Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
_ Tế bào con lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia tạo thành 2 tế bào con. Đó là sự phân bào
_ Quá trình phân bào đầu tiên hình thành 2 nhân, tách xa nhau, không bào chia nhỏ, sau đó chất tế bào phân chia, xuất hiện vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con
_ Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia
_ Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển
đia phương bạn có cây nào thì kể thôi mỗi người 1 nơi mà ko có kể bựa vài cây
11. Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp :
- C6H12O6 + 6O2 => 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)
Hô hấp là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống, trong đó các phân tử carbonhidrat bị phân giải thành CO2 và nước, đồng thời giải phóng năng lượng, một phần năng lượng được tích luỹ trong ATP.
7)Có 3 loại thân:
Thân đứng: có 3 dạng
- Thân gỗ: cây phượng, cây nhãn,..
-Thân cột: cây dừa, cây cau,...
-Thân cỏ: cây lúa,...
Thân leo: có 2 cách leo
- Leo bằng tua cuốn: cây mướp, cây bầu,...
- Leo bằng thân quấn: cây mồng tơi,...
Thân bò: cây rau má,..
8) Các loại rễ biến dạng:
-Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả.VD: cây sắn
-Rễ móc: giúp cây leo lên.VD: cây trầu không
-Rễ thở: giúp cây hô hấp trong không khí.VD: cây bụt mọc
-Giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ.VD: cây tầm gửi
Các loại thân biến dạng
-Thân củ: dự trữ chất dinh dưỡng. VD: củ khoai tây,...
-Thân rễ ; dự trữ chất dinh dưỡng.VD: củ gừng,...
-Thân mọng nước: dự trữ nước và quang hợp.VD: cây xương rồng
Các loại lá biến dạng:
- Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ở lá.VD: cây xương rồng,...
- Lá biến thành tua cuốn, tay móc: Móc vào trụ bám, giúp cây leo lên .VD: Cây đậu Hà Lan, cây mây,…
1/ Trong hoạt động sống của cây, giữa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng. Hoạt động của mỗi cơ quan đều phải nhờ vào sự phối hợp hoạt động của các cơ quan khác, khi một cơ quan tăng cường hoặc giảm hoạt động đều ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác và của toàn bộ cây
VD: Nếu quá trình thoát hơi nước qua lá tiến triển chậm sẽ ko tạo ra được lực hút làm cho nước và muối khoáng hòa tan ko vận chuyển được từ rễ lên lá dẫn đến toàn bộ cây thiếu nước và muối khoáng sẽ bị chậm phát triển.
2/ Cây có hoa có 6 cơ quan và chức năng của chúng là:
- Hoa : Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Quả : Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
- Hạt : Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
- Rễ : Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
- Thân : Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.
- Lá : Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước
3/ Trong 1 cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ đã tạo cho cây thành 1 thể thống nhất.
Ví dụ: khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nước của rễ cũng giảm, sự quang hợp của lá yếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thân ,rễ; nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tới sự ra hoa, kết hạt và tạo quả
- Chúng giống nhau ở đặc điểm chứa nhiều lục lạp. Đặc điểm này phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng. Khác nhau: về hình dạng, cách sắp xếp, số lượng lục lạp ở mỗi tế bào.
- Lớp TB thịt lá sát với biểu bì mặt trên có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ. Lớp TB thịt lá sát với biểu bì mặt dưới có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chứa và trao đổi khí.
Đáp án của mình :
STT : 1 : Xương rồng :
- Đặc điểm hình thái của lá biến dạng : Gai nhọn.
- Chức năng của lá biến dạng : Giảm sự thoát hơi nước .
- Tên lá biến dạng : Lá biến thành gai.
STT : 2 : Lá đậu Hà Lan :
- Đặc điểm hình thái của lá biến dạng : Lá có dạng tua cuốn.
- Chức năng của lá biến dạng : Giúp cây leo lên.
- Tên lá biến dạng : Tua cuốn.
STT : 3 : Lá mây :
- Đặc điểm hình thái của lá biến dạng : Lá có ngọn dạng tay móc.
- Chức năng của lá biến dạng : Giúp cây leo lên.
- Tên lá biến dạng : Tay móc.
STT : 4 : Củ dong ta :
- Đặc điểm hình thái của lá biến dạng : Lá có dạng vảy mỏng màu nâu nhạt.
- Chức năng của lá biến dạng : Che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ.
- Tên lá biến dạng : Lá vảy.
STT : 5 : Củ hành :
- Đặc điểm hình thái của lá biến dạng : Bẹ lá phình to thành vảy dày màu trắng.
- Chức năng của lá biến dạng : Chứa chất dự trữ.
- Tên lá biến dạng : Lá dự trữ.
STT : 6 : Cây bèo đất :
- Đặc điểm hình thái của lá biến dạng : Trên lá có nhiều lông tuyến tiết chất dinh dưỡng.
- Chức năng của lá biến dạng : Bắt và tiêu hóa mồi.
- Tên lá biến dạng : Lá bắt mồi.
STT : 7 : Cây nắp ấm :
- Đặc điểm hình thái của lá biến dạng : Gân lá phát triển thành bình có nắp đậy.
- Chức năng của lá biến dạng : Bắt và tiêu hóa mồi.
- Tên lá biến dạng : Lá bắt mồi.
Bạn thông cảm!!!Vì mình không biết kẻ bảng nên phải viết như vậy!!!
STT | Tên vật mẫu | Đặc điểm hình thái của lá biến dạng | Chức năng của lá biến dạng | Tên lá biến dạng |
1 | Xương rồng | gai nhọn | giảm sự thoát hơi nước. | lá biến thành gai |
2 | Lá đậu Hà Lan | lá chét biến thành tua cuốn | giúp cây leo lên. | tua cuốn |
3 | Lá mây | tay móc | giúp cây leo lên. | tay móc |
4 | Củ dong ta | dạng vảy mỏng màu nâu nhạt,phủ trên thân rễ | che chở,bảo vệ cho chồi của thân rễ. | lá vảy |
5 | Củ hành | Bẹ las phình to thành vảy màu trắng | chứa chất dự trữ. | lá dự trữ |
6 | Cây bèo đất | Lá có nhiều lông tiết ra chất dính | bắt và tiêu hóa ruồi. | lá bắt mồi |
7 | Cây nắp ấm | gân chính của một số lá kéo dài thành bình có nắp đậy | bắt và tiêu hóa sâu bọ chui vào bình. | lá bắt mồi |
Chúc bạn học tốt!
la cua moi loai cay da bien doi hình thái thích hợp với các chức năng khác trong những hoàn cảnh khác nhau