Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
c)Giải thích từ "lỗ hổng "trong đoạn văn:
có nghĩa là những khuyết điểm , sự thiếu hụt về một cái gì đó , vấn đề nào đó,..
d)"Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.”Em có đồng tình với ý kiến này ko?Vì sao?
Em đồng tình với ý kiến này
Vì điều mà tác giả nói là hoàn toàn hợp lý và đúng đắn.
a. Phương thức biểu đạt: nghị luận
b. Phép thế - "Bản chất trời phú ấy" thay thế cho "thông minh, nhạy bén với cái mới".
Phép nối - Nhưng
a, 2 phép liên kết:
Phép lặp: cái mạnh, lỗ hổng...
Phép nối: Nhưng
b, Sự cần thiết phải chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
Lớp trẻ Việt Nam phải nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam qua đoạn văn trên để rèn thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
c, Tham khảo:
a. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhiệm vụ của nền giáo dục là trang bị cho học sinh những tri thức nền tảng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt đẹp, kiện toàn năng lực, cho học sinh sẵn sàng bước vào làm việc trong cuộc sống. Sẽ không có thành công nếu không gắng sức học tập. Thế nhưng, tình trạng học sinh học chay, học vẹt, học đối phó vẫn còn phổ biến trong các trường học nước ta.
b. Thân bài
- Giải thích
- Học chay là gì?
- Học chay là học lí thuyết suông không gắn với thực hành rèn luyện kĩ năng, kiện toàn năng lực của học sinh.
- Học vẹt là gì?
- Học vẹt là học như con vẹt, chỉ biết nhai lại, bắt chước, lặp lại một cách vụng về mà không hiểu gì.
- Học chay là gì?
- Hiện trạng học chay, học vẹt của học sinh hiện nay
- Hầu hết ở các trường học, việc dạy học giáo viên thiên về trình bày bài giảng, học sinh ghi chép, ít được luyện tập, thực hành, thực tế. Học sinh vẫn còn ghi chép nhiều, ít giờ thực hành, trao đổi.
- Số phòng thực hành, thí nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu thiếu nghiêm trọng.
- Các hoạt động ngoài giờ chưa thật sự được chú ý nâng cao hiệu quả giáo dục. Học sinh vẫn học chay, học vẹt, lý thuyết không gắn với thực hành.
- Hầu hết học sinh học để lấy điểm, học để thi, học vì bằng cấp, không xem trọng việc rèn luyện kĩ năng.
- Giáo viên truyền đạt một chiều, giờ học mang tính tiếp nhận thụ động cao.
- Có thể nói, tại các trường học hiện nay, học sinh không còn hứng thú học tập, nhất là các môn khoa học xã hội, học bài nhiều.
- Nguyên nhân khiến học sinh học chay học vẹt
- Đầu tiên là do chương trình nước ta nặng về dạy học lý thuyết, ít thực hành khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng.
- Cơ sở vật chất tại các trường học chưa đảm bảo, không thể đáp ứng được yêu cầu học tập, thực hành, nghiên cứu của học sinh.
- Lực lượng giảng dạy còn khá thụ động, chưa thực sự bắt kịp sự thay đổi của thời đại.
- Tâm lí học để lên lớp, học để lấy bằng cấp của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội khiến cho học sinh chỉ học đối phó, không thật sự đam mê trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu.
- Học sinh lười biếng, đua đòi lối sống thời thượng, lơ là trong học tập.
- Nội quy và các biện pháp kỉ luật trong trường học chưa thật sự nghiêm khắc, không có tính răn đe học sinh, từ đó không thể bắt buộc các em học tập và rèn luyện hiệu quả.
- Hậu quả của lối học chay, học vẹt
- Học sinh học nhiều, học căng thẳng nhưng không hiểu bài, chất lượng giáo dục giảm sút nghiêm trọng.
- Học sinh học chay, học vẹt, làm các giờ học thụ động, nhàm chán tăng cao càng khiến cho học sinh chán nản, rời bỏ việc học.
- Phòng thực hành, phòng thí nghiệm thiếu dụng cụ khiến cho các giờ thực hành diễn ra chậm, thiếu chính xác, việc rèn luyện kĩ năng không đạt hiệu quả cao.
- Học sinh lên lớp, ra trường nhưng năng lực không tương xứng, càng học càng thấy khó. Số học sinh bỏ học hằng năm tăng cao.
- Chất lượng giáo dục thấp kém, việc đào tạo và giáo dục con người không đạt hiệu quả cao, con người khó tìm việc làm, bất mãn với cuộc sống, làm nảy sinh các tệ nạn xã hội.
- Giải pháp khắc phục học chay học vẹt
- Xây dựng chương trình giáo dục tiên tiến, bắt kịp với tri thức của thế giới đồng thời phù hợp với tình hình dạy và học ở nước ta.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học đảm bảo được yêu cầu học tập, thực hành của học sinh. Đặc biệt là các phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng vi tính,…
- Kiên quyết chống dạy chay, học chay, học vẹt trong các trường học.
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ độ ngũ giáo viên, đảm bảo năng lực giảng dạy tốt.
- Khuyến khích học sinh thi đua học tập. Thay đổi phương pháp giảng dạy, quy chế tuyển sinh và thi cử. Gia đình và xã hội cần khuyến khích học sinh say mê học tập. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng, hướng đến lý tưởng cao đẹp, phục vụ đất nước.
- Bài học nhận thức
- Nói không với hiện tượng dạy chay, học chay, học vẹt.
- Xây dựng cách học lành mạnh, tiến bộ, hiệu quả, hướng đến rèn luyện bản thân, kiện toàn năng lực, sẵn sàng làm việc xây dựng sự nghiệp cho bản thân, xây dựng quê hương đất nước.
c. Kết bài
- Không ai sinh ra đã là một thiên tài. Con người thành công là bởi biết kiên trì rèn luyện và học tập đúng cách. Học là để nhận diện tri thức, còn thực hành mới thực sự đem lại cho ta trí tuệ, sự sáng suốt và thành công.
Đoạn văn 1: móc xích(chắc vậy)
Đoạn văn 2: diễn dịch
Đoạn thứ nhất: song hành
Đoạn thứ hai: diễn dịch