K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2021

Tham Khảo 
       Từ cảm nhận về bài thơ "Bếp lửa", em có rất nhiều suy nghĩ về tình cảm gia đình. Trước hết thế nào là gia đình? Tình cảm gia đình? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Nó là cái nôi nền tảng để hình thành nhân cách con người. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, đáng ngợi ca và trân trọng. Đối với mỗi con người, tình cảm ấy vô cùng trân quý. Bởi lẽ chính nó là điểm tựa của ta. Mỗi khi ta đau ốm hay thất bại, gia đình chính là nơi ta tìm đến đầu tiên. Hơn thế nữa, tình cảm gia đình còn sưởi ấm tâm hồn ta. Giúp tâm hồn ta thêm rộng mở và giàu đẹp. Bên cạnh đó, tình cảm ấy chính là động lực to lớn giúp ta đứng lên sau mỗi thất bại, giúp ta vượt qua khó khăn, dông tố trên đường đời. Thật vậy, tình cảm ấy thật cao quý đến nhường nào. Ấy vậy mà cạnh bên những người không ngừng gìn giữ tình yêu giữa các thành viên trong gia đình vẫn còn những kẻ đi phá hoại hạnh phúc gia đình. Thật là đáng xấu hổ. Qua đây, mỗi chúng ta hãy ra sức tạo lập và phát huy tình cảm gia đình, có như vậy, gia đình mới hạnh phúc, sum vậy. Đất nước nhờ đó mà cũng phát triển bền vững bởi gia đình chính là cầu nối của xã hội. 

5 tháng 7 2021

a, Tham khảo nha em:

Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây – Bếp lửa” (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

b, Từ láy: chờn vờn

Những từ láy này cho em thấy bếp lửa luôn được bà thắp sáng, dù là ngày hay đêm

c, 

Tham khảo nha em:

Câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” gợi lên hình ảnh bếp lửa và tình bà cháu trào dâng một cảm xúc mãnh liệt, thương người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh “biết mấy nắng mưa”.

●    Cụm từ “biết mấy nắng mưa” là những vất vả, trắc trở bà phải vượt qua để nuôi đứa cháu trưởng thành. Người bà âm thầm, chịu đựng những vất vả mưa nắng ở đời để nuôi dạy cháu.

●    Động từ “thương” gợi lên tình cảm, sự thấu hiểu và biết ơn của cháu đối với những vất vả bà đã trải qua để nuôi mình.

d, 2 bài thơ là:Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹNói với con
27 tháng 3 2021

Trong thời đại hiện nay,kĩ năng quản lí thời gian là một kĩ năng vô cùng cần thiết và đặc biệt là đối với các bạn trẻ với rất nhiều sự lựa chọn, không chỉ công việc mà còn những lựa chọn khác trong cuộc sống như học tập, vui chơi và mở rộng giao lưu. sinh viên,học sinh .....mọi người,mọi ngành nghề đều cần có kĩ năng này.Vậy quản lí thời gian là gì? Quản lý thời gian là quá trình lên kế hoạch và tổ chức thời gian cho từng hoạt động cụ thể, chi tiết từng bước cho đến khi hoàn thành mọi mục tiêu đề ra.Mỗi người chúng ta đều được sống 24h một ngày như nhau nhưng không phải ai cũng biết cân bằng thời gian và sắp xếp công việc hợp lí.Biết cách quản lí thời gian ta sẽ giúp làm tăng năng suất công việc,tránh tình trạng căng thẳng và quá tải trong công việc,tránh lưỡng lự khi đưa ra quyết định,giúp hoàn thành công việc mà cuộc sống trở nên có ý nghĩa.Việc quản lý thời gian hàng ngày thường không dễ dàng với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, việc tạo thói quen sắp xếp thời gian có ảnh hưởng lớn tới thành công của mỗi người. Vậy lý do gì khiến chúng ta luôn thất bại trong việc sắp xếp các lịch trình chu đáo?Nếu bạn không biết cách quản lí thời gian, nguyên nhân là vì bạn đã mắc phải một số việc sau: không lên kế hoạch trước,không viết lại mọi thứ,dễ bị phân tâm,luôn trì hoãn mọi việc,không đặt ra mục tiêu,dành quá nhiều thời gian trước màn hình máy tính,luôn vội vàng.Môt số tấm gương điển hình của những người có kĩ năng quản lí thời gian,ko thể ko kể đến Cựu Phu nhân Đệ nhất nước Mỹ Michelle Obama  cân bằng thời gian cho bản thân bên cạnh việc tham gia các hoạt động nghĩa vụ khác của Nhà Trắng, hay Richard Charles Nicholas Branson là một ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư, và nhà từ thiện người Anh. "Có quá nhiều người đặt nặng việc phải làm gì, mà không dành thời gian để suy nghĩ và cảm nhận", Branson viết trên trang blog cá nhân.Và, Herjavec cũng đảm bảo mình bắt đầu một năm thành công bằng cách lên lịch trước cho tất cả các hoạt động: "Hãy cố gắng lên lịch trước cho cả một năm và theo sát những kế hoạch đã được đặt ra". Bên cạnh đó,vẫn còn có rất nhiều người trg chũng ta còn chưa có kĩ năng này,nhưng chúng ta chắc chắn có thể học đc nó bằng cách như Xác định mục tiêu,lên kế hoạch cho những việc cần làm,sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên,tổng kết lại công việc và để làm đc nhx điều đó ta cần có tính kỉ luật và thói quen tốt,sự tập trung, Lên thời gian cụ thể cho công việc,sắp xếp nơi làm việc khoa học. Khi bạn là người có mục tiêu, biết sắp xếp công việc một cách khoa học bạn sẽ cảm thấy quỹ thời gian như được nới rộng hơn. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tự kiểm lại bản thân một cách nghiêm khắc để xem mình đã quản lý thời gian như thế nào, có hiệu quả hay không, đã bị lãng phí thời gian vì những lý do gì… Khi đó bạn sẽ biết mình cần phải làm gì để không đánh mất thời gian vàng ngọc nữa.

 
8 tháng 11 2019

Mặc dù sáng tác cách nhau gần10 năm nhưng nổi bật trong hai bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thương con, thương cháu và yêu đất nước trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.

Trong bài thơ “Bếp lửa”, tình bà cháu đã được thể hiện qua hình ảnh bếp lửa. Khi “mẹ cùng cha công tác bận không về” thì người cháu phải “ở cùng bà”. Mặc dù cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng bà vẫn quyết tâm, lo lắng cho cháu, vẫn “kể cháu nghe” truyện, vẫn “chăm cháu học”, vẫn “dạy cháu làm”. Ngay cả khi “giặc đốt làng”, bà cũng “dặn cháu đinh ninh”  rằng nếu “có viết thư chớ kể này kể nọ”. Tình cảm của bà dành cho cháu gắn liền với những hy sinh thầm lặng của bà cho cách mạng, cho đất nước, thể hiện tình yêu cháu cũng như tình yêu đất nước sâu sắc. Hình ảnh ấy của người bà luôn được người cháu ghi nhớ từ khi còn nhỏ, cho tới khi đã lớn vẫn nhớ ơn bà của mình.

Nếu trong bài thơ “Bếp lửa” thể hiện tình cảm của bà qua hình ảnh bếp lửa thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm qua bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” lại bộc lộ tình cảm của người mẹ Tà Ôi qua những công việc và ước mơ của người mẹ. Cho dù phải “giã gạo”, “tỉa bắp”, phải “chuyển lán”, “đạp rừng” hay phải “giành trận cuối”, người mẹ Tà Ôi vẫn luôn địu con trên lưng. Tình yêu con của người mẹ đã được gắn liền với tình yêu “bộ đội”, tình yêu “làng đói” và tình yêu “đất nước”. Cùng với đó, những ước mong của mẹ từ việc mong con khoẻ mạnh rồi đến giàu có, sau cùng là sống trong đất nước tự do cũng đã thể hiện tình yêu con cũng như khát vọng tự do sâu sắc. Đặc biệt, bằng nghệ thuật ẩn dụ, hai câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi ; Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sử dụng để nói về tình cảm tha thiết của mẹ dành cho con. Người con chính là một thứ thiêng liêng, là nguồn sống và là niềm hy vọng của người mẹ Tà Ôi, là người mà mẹ luôn hy sinh và gửi gắm khát vọng.

  Như vậy, trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, qua bài thơ “Bếp lửa” và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, hai nhà thơ Bằng Việt và Nguyễn Khoa Điềm đã nêu bật lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn thương yêu, gửi gắm khát vọng cho con cháu gắn liền với tình yêu cách mạng, tình yêu đất nước.

mk sao chép trên google á

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Gia đình- chỉ một từ giảng đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ăm áp. Gia đình chính là nơi nâng niu, chăm sóc, dưỡng dục ta. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người. tình yêu thương mà gia đình dành cho ta chính là "sợi dây" tình cảm thiêng liêng nhất. Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm đc gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.

Chúc bạn học tốt

23 tháng 11 2021

Em tham khảo:

     Tình cảm gia đình là một nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ, đã có rất nhiều tác phẩm làm xúc động lòng người về đề tài thiêng liêng này. Bài thơ Bếp lửa của tác giả cũng viết về đề tài này, thắp sáng tình cảm bà cháu. Đặc biệt là qua ba câu thơ: “Rồi sớm, rồi chiều lại bếp lửa bà nhen/ Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa luôn chứa niềm tin dai dẳng…” Ta thấy qua những vần thơ giản dị, từng từ, chữ của tác giả-người cháu xa nhà, đãgợi ra sự hi sinh tần tảo của bà. Ba câu thơ như một nốt nhấn, một điệp khúc khó quên trong bản tình ca về bà cháu đầy thiêng liêng mà cao quý. Hình ảnh ngọn lửa tỏa sáng trong câu thơ có sức truyền lan tỏa, có một sự truyền cảm mạnh mẽ. giữa những mất mát đau thương, bà vẫn là người ngày ngày nhóm bếp lửa chất chứa bao nét đẹp ý nghĩa, sự tinh tế, bình dị, đơn sơ và tình yêu thương của bà với cháu. “Rồi sớm, rồi chiều” bà vẫn nhóm lên ngọn lửa như nhóm trong lên trong người cháu một tình cảm rộng lớn ấp ủ bằng tình thương bao la dạt dào suốt cuộc đời bà dành cho cháu. Bếp lửa của tình thương gia đình, quê hương giờ đây đã trở thành một “ngọn lửa” mang đậm giá trị biểu tượng. lời thơ thủ thỉ, dịu êm mà sao tiếng lòng của người thi sĩ như có sức mạnh thần kì làm cho người đọc thấy con tim mình như có lửa bùng lên. “Một ngọn lửa” luôn luôn có sẵn trong lòng bà, luôn ấp ủ, lo toan. “Một ngọn lửa’ chứa niềm tin cháy rực trong lòng cháu mang theo bao cảm xúc không thể nói hết mà phải dùng dấu chấm lửng để lại bao suy tư trong lòng người đọc. Bà đã để lại cho cháu không phải là một giá trị vật chất thông thường mà là một kho tàng quý giá của yêu thương. Hình ảnh người bà giờ đây thật là cao quý, bà hiện thân cho vẻ đẹp thiêng liêng của người giữ lửa, người truyền lửa muôn đời.

8 tháng 4 2021

Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lạikhi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. ... Đó  biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

11 tháng 5 2021

Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. Nhắc đến bà là nghĩ đến những “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" nhưng bà vẫn tảo tần thay con nuôi dạy cháu. Dù những năm đói nghèo cực nhọc “đói mòn đói mỏi” hay những tháng năm cách mạng bùng lên bà vẫn sớm sớm chiều chiều “bếp lửa bà nhen” để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thẩn kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

21 tháng 1 2021

Có thể nói trong bài thơ " Bếp lửa" là hai hình ảnh luôn gắn bó với nhau đó là hình ảnh người bà và bếp lửa. Có tới mười lần tác giả nhắc tới bếp lửa và hiện diện cùng bếp lửa là ng bà. Người phụ nữ VN với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương. Bếp lửa là tình bà ấm nóng. Bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn, gian khổ đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên niềm vui,sự sống, niềm yêu thương dành cho con cháu, mọi người. Vì thế nhà thơ đã cảm nhận đc trong hình ảnh bếp lửa bình dị sự kì diệu, thiêng liêng. Bởi vậy từ hình ảnh bếp lửa bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng. Như thế bà ko chỉ là ng nhóm lửa, giữ lửa mà còn là ng truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương và niềm tin cho các thế hệ.