Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phép tu từ chủ yếu trong đoạn văn là phép nhân hoá (mưa, mặt đất, cây) đã làm cho cảnh vật được miêu tả trở nên sinh động, có hồn, gần gũi với con người. Nhờ vậy đoạn văn đã gợi lên được một triết lí sống “Uống nước nhớ nguồn.”. (Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả một mùa hoa thơm trái ngọt)
b)Tính liên kết của đoạn văn:
*Liên kết về nội dung:
-Các câu trong đoạn văn cùng phục vụ chủ đề đoạn văn là: Mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời. (liên kết chủ đề)
-Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. (liên kết lôgíc)
*Liên kết hình thức:
-Phép lặp: Mưa mùa xuân, mưa, mặt đất
-Phép đồng nghĩa, liên tưởng:
+Mưa, hạt mưa, giọt mưa
+Mặt đất, đất trời
+Cây cỏ, cây nhánh lá, mầm non, hoa thơm, trái ngọt
-Phép thế: cây cỏ - chúng
-Phép nối: Và
1.
* Đoạn trích sử dụng PTBĐ: Miêu tả.
* BPTT được sử dụng:
- So sánh: mưa xuân như nhảy nhót
- Nhân hóa: Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới, Mặt đất kiệt sức, âu yếm hạt mưa, cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Vỏ cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
2. Tác dụng:
- Việc sử dụng phép nhân hóa, so sánh khiến cho sự vật được miêu tả trở nên sinh động, khiến cách diễn đạt được uyển chuyển hơn. Hơn nữa, các sự vật vốn vô tri cũng được gán cho những tính cách và suy nghĩ, cách sống của con người nhằm gửi gắm thông điệp: thế giới cây và thế giới người nên sống ân nghĩa, thủy chung, biết đền đáp.
3. Nội dung đoạn trích: Thông qua việc miêu tả làn mưa xuân đem đến sự sống tươi mới cho vạn vật, đoạn trích còn gửi gắm bài học về lối sống ân nghĩa thủy chung. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
các biện pháp tu từ:
Nhân hoá:mưa mùa xuân xôn xao .=>đã làm cho cảnh vật được miêu tả trở nên sinh động, có hồn, gần gũi với con người. Nhờ vậy đoạn văn đã gợi lên được một triết lí sống “Uống nước nhớ nguồn.”.
Từ láy: xôn xao, phơi phới .
=> diễn tả mưa như có hồn, đem sức sống mãnh liệt như con người .
So sánh: như nhảy nhót.
=>diễn tả sự tinh nghịch, nhanh nhảu mưa mùa xuân.
Nhân hoá + ẩn dụ: cây trả nghĩa cho mưa.
=>gợi ra đạo lý, nhắc nhở ta phải biết đền ơn đáp nghĩa, gợi ra đạo lý uống nước nhớ nguồ
Câu có sử dụng biện pháp tu từ :
+ Đó là sự bâng khuâng, gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất luc nào cũng phập phồng như muốn thở dài vì bẩn khẩn, xốn xa --->
So sánh
TD : Tăng sức gợi hình cho sự diễn đạt ( mặt đất )
+ Hoa xoan rất nhớ nhung xuống cỏ ướt đẫm ---> Nhân hóa
TD : Làm cho sự vật có hành động như con người ( nhớ nhung ) , giúp ta cảm nhận được sự gần gũi , thân thiết của sự vật
- Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
- Biện pháp tu từ:
- Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang, hoa xoan nhớ nhung.
- So sánh: mặt đất như muốn thở dài.
- Phân tích:
- Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
- Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
- Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.
- Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
1 Bài làm
a) Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là : tự sự
b) Biện pháp tu từ dùng trong bài văn trên là : so sánh ; nhân hóa ; điệp từ ; điệp ngữ
c) Tác dụng của các biện pháp tu từ trên là :
- Điểm tô cho bài văn về cảnh vật nơi đây thêm phong phú ; đa dạng. Nhằm mục đích nhấn mạnh vẻ đẹp hiền dịu ; trong lành trong đoạn thơ trên. Ngoài ra chúng còn thể hienj được sự êm đềm ; thanh khiết trong một đêm trăng rằm ở quê hương
Liệt kê: những cánh rừng rậm bạt ngàn, những cánh đồng cỏ xanh mướt, những dòng sông trong xanh thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những đại dương bao la huyền bí
=> Tác dụng: cho thấy sự đa dạng của các môi trường trên trái đất.
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu văn sau : " mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy , âu yếm đón những hạt mưa xuân ấm áp , trong lành. đất trời lại dịu mềm , lại cần mẫm tiếp nhựa cho cây cỏ."
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu văn trên là:
+ Nhân hóa: ấu yếm, cần mẫm.
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nhấn mạnh, khẳng dịnh sự âu yếm, chăm sóc của mưa đối với mặt đất, thiên nhiên.
Chúc bạn học tốt!