Tám năm 1945.Ngày 2 – 9 năm 1945, lễ tuyên ngôn độc lập đã được tổ chức tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trong không khí trang nghiêm và xúc động.
2.2. Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
- Ngay sau ngày độc lập, thực dân Pháp được một số nước đế quốc ủng hộ thực hiện ý đồ quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Chúng đã gây hấn ở Sài Gòn, vi phạm hầu hết các điều khoản của Hiệp định sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước Việt – Pháp (14 – 9 – 1946). Nghiêm trọng hơn, chúng gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta giả tán lực lượng chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Đảng và nhân dân ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài con đường cầm vũ khí chiến đấu.Trước hết là cuộc chiến đấu diễn ra ở Sài Gòn rồi tiếp đó là Hà Nội. Chiến tranh lan ra cả nước kể từ ngày 19 – 12 – 1946.
- Chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện :
+ Trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá : Trong kháng chiến, cuộc đụng đầu giữa ta và Pháp không chỉ diễn ra trên mặt trận quân sự mà trên tất cả các mặt trận, các lĩnh vực của đời sống xã hội : chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, ngoại giao...chính các mặt trận này đã tạo nên hậu phương vững chắc làm cơ sở cho thắng lợi về mặt quân sự trong cuộc kháng chiến.
+ Trên mặt trận quân sự : Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 là hai cái mốc quan trọng nhất đánh dấu sự trưởng thành của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến. Với chiến thắng Biên giới 1950, cuộc chiến tranh ở Việt Nam chuyển sang giai đoạn ta giành thế chủ động trên chiến trường chính. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là đỉnh cao chiến thắng cảu quân ta trong cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953 – 1954, đồng thời là đỉnh cao thắng lợi của quân dân ta trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ là một trong những chiến thắng oanh liệt nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Giơ - ne – vơ (1954) trả lại hoà bình cho dân tộc Việt Nam.
2.3. Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 – 1975)
- Trong thời kì này, do đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền dưới hai chế độ chính trị, xã hội khác biệt nhau mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiến hành ở mỗi miền một chiến lược cách mạng khác nhau. Đối với miền Bắc là xây dựng Chủ nghĩa xã hội, bảo vệ miền Bắc và chi viện cho miền Nam. Đối với miền Nam là trực tiếp chống đế quốc Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc.
- Quân dân ta ở miền Nam, có hậu phương miền Bắc hỗ trợ chi viện sức người sức của đã chiến đấu anh dũng đánh bại liên tiếp 4 chiến lược thực dân mới và chiến tranh xâm lược của Mĩ, đó là các kế hoạch :
+ Chiến tranh đơn phương (1954 – 1960)
+ Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965)
+ Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968)
+ Việt Nam hoá chiến tranh (1969 – 1973)
Trong đó có những thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là thắng lợi “Đồng khởi” (cuối năm 1959 đầu năm 1960) ; Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968) ; Tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Bắc buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam ; Cuối cùng là cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh, trận thắng quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc.
- Quân và dân miền Bắc sau ba năm (1954 – 1957) thực hiện những nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đã chuyển sang xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam. Từ cuối năm 1964, nhân dân miền Bắc còn phải trực tiếp chống trả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.
- Một số sự kiện, hiện tượng tiêu biểu trong giai đoạn này là : “Cánh đồng năm tấn” ; Đường mòn Hồ Chí Minh ; 12 ngày đêm (tháng 12 – 1972) đương đầu với máy bay B52 của Mĩ.
2.4. Xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong cả nước (từ 1975 đến nay)
- Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất. Một trong những sự kiện thể hiện điều đó là sau gần 30 năm đường sắt đã được nối liền từ Bắc tới Nam.
- Cũng gần 30 năm chiến đấu liên miên, khi đất nước đã được tự do, độc lập, nhân dân ta không mong muốn gì hơn là được sống yên ổn, đem tài năng và sức lực xây dựng đất nước phồn vinh, cuộc sống văn minh hạnh phúc ; được chung sống hoà bình hữu nghị với các nước, các quốc gia trên thế giới.- Sau 10 năm (1976 – 1986) xây dựng Chủ nghĩa xã hội đầy khó khăn thử thách, từ Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12 – 1986), nhân dân ta đã bước vào công cuộc đổi mới đạt được nhiều thành tựu bước đầu trên mọi mặt của đất nước
~Study well~
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠ - NE - VƠ LÀ :
Ở MIỀN BẮC : ĐƯỢC GIẢI PHÓNG , XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI .
Ở MIỀN NAM : MỸ THAY CHÂN PHÁP XÂM LƯỢC MIỀN NAM , LẬP CHÍNH QUYỀN TAY SAI NGÔ ĐÌNH DIỆM .
CHÚC BN HOK TỐT !
1. Miền Bắc:
- Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
- Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô.
- Ngày 16/ 5/1955, Pháp rời khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
2. Miền Nam:
- Giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ, …
- Mỹ thay Pháp, đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam, âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
⟹ Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, miền Bắc được thống nhất thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh thống nhất đất nước .
Dạng đề nghị luận xã hội là dạng đề kiểm tra về kỹ năng, vốn sống, mức độ hiểu biết của học sinh về xã hội để các em nêu lên những suy nghĩ về cuộc sống, về tâm tư tình cảm nói chung nhằm giáo dục, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Nhìn chung, dạng đề văn nghị luận xã hội thường tập trung vào một số vấn đề cơ bản mang giá trị đạo lý làm người, những hiện tượng thường xảy ra trong xã hội mà qua đó trở thành kinh nghiệm sống cho mọi người.
I. CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP
1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Hiện tượng có tác động tích cực đến suy nghĩ (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…).
- Hiện tượng có tác động tiêu cực (bạo lực học đường, tai nạn giao thông…).
- Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí (hình thức cho một đoạn trích, mẩu tin trên báo… Rút ra vấn đề nghị luận).
2. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…).
- Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…).
- Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề.
- Vấn đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi.
- Vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Đọc kỹ đề
- Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.
- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.
2. Lập dàn ý
- Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.
- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.
3. Dẫn chứng phù hợp
- Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể) sẽ không tốt cho bài làm.
- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật).
- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).
3. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục
- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.
- Lập luận phải chặt chẽ.
- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.
- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…).
4. Bài học nhận thức và hành động
- Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học.
- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…
5. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài
- Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề (hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ…) từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.
III. CẤU TRÚC ĐỀ VÀ CÁC DẠNG ĐỀ CỤ THỂ
1. Nghị luận về tư tưởng đạo lý
1.1 Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội…).
- Cấu trúc bài văn:
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
- Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra.
b. Thân bài
- Luận điểm 1: Giải thích yêu cầu đề
+ Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý.
+ Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).
+ Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).
- Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh
+ Các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế?).
+ Dùng dẫn chứng xảy ra cuộc sống xã hội để chứng minh.
+ Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.
- Luận điểm 3: bình luận mở rộng vấn đề
+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý (vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác).
+ Dẫn chứng minh họa (nên lấy những tấm gương có thật trong đời sống).
- Rút ra bài học nhận thức và hành động
+ Rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc.
+ Áp dụng vào thực tiễn đời sống.
c. Kết bài
- Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận.
- Mở ra hướng suy nghĩ mới.
2. Dàn ý về dạng đề mang tính nhân văn
2.1 Khái niệm:
- Các tính nhân văn tốt đẹp: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí nghị lực, tôn sư trọng đạo…
- Hình thức: thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một hay vài câu thơ hoặc tục ngữ, ngạn ngữ…
2.2 Cấu trúc bài làm
a. Mở bài: Trong trường hợp là đề yêu cầu bàn về một câu nói, một ý kiến thì chúng ta nêu nội dung của ý kiến rồi dẫn ý kiến vào.
Ví dụ trường hợp đề là một bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ về một vấn đề nào đó như: Viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.
Ta mở bài như sau:
Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu chúng ta hèn nhát và yếu đuối chắc chắn sẽ gặp thất bại nhưng với ý chí và nghị lực vượt qua mọi gian khó thì con đường vươn đến thành công sẽ mở ra trước mắt. Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã ghi lại trong những dòng nhật ký đầy máu, nước mắt và niềm tin: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Đó là giá trị chân lý sống, là con đường vươn tới tương lai.
b. Thân bài
Trong trường hợp đề chỉ yêu cầu bàn về đức tính của con người.
Ví dụ: Cho mẩu chuyện sau: “Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Đang bò, kiến gặp phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”. Bằng một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa mẩu chuyện trên.
Trước hết, ta cần tìm hiểu thông điệp câu chuyện gửi đến: Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy, mỗi người cần phải có nghị lực, sáng tạo để vượt qua.
- Giải thích ý nghĩa truyện:
+ Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào.
+ Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đó là biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình.
- Bàn luận
+ Thực tế: những người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình sẽ vươn đế thành công.
+ Tại sao con người cần có nghị lực trong cuộc sống?
Cuộc sồng không phải lúc nào cũng êm ả, xuôi nguồn mà luôn có những biến động, những gian truân thử thách. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin. Dẫn chứng: Lê Lợi mười năm nếm mật nằm gai đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi.
- Phê phán những quan niệm, suy nghĩ sai trái:
+ Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những người bi quan, chán nản, than vãn, buông xuôi, ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận…. cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả.
+ Dẫn chứng (lấy từ thực tế cuộc sống).
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Về nhận thức: Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất (chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo).
+ Về hành động: Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ.
Ví dụ: Tóm lại, cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Đó là qui luật tất yếu mà con người phải đối mặt. Vì thế cần phải rèn luyện nghị lực và có niềm tin vào cuộc sống. “Đường đi trải đầy hoa hồng sẽ không bao giờ dân đến vinh quang”.
3. Dạng đề nêu những vấn đề tác động đến việc hình thành nhân cách con người
3.1 Các vấn đề thường gặp:
- Vấn đề tích cực: tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái, tình yêu thiên nhiên, ý chí nghị lực, hành động dũng cảm…
- Vấn đề tiêu cực: Thói dối trá, lối sống ích kỷ, phản bội, ghen tị, vụ lợi cá nhân…
3.2 Dạng đề
Đề thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, tục ngữ, ngạn ngữ, một mẩu chuyện nhỏ, một đoạn tin trên báo đài…
Ví dụ: Sài Gòn hôm nay đầy nắng. Cái nắng gắt như thiêu như đốt khiến dòng người chạy bạt mạng hơn. Ai cũng muốn chạy cho nhanh để thoát khỏi cái nóng. Một người phụ nữ độ tuổi trung niên đeo trên vai chiếc ba lô thật lớn, tay còn xách giỏ trái cây. Phía sau bà là một thiếu niên. Cứ đi được một đoạn, người phụ nữ phải dừng lại nghỉ mệt. Bà lắc lắc cánh tay, xoay xoay bờ vai cho đỡ mỏi. Chiếc ba lô nặng oằn cả lưng. Chàng thiếu niên con bà bước lững thững, nhìn trời ngó đất. Cậu chẳng mảy may để ý đến những giọt mồ hôi đang thấm ướt vai áo mẹ. Chốc chốc thấy mẹ đi chậm hơn mình, cậu còn quay lại gắt gỏng: “Nhanh lên mẹ ơi! Mẹ làm gì mà đi chậm như rùa”.
(Những câu chuyện xót xa về sự vô cảm của con trẻ - http://vietnamnet.vn)
Viết văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng được nhắc đến trong câu chuyện trên.
a. Mở bài
Ta có gợi ý mở bài như sau: “Trong cuộc sống, nếu như chúng ta có sự quan tâm lẫn nhau, biết suy nghĩ về nhau thì cuộc đời sẽ đẹp biết bao. Thế nhưng, hiện nay sự thờ ơ vô cảm của giới trẻ đang xuất hiện ngày càng nhiều. Những câu chuyện xót xa về sự vô cảm của con trẻ được đăng trên vietnamnet.vn đã gợi cho chúng ta nhiều suy tư về quan niệm sống trong xã hội.”
b. Thân bài
- Giải thích
+ Thế nào là thờ ơ, vô cảm?
+ Những hiện tượng vô cảm, thờ ơ trong gia đình hiện nay được biểu hiện như thế nào? (tóm tắt lại văn bản một cách ngắn gọn, rút ra vấn đề).
- Bàn luận
+ Thực trạng: Thờ ơ, vô tâm; quát mắng cha mẹ; đánh đập, thậm chí làm người thân tổn thương vì những hành vi bạo lực,...
+ Hậu quả: Con người trở nên lãnh cảm với mọi thứ, tình cảm thiếu thốn dễ nảy sinh tội ác, khó hình thành nhân cách tốt đẹp; gia đình thiếu hơi ấm, nguội lạnh, thiếu hạnh phúc, dễ gây bất hòa; sự vô cảm, cái ác sẽ thống trị và nhân lên trong xã hội,...
+ Nguyên nhân:
* Bản thân (thiếu ý thức chia sẻ gian khó với mọi người xung quanh, chỉ biết vụ lợi…).
* Gia đình (cha mẹ quá nuông chìu con cái, thiếu giáo dục ý thức cộng đồng cho con cái…).
* Nhà trường (chỉ chăm lo dạy chữ mà coi nhẹ việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tình cảm cho học sinh...).
* Xã hội (sự phát triển không ngừng của khoa học, con người trở nên xơ cứng, chỉ nghĩ đến cá nhân, thiếu ý thức cộng đồng...).
- Phê phán
+ Những biểu hiện lạnh lùng vô cảm.
+ Đề cao thái độ đồng cảm, tình người.
+ Nêu dẫn chứng.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Về nhận thức: đây là một vấn đề xấu nhiều tác hại mà mỗi chúng ta cần đấu tranh và loại bỏ ra khỏi bản thân mình và xã hội.
+ Về hành động, cần học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp, chan hòa, chia sẻ, có ý thức cộng đồng.
c. Kết bài
Quan tâm, chia sẻ với mọi người chung quanh để đầy ý nghĩa.
4. Cách thiết lập dàn ý nghị luận về hiện tượng đời sống
4.1 Khái niệm
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ…).
- Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.
- Phương pháp: Để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực… Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm liều lượng cho hợp lý, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực hay tiêu cực.
4.2 Thiết lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.
b. Thân bài
- Luận điểm 1: giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề bài.
- Luận điểm 2: nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống.
+ Thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề.
+ Chú ý liên hệ với thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.
- Luận điểm 3: lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người. Nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài.
- Luận điểm 4 đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).
c. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề đang nghị luận.
- Thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận.
5. Cụ thể hóa cấu trúc hiện tượng đời sống có tác động đến con người
a. Mở bài:
Ví dụ 1: “Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều truyền thống nhân văn cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm sẻ chia… Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ ngày nay phát huy. Đó chính là (…). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp.”
- Ví dụ 2: “Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước thử thách bởi các vấn nạn: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng tiêu cực có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ”.
- Ví dụ 3: Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
b. Thân bài
Ví dụ: Đề bàn về tai nạn giao thông.
Trước hết ta cần hiểu “Tai nạn giao thông” là gì? Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên. Bao gồm: tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Trong đó nhiều nhất là tai nạn giao thông đường bộ.
Bàn luận:
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: (trình bày nguyên nhân):
+ Chủ quan: ý thức người tham gia giao thông. Đây là ngyên nhân cơ bản, quan trọng nhất dẫn đến tai nạn giao thông: không chấp hành luật giao thông, thiếu quan sát, phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu, sử dụng rượu bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông…
+ Khách quan: cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, mật độ dân số ngày càng đông…
- Phân tích những nguyên nhân, tìm ra biện pháp khắc phục: (trình bày biện pháp).
+ Xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật
+ An toàn giao thông – hạnh phúc của mọi người, mọi nhà.
+ Hãy chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ.
+ Hãy đội mũ bảo hiểm để bảo vệ cuộc sống của bạn.
+ Lái xe bất cẩn - Ân hận cả đời.
+ Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông.
+ Có văn hóa giao thông là sống vì cộng đồng.
- Bài học bản thân: “An toàn là bạn, tai nạn là thù” để không trở thành nạn nhân của tai nạn giao thông. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh…
c. Kết bài
- Tai nạn giao thông là một vấn nạn ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội cần sữ chung sức của cả cộng đồng.
- Hãy thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông.
Nghị luận xã hội là một vấn đề vô cùng phong phú, đa dạng, đa diện đòi hỏi kiến thức xã hội, kỹ năng sống, khả năng tiếp cận vấn đề của người học sinh. Vì thế, các em cần rèn luyện cách nghĩ, cách nhìn vấn đề thật tinh tường để đạt hiệu quả khi đánh giá nhận định vấn đề xã hội. Trên đây là một số gợi ý nhỏ giúp các bạn làm hành trang khi viết văn nghị luận xã hội. Chúc bạn học tốt.
1. nguyễn tất thành muốn đi tìm đường cưu nước vì ko muốn nhân dân ta bị thực dân pháp đô hộ
2.nguyễn tất thành biểu hiện là đi ra nước ngoai tim đương cứu nước
3.chống giặc dốt nhân dân ta mở ra những lớp bình dân học vụ cho những người dân,chống giặc đói bac hồ đã lập ra chương chinh 10 ngày nhịn ă một bữa để ủng hộ nhà nghèo
4.Nước ta được sống trong hòa bình , nhân dân có quyền tự do hạnh phúc
5. thực dân pháp tấn công lên viết bắc để thu căn cứ đầu não của chúng ta
1. Hãy nêu lý do vì sao Nguyễn Tất Thành muốn tim đường cứu nước
Trả lời:Vì Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, người đã sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đông bào.
2.Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành biểu hiện như thế nà?
Trả lời:Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành biểu hiện người có một tinh thần yêu nước rất mảnh liệt
3.Sau cách mạng tháng 8 nhân dân ta đã làm gì để chống giặc dốt, giặc đói ?
Trả lời:Quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa mù chữ phát động khắp nơi...
4.Cuối bảng tuyêt ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân khẳng định điều gì?
Trả lời:"Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ây.
5.Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì?
Trả lời:Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta
k nhé
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Những khó khăn của đất nước ta sau cách mạng tháng Tám:
- Nạn đói xảy ra khắp nơi khiến hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp đình đốn.
- Hơn 90% dân số mù chữ, không biết viết chữ.
- Thực dân Pháp tiếp tục xâm lược Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
a. Về đối nội : Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với muôn vàn khó khăn:
+ Nạn đói :
• Hậu quả nạn đói năm 1945 vẫn chưa khắc phục nổi. đê vỡ do lũ lụt đến tháng 8/1945 vẫn chưa khôi phục, hạn hán làm cho 50% diện tích đất không thể cày cấy.
• Công thương nghiệp đình đốn, giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
• Nạn đói mới có nguy cơ xảy ra trong năm 1946.
+ Nạn dốt :
• Hơn 90% dân số không biết chữ.
• Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc…tràn lan.
+ Ngân sách cạn kiệt
• Ngân sách quốc gia trống rỗng: Còn 1,2 triệu đồng, trong đó có đến một nửa là tiền rách không dùng được.
• Hệ thống ngân hàng vẫn còn bị Nhật kiểm soát.
• Quân Tưởng đưa vào lưu hành đồng “Quốc tệ”, “Quan kim” làm rối loạn nền tài chính nước ta.
b. Về đối ngoại :
+ Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra) : Hơn 20 vạn quân Tưởng và các đảng phái tay sai của chúng như: Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng chí hội (Việt Cách) tràn vào nước ta với mưu đồ tiêu diệt đảng Cộng Sản đông Dương, lập nên chính quyền tay sai của chúng.Dựa vào quân Tưởng, các đảng phái này đã lập nên chính quyền phải động ở Yên Bái, Móng Cái, Vĩnh Yên.
+ Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào)
• Quân đội Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
• Các lực lượng phản động thân Pháp như đảng đại Việt, một số giáo phái…hoạt động trở lại và chống phá cách mạng.
• Ngoài ra, còn có 6 vạn quân Nhật trên khắp đất nước…..
Những khó khăn về đối nội và đối ngoại trên là một thách thức quá lớn đối với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang còn non trẻ lúc bấy giờ. Việt Nam lúc này như đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Nhân dân ta giành thắng lợi trong công cuộc giữ nước và dựng nước vì những lí do:
– Nhân dân đoàn kết, dũng cảm, không quản khó khăn, gian khổ, có niềm tin vào chiến thắng tất yếu
– Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
– Sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới
Nhân dân ta giành thắng lợi vì có sự góp mặt của các tướng giỏi, sự đoàn kết mạnh mẽ của nhân dân và nghĩa quân , cùng với tinh thần yêu nước muốn chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta
+