Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
a. Giống nhau:
- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945.
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
- Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.
- Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
b. Khác nhau:
- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.
- Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.
Câu 2:
Bài làm
Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý. Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách. Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu. Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo. Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính: — Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy? — Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói: — Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ? Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói: — Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sông một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá - Tôi tự dằn vặt bản thân mình. Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về. Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chê được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ. Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả. Tôi ra về, trong lòng thầm nghĩ sẽ trân trọng mảnh vườn cha tôi để lại suốt đời, tôi sẽ không bao giờ bán đi một tấc đất nào vì nó là mồ hôi, công sức và cả cuộc sống của cha để lại cho tôi. Tôi sẽ lập nghiệp ở chính nơi đây, sẽ cưới vợ, sẽ làm lụng chăm chỉ và sẽ luôn tiếp tục hướng về tương lai tốt đẹp để cha có thể mỉm cười dưới suối vàng. “Cha ơi, cha hãy luôn theo dõi con, phù hộ cho con, cha nhé!”.
a. Giống nhau:
- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.
- Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
b. Khác nhau:
- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.
- Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.
a, Khi muốn truyền đạt một vấn đề nào đó cho cấp dưới, cho mọi người nhằm phổ biến nội dung thì người ta dùng văn bản hành chính.
b, Mỗi văn bản có mục đích riêng:
- Mục đích thông báo nhằm phổ biến một nội dung
- Mục đích đề nghị nhằm đề xuất một nội dung, yêu cầu
- Mục đích của báo cáo là để thông tin trình bày cho cấp trên biết
c, Ba loại văn bản này có sự giống nhau ở cách thức trình bày, cụ thể là về hình thức với các mục đích và trình tự giống nhau.
d, Những loại văn bản tương tự: biên bản, hợp đồng, giấy chứng nhận, đơn từ, điện chúc mừng, hỏi thăm…
- Các cước chú (“tam bản”, “chài”) và tài liệu tham khảo trong văn bản có mục đích giải thích, chú thích rõ ràng hơn về các thuật ngữ cũng như nguồn gốc của thông tin, tạo sự tin cậy cho người đọc.
- Em thấy không cần cước chú thêm từ ngữ, kí hiệu khác trong văn bản vì cước chú trong văn bản đã quá đầy đủ và rõ ràng.
1)
Đọc truyện, điều dễ nhận thấy là giữa lời nói và hành động của Thuỷ bộc lộ những mâu thuẫn rõ rệt khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: trong suy nghĩ, Thuỷ không muốn chia rẽ hai con búp bê, nên Thuỷ vừa ngạc nhiên vừa giận dữ "Sao anh ác thế!" đã lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh. Để giải quyết được mâu thuẫn ấy, chỉ có một cách duy nhất là bố mẹ các em không xảy ra việc chia tay. Nhưng thực tế thật là nghiệt ngã. Cuộc chia tay của người lớn đã để lại hậu quả đau đớn cho các em. Cuối truyện, Thuỷ đã để lại con Vệ Sĩ. Đây là chi tiết có tính cao trào, đặc sắc, giàu ý nghĩa nhân văn của truyện.
2)Thành nhường hét dò chơi cho e(an ủi e)
3)Trẻ e có quyenf dc di học và giao dục nhân cách
Đề bài :
trong truyện lão hạc của nam cao có đoạn
hôm sau lão hạc sang nhà tôi .Vừa thấy tôi lão bảo ngay
Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ
Cụ bán rồi ?
lão cố tỏ ra vui vẻ Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước mắt .Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc ...
qua chi tiết đó nêu suy nghĩ về lão hạc
Vì sao việc mua bán con vàng lại dằn vặt lão như vậy? Bởi lẽ con vàng là kỉ vật của đứa con thân yêu. Cậu con trai của lão hạc vì nghèo, bị nhà gái khinh khi, thách cưới nặng đã thất tình, từ giã cha đi vào nam làm phu đồn điền cao su cho thực dân pháp. Nhìn con vàng, lão nghĩ đến chuyện con của lão mua về nuôi để đến lúc cưới vợ thì giết làm thịt.... Mặt khác, trong cảnh sống cô đơn, thui thủi nơi quê nghèo, lão hạc rất quý con vàng, xem nó là một người bạn thân, một đứa con, một đứa cháu yêu. Lão hạc thường nựng đó, gọi một cách trìu mến: cậu vàng.
Lão hạc là một con người có tấm lòng thương yêu bao la con người và loài vật nên không đành lòng bán cậu vàng. Nghĩ đến chuyện bán con vàng, lòng lão hạc se lại, lương tâm bị cắn rứt.
Thế nhưng, vì lẽ gì lão hạc phải bán con vàng? Chúng ta biết rằng, lão hạc là người nghèo khổ, nuôi bản thân mình còn chưa đủ, huống chi là nuôi thêm con vàng ăn khỏe. Lão không đủ tiền nuôi nó. Nếu cho nó ăn ít thì thật tội nghiệp làm sao! Hơn nữa, con vàng sẽ gầy đi, bán hụt tiền. Ngoài ra, lão hạc đề phòng xa, nếu lão chêt rồi thì phải có tiền lo ma chay không phải làm luỵ phiền đến láng giềng. Một lí do nữa, là sọ' tiêu xài hết phần tiền bòn vườn. Số tiền nhỏ nhoi ấy, lão phải chắt chiu dành dụm đê khi con trở về sẽ có tiền cưới vợ.
Chính vì các nguyên nhân trên mà lão hạc đi đến quyết định bán cậu vàng. Qua những chi tiết đó, chúng ta thấy lão hạc là một con người nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm và giàu lòng tự trọng. Lão hạc rất đau lòng vì con trai không được hạnh phúc trên bước đường tình. Lão hạc sẵn sàng kết liễu tính mạng mình để cho con giảm bớt gánh nặng của kiếp nghèo. Mặt khác, lão hạc từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão biết rằng ông giáo là người cùng hoàn cảnh với mình. Lão âm thầm tìm đến cái chết bi thảm bằng bả chó trong sự ngạc nhiên của mọi người. Hàng xóm không bao giờ thấy mình bị lão làm phiền. Trái lại, họ rất thương yêu, xót xa trước sự ra đi vĩnh viễn của lão.
Lão hạc không như một số nhân vật khác trong truyện của nam cao. Chí phèo trong truyện chí phèo từ một anh nông dân hiền lương, bỗng phút chôc biến thành con quỷ dữ của làng vũ đại. Chí phèo chuyên nhậu say be bét rồi rạch mặt ăn vạ làm khổ xóm làng. Thậm chí, chí phèo bán cả linh hồn và diện mạo của mình chỉ vì rượu. Xã hội và mọi người chối bỏ, không cho chí phèo làm người lương thiện. Hắn đau đớn vật vã rồi tự kết liễu cuộc đời mình sau khi đâm chết kẻ thù là bá kiến. Chí phèo chết đi làm cho mọi người thở phào nhẹ nhõm vì trút được mối lo bị quấy rầy, phiền phức. Binh chức hay năm thọ không chịu nổi thiếu thốn vật chất, sẵn sàng đi ăn trộm, cướp giật, bán cả nhân cách, sống trong sự dè bỉu, khinh rẻ của mọi người. Ngay đến cả bà cái ***** trong truyện một bữa no của nam cao tuy là con người lương thiện, rất yêu thương con cháu nhưng không chịu được cái đói cào cấu ruột gan đã chịu hạ mình kiếm sống trước sự hắt hủi,lăng nhục của mụ phó thụ. Sau đó, vì ăn quá no đã chết trong ánh mắt xem thường của bọn nhà giàu này.
Có thể nói rằng, lão hạc là một hình tượng đẹp trong đau khổ. Càng sống trong đau khổ, nhân cách của lão hạc càng rực sảng lạ thường.
Tóm lại, trong nền văn học việt nam hiện đại, có rất nhiều tác phẩm văn xuôi viết về tình mẹ con làm rung động biết bao con tim. Thế nhưng, số lượng tác phẩm viết về tình phụ tử hãy còn khiêm tốn, dè dặt. Bởi vậy, truyện ngắn lão hạc của nhà văn nam cao đã giúp chúng ta cảm và hiểu một cách sâu sắc hơn về tấm lòng của người cha đối với con, đồng thời nuôi dưỡng, bồi đắp cho tâm hồn chúng ta những tình cảm lành mạnh, thiêng liêng, bất tử. Ngoài ra, tác phẩm lão hạc còn gợi cho chúng ta thêm nhiều suy nghĩ về một nhân sinh quan đẹp đẽ, cao thượng mà nhà văn nam cao đã gửi gắm qua hình tượng nhân vật lão hạc. Chúng ta hãy sàng lọc và phát triển nhân sinh quan ấy thêm một bước nữa trong cuộc đời thực.
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể :
- Là một người vợ giàu tình thương: Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế.
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng .
* Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở:
- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng)
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trớc cách mạng :
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.
* Lão Hạc : Số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.
c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm:
- Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người.
- Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất…
3/ Kết bài : Khẳng định lại vấn đề.
1/ Mở bài Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.
2/ Thân bài :
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của ng¬ời nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể :
- Là một người vợ giàu tình thương: Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế.
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng .
* Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở:
- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng)
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trớc cách mạng :
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.
* Lão Hạc : Số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.
c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm:
- Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người.
- Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất…
3/ Kết bài : Khẳng định lại vấn đề.
tham khảo
a. Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7:
Loại văn bản | Đặc điểm nổi bật |
Nghị luận | Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội - Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. - Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm |
Thông tin | - Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng. |
b. Có thể thấy điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là các văn bản đều tập trung viết về tác giả tác phẩm, liên quan đến những nội dung đã học trong mỗi lớp.
Ví dụ:
Lớp | Bài nghị luận văn học | Bài đọc hiểu liên quan |
Lớp 6 | - Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh). - Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu) - Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị) | - Trong lòng mẹ (Hồi kí của Nguyên Hồng) - Ca dao Việt Nam - Truyền thuyết Thánh Gióng |
Lớp 7 | - Ông Đồ - Vũ Đình Liên - Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh - Hội thổi cơm thi (Theo dulichvietnam.org.vn) - … | - Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) - Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Đinh Trọng Lạc) - Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang) - … |
Về nghị luận xã hội, cả Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 đều tập trung yêu cầu HS bàn về một vấn đề của đời sống, thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với HS.
Lớp | Bài nghị luận xã hội | Vấn đề của đời sống |
Lớp 6 | - Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du). - Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn) - Tại sao nên có vật nuôi trong nhà (Thùy Dương) | Môi trường xung quanh cuộc sống con người (động vật, nước uống, vật nuôi, …) |
Lớp 7 | - Thiên nhiên và con người con truyện “Đất rừng Phương Nam” (Bùi Hồng) - Tiếng gà trưa - Ca Huế - … | Tinh thần yêu nước, đức tính giản dị của con người |
c. Sự khác nhau của văn bản thông tin ở hai lớp về cả nội dung đề tài và hình thức văn bản.
Ví dụ:
Lớp | Nội dung đề tài | Hình thức văn bản |
Lớp 6 | - Về một sự kiện (lịch sử) - Về một sự kiện (văn hóa, khoa học, ..) | - Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian - Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả |
Lớp 7 | - Về việc giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi. | - Thuật lại theo trật tự không gian, thời gian. |
- Điểm giống nhau của hai bài thơ :
+ Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc.
+ Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.
+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.
- Sự khác nhau :
+ Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
2 văn bản này là thơ trung đại.
*Giống nhau:- Cả hai bài đều thể hiện khí phách, bản lĩnh của dân tộc ta.
-Cả hai đều diễn đạt ý tưởng và giống hau ở giọng điệu chắc nịch, cô đúc.Trong đó cảm xúc nằm bên trong lí tưởng.
*Khác nhau:
Sông núi nước nam | Phò giá về kinh |
- Nêu cac chân lí vĩnh viễn, lớn lao nhất, thiêng liêng nhất: Nước Nam là của người Nam, không ai được xâm phạm, xâm phạm sẽ bị chuốc lấy bại vong. | Thể hiện khí thế chiến thắng giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc và bày tỏ khát vọng xây dựng phát triển cuộc sống trong hòa bình với niềm tin đất nước bền vững muôn đời. |
Chúc bạn học tốt
2/ Thành kinh ngạc bởi trong khi tâm hồn mình đang diễn ra những mất mát, đớn đau quá lớn (mất mái ấm gia đình, phải chia tay đứa em gái nhỏ) thì cuộc đời ngoài kia vẫn trôi bình thản. Chi tiết này cho thấy sự hụt hẫng, cô đơn của nhân vật. Nó tác động mạnh vào ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta trước những người xung quanh và trước cuộc sống của cộng đồng.
Không chắc chắn lắm
a. Giống nhau:
- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 - 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.
- Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
b. Khác nhau:
- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.
- Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng ...
a. Giống nhau:
- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.
- Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
b. Khác nhau:
- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.
- Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.